Đề khảo sát chất lượng thi Tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2020 - Mã đề 001 - Trường THPT Nguyễn Đức Cảnh

Câu 10: Quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã có sự chuyển biến như thế nào?
A. Chuyển từ đối đầu sang đối thoại.
B. Hợp tác với nhau trong việc giải quyết nhiều vấn đề quốc tế lớn.
C. Từ hợp tác với nhau trong chiến tranh chuyển sang đối đầu.
D. Chuyển sang thế đối đầu và đi đến tình trạng Chiến tranh lạnh.
Câu 11: Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về vấn đề Đông Dương, nhiệm vụ đặt ra cho cách mạng nước ta là gì?
A. Tiến hành kháng chiến chống chế độ thực dân kiểu mới của Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam.
B. Xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước.
C. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
D. Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
doc 5 trang Bảo Ngọc 06/01/2024 1960
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng thi Tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2020 - Mã đề 001 - Trường THPT Nguyễn Đức Cảnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_thi_tot_nghiep_thpt_mon_lich_su_nam_2.doc

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng thi Tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2020 - Mã đề 001 - Trường THPT Nguyễn Đức Cảnh

  1. SỞ GD&ĐT THÁI BÌNH ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CÁC MÔN THI TỐT NGHIỆP THPT TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐỨC CẢNH NĂM HỌC 2019 -2020 Môn : LỊCH SỬ 12 MÃ ĐỀ: 001 Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm 05 trang) Câu 1: Ý nào sau đây phản ánh không đúng về nguyên nhân dẫn đến bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1954) ở nước ta? A. Pháp gửi tối hậu thư buộc ta phải đầu hàng B. Được Mĩ giúp sức, Pháp đã nổ súng tấn công quân ta. C. Hội nghị Phôngten nơblô thất bại. D. Những hành động phá hoại Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước Việt – Pháp (14/9/1946) của thực dân Pháp. Câu 2: Để nhận được viện trợ kinh tế của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu phải A. để hàng hoá Mĩ tràn ngập thị trường Tây Âu. B. đảm bảo các quyền tự do cho người lao động. C. hạ thuế quan đối với hàng hoá của Mĩ. D. vào liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu. Câu 3: Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc nước ta sau Hiệp định Giơnevơ (trong những năm 1954-1960)? A. Cải tạo quan hệ sản xuất. B. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh. C. Thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất. D. Hoàn thành cải cách ruộng đất. Câu 4: Nguyên nhân nào dưới đây khiến Mĩ mất dần địa vị đứng đầu thế giới về kinh tế (1973 - 1991)? A. Sự cạnh tranh mạnh mẽ của nền kinh tế Tây Âu và Nhật Bản. B. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1973. C. Tiến hành chiến tranh xâm lược và nô dịch các nước. D. Viện trợ cho các nước Tây Âu. Câu 5: Trong xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh, Việt Nam cần đề ra chiến lược phát triển đất nước như thế nào? A. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. B. Tập trung phát triển kinh tế. C. Tập trung ổn định tình hình chính trị. D. Mở rộng quan hệ ngoại giao. Câu 6: Điểm khác nhau cơ bản giữa chiến lược “chiến tranh cục bộ”(1965-1968) và chiến lược “chiến tranh đặc biệt”(1961-1965) của Mĩ tiến hành ở miền Nam nước ta là gì? A. Sử dụng lực lượng quân Mĩ, quân đồng minh của Mĩ và tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc. B. Sử dụng cố vấn Mĩ, vũ khí và phương tiện chiến tranh của Mĩ. C. Là loại hình chiến tranh thực dân mới nhằm mở rộng chiến tranh trên toàn Đông Dương. D. Là loại hình chiến tranh thực dân mới nhằm chống lại cách mạng miền Nam. Câu 7: Ý nào dưới đây thể hiện điểm tương đồng về nội dung của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về vấn đề Đông Dương và Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam? A. Các bên thừa nhận thực tế miền Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị. B. Hiệp định có sự tham gia của năm cường quốc trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. C. Thỏa thuận các bên ngừng bắn để thực hiện chuyển quân, tập kết, chuyển giao khu vực. D. Các nước đều cam kết tôn trọng những quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam.
  2. B. Từ đầu những năm 70 trở đi, trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới. C. Từ nước bại trận Nhật Bản vươn lên thành siêu cường kinh tế. D. Từ năm 1960 đến năm 1969, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 10,8%. Câu 17: Nguyên nhân cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. Áp dụng các thành tựu của cách mạng khoa học – kĩ thuật. B. Trình độ tập trung tư bản và sản xuất cao. C. Tài nguyên thiên nhiên phong phú. D. Mĩ giàu lên nhờ buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến. Câu 18: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9/1960) của Đảng ta đã xác định cách mạng miền Bắc nước ta có vai trò: A. quyết định nhất đối với sự nghiệp cách mạng cả nước. B. quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam. C. quyết định thành công của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. D. quyết định sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Câu 19: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng ta (9/1960) khẳng định mối quan hệ của cách mạng hai miền Nam - Bắc là A. hợp tác với nhau. B. hỗ trợ lẫn nhau. C. gắn bó mật thiết, tác động qua lại. D. hợp tác, giúp đỡ nhau. Câu 20: Nội dung nào dưới đây thể hiện tính nhân văn của Bộ Chính trị Trung ương Đảng ta trong việc đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam cuối năm 1974 – đầu năm 1975? A. Năm 1976, tổng khởi nghĩa giải phóng hoàn toàn miền Nam. B. Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối 1975, thì lập tức giải phóng Miền Nam trong năm 1975. C. Tranh thủ thời cơ đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hóa .giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh. D. Trong năm 1975 tiến công địch trên quy mô rộng lớn để nhanh chóng giải phóng miền Nam. Câu 21: Âm mưu của Pháp khi mở cuộc tấn công lên Việt Bắc vào thu - đông năm 1947 ở nước ta là A. tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta, nhanh chóng kết thúc chiến tranh. B. kết thúc chiến tranh trong danh dự. C. giải quyết mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán quân. D. ngăn chặn con đường liên lạc của ta với quốc tế. Câu 22: Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Đảng ta và Chính phủ đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã “tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột với quân Trung Hoa Dân quốc” là thực hiện chủ trương A. tranh thủ thời gian hòa bình để xây dựng đất nước. B. tập trung vào xây dựng chính quyền mới. C. tập trung lực lượng để đối phó với nội phản trong nước. D. tránh cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù. Câu 23: Âm mưu cơ bản của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) ở miền Nam Việt Nam là A. tiến hành chính sách “tố cộng”, “diệt cộng”, đàn áp những người yêu nước. B. dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương. C. dồn dân, lập ấp chiến lược nhằm tách nhân dân ra khỏi cách mạng. D. dùng người Việt đánh người Việt. Câu 24: Chiến thắng nào của quân dân ta từ 1954 - 1975 đã mở ra cao trào “tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam? A. Chiến thắng Ấp Bắc ở Mĩ Tho (02/01/1963) B. Chiến thắng Vạn Tường ở Quảng Ngãi (18/8/1965) C. Phong trào Đồng khởi (1959 - 1960) D. Chiến thắng trong hai mùa khô 1965 - 1966 và 1966 – 1967
  3. Câu 34: Nội dung nào là ý nghĩa quan trọng nhất của trận “Điện Biên Phủ trên không” (18- 29/12/1972) ở miền Bắc nước ta? A. Buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá Miền Bắc. B. Đánh bại âm mưu phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. C. Đánh bại âm mưu ngăn chăn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam, Lào, Căm-pu-chia. D. Buộc Mĩ ký hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam. Câu 35: Nét nổi bật của tình hình chính trị Việt Nam sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về vấn đề Đông Dương là A. quân Pháp đã rút khỏi miền Bắc . B. đất nước bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau. C. miền Bắc được hòa bình, đi lên chủ nghĩa xã hội. D. hai miền không thể tổ chức hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Câu 36: Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945? A. Trên cả nước ta còn 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp. B. Nhân dân ta mới giành được chính quyền. C. Các cơ sở công nghiệp của ta chưa kịp phục hồi sản xuất. D. Ngân sách nhà nước lúc này hầu như trống rỗng. Câu 37: Cho đoạn tư liệu sau: “Trong bất cứ tình hình nào cũng phải tiếp tục con đường cách mạng bạo lực, phải nắm vững chiến lược tiến công, kiên quyết đấu tranh trên ba mặt trận: chính trị, quân sự, ngoại giao”. (SGK Lịch sử 12, cơ bản) Đoạn trích trên là quyết định của Hội nghị nào? A. Hội nghị lần thứ 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng (1/1959). B. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21 (7/1973) C. Hội nghị Bộ Chính trị bàn về kế hoạch giải phóng miền Nam (cuối năm 1974 đầu năm 1975). D. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960). Câu 38: Thắng lợi nào của quân dân ta đã buộc Mĩ thừa nhận sự thất bại hoàn toàn trong loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ ở miền Nam? A. Hiệp định Pa-ri năm 1973. B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968. C. Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972. D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. Câu 39: Nội dung nào dưới đây là nguyên nhân khác biệt thúc đẩy sự phục hồi và phát triển kinh tế Nhật Bản so với các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật. B. Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển. C. Sự lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước. D. Chi phí cho quốc phòng thấp. Câu 40: Đảng ta đã chọn giải pháp nào sau khi Hiệp ước Hoa - Pháp (28/ 02/1946) được kí kết? A. Cầm súng đánh Pháp. B. Hòa hoãn với Trung Hoa Dân Quốc. C. Hòa để tiến. D. Đánh Pháp và Trung Hoa Dân Quốc. HẾT Mời bạn đọc cùng tham khảo