10 Đề ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2024 (Có đáp án)

Câu 14: Lực lượng xã hội nào giữ vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam trong hai thập niên đầu thế kỷ XX?
A. Công nhân. B. Nông dân.
C. Tiểu tư sản trí thức. D. Sĩ phu yêu nước tiến bộ.
Câu 15: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng xác định giai cấp nào nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam?
A. Giai cấp tư sản. B. Giai cấp nông dân.
C. Giai cấp tiểu tư sản. D. Giai cấp công nhân.
Câu 16: Cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2-1930) do tổ chức nào dưới đây lãnh đạo?
A. Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên. B. Đảng Lập hiến.
C. Việt Nam Quốc dân Đảng. D. Việt Nam nghĩa đoàn.
docx 49 trang Bảo Ngọc 06/01/2024 1740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "10 Đề ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2024 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docx10_de_on_thi_tot_nghiep_thpt_mon_lich_su_nam_2024_co_dap_an.docx

Nội dung text: 10 Đề ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2024 (Có đáp án)

  1. ĐỀ 1 ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 Môn: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề Câu 1: Chính sách kinh tế mới (1921) ở nước Nga được đề ra trong bối cảnh A. tình hình chính trị ổn định. B. đất nước chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh. C. xuất hiện hai chính quyền cùng tồn tại. D. đất nước đã hoàn thành nhiệm vụ công nghiệp hóa. Câu 2: Hạm đội Nhật bất ngờ tấn công hạm đội của Mĩ ở Trân Châu cảng (12-1941) đã buộc Mĩ phải A. lập tức ném bom nguyên tử xuống Nhật. B. tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai. C. thành lập một liên minh chống Nhật. D. kết thúc chiến tranh ở châu Á. Câu 3: Đến năm 1950, Liên Xô đã A. hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế. B. trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới. C. đi đầu trong công nghiệp vũ trụ và điện hạt nhân. D. phóng thành công vệ tinh nhân tạo. Câu 4: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới diễn ra đầu tiên ở khu vực nào? A. Nam Phi. B. Nam Á. C. Đông Nam Á. D. Mỹ Latinh Câu 5: Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có điều kiện mở rộng thành viên do A. vấn đề Campuchia được giải quyết. B. xu thế hòa hoãn Đông - Tây xuất hiện. C. xu thế toàn cầu hóa bắt đầu xuất hiện. D. Mỹ rút quân khỏi các nước Đông Dương. Câu 6: Năm 1959, quốc gia nào sau đây tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng hòa? A. Ấn Độ.B. Cuba.C. Ai Cập.D. Trung Quốc. Câu 7: Từ nửa sau những năm 70 của thế kỷ XX, điểm mới trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản là tăng cường hợp tác với A. Mĩ.B. tổ chức ASEAN.C. tổ chức EU.D. Liên Xô. Câu 8: Trong những năm 1945 - 1973, quốc gia nào sau đây triển khai chiến lược toàn cầu với một trong những mục tiêu là đàn áp phong trào giải phóng dân tộc? A. Đức.B. Mĩ.C. Nhật Bản.D. Trung Quốc. Câu 9: Từ nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX, Nhật Bản vươn lên trở thành siêu cường số một thế giới về A. tài chính.B. chính trị.C. quân sự.D. khoa học - kĩ thuật. Câu 10: Đâu là nguyên nhân khách quan giúp các nước Tây Âu hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Sự suy yếu của Liên Xô. B. Được Mĩ viện trợ kinh tế. C. Áp dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật. D. Vai trò điều tiết của Nhà nước. Câu 11: Một hệ quả quan trọng của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ là A. xuất hiện xu thế toàn cầu hóa. B. sự bùng nổ dân số. C. tình trạng ô nhiễm môi trường. D. xuất hiện các loại dịch bệnh mới. Câu 12: Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai có tác động nào sau đây?
  2. B. hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. C. chịu sự chi phối sâu sắc của Chiến tranh lạnh. D. mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử mỗi nước. Câu 25: Việc thành lập Mặt trận Việt Minh là sáng tạo của Đảng và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong công tác mặt trận vì đã A. đoàn kết các tầng lớp xã hội để giải phóng dân tộc. B. lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống Pháp-Nhật. C. kết hợp nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ quốc tế. D. coi trọng việc tịch thu ruộng đất của đế quốc và địa chủ. Câu 26: Điểm mới trong nội dung Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương (5 - 1941) so với Luận cương chính trị (10 - 1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương là gì? A. Thành lập chính quyền nhà nước công-nông-binh của đông đảo quần chúng lao động. B. Nhấn mạnh thổ địa cách mạng là cốt lõi của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ. C. Tập hợp đông đảo các giai cấp, tầng lớp trong một mặt trận dân tộc thống nhất. D. Quyết định thay khẩu hiệu cách mạng ruộng đất bằng khẩu hiệu giành độc lập dân tộc. Câu 27: Từ ngày 6-3-1946 đến trước ngày 19-12-1946, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thực hiện chủ trương nào đối với thực dân Pháp? A. Trừng trị theo pháp luật. B. Kiên quyết kháng chiến. C. Hoà để tiến. D. Vừa đánh vừa đàm. Câu 28: Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân “nhường cơm sẻ áo” nhằm giải quyết khó khăn nào? A. Tài chính. B. Giặc ngoại xâm. C. Giặc đói. D. Giặc dốt. Câu 29: Đế quốc Pháp - Mĩ thực hiện kế hoạch Nava (1953) nhằm thực hiện mục tiêu chủ yếu nào sau đây? A. Kết thúc chiến tranh trong danh dự. B. Xoay chuyển cục diện chiến tranh. C. Đẩy quân ta vào tình thế đối phó bị động. D. Dọn đường cho Mĩ từng bước thay thế quân Pháp Câu 30: So với kế hoạch Rơve năm 1949, kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi năm 1950 của thực dân Pháp được đề ra trong bối cảnh lịch sử nào sau đây? A. Mỹ đã nắm quyền điều khiển chiến tranh Đông Dương. B. Thực dân Pháp đang ở thế bị động trên chiến trường. C. Thực dân Pháp đang giữ thế chủ động trên chiến trường. D. Hầu hết các nước Đông Nam Á đã giành được độc lập. Câu 31: “Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch; khai thông biên giới Việt Trung mở đường liên lạc quốc tế; củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc”. Đó là mục đích của quân dân Việt Nam trong chiến dịch nào? A. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. B. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 C. Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950. D. Chiến dịch Thượng Lào xuân - hè năm 1953. Câu 32: Vì sao Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2-1951) được gọi là “Đại hội kháng chiến thắng lợi”? A. Đánh dấu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bước sang giai đoạn kết thúc. B. Đánh dấu thắng lợi đầu tiên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. C. Đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình trưởng thành và lãnh đạo của Đảng. D. Đánh dấu sự phát triển của phong trào cách mạng Đông Dương. Câu 33: “Chiến dịch này là một chiến dịch lịch sử của quân đội ta, ta đánh thắng chiến dịch này có ý nghĩa quân sự và ý nghĩa chính trị quan trọng” là nhận định của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi ta mở chiến dịch A. Việt Bắc thu-đông 1947. B. Biên giới thu-đông 1950.
  3. Câu 17: Đáp án D Trong giai đoạn 1919 – 1930, tổ chức chính trị đầu tiên của Việt Nam theo khuynh hướng vô sản là Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên. Câu 18: Đáp án C Một trong những điểm khác nhau cơ bản trong hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên với Việt Nam Quốc dân đảng là chú trọng tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin. Câu 19: Đáp án C Những hoạt động của tư sản dân tộc Việt Nam (1919 - 1925) mang tính chất cải lương. Câu 20: Đáp án C Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Đông Dương (1919 - 1929), Việt Nam cơ bản vẫn là nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu vì Pháp vẫn duy trì phương thức sản xuất phong kiến. Câu 24: Đáp án D Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam và cuộc nội chiến (1946 - 1949) ở Trung Quốc đều mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử các nước: chấm dứt ách thống trị, nô dịch của CNĐQ, xóa bỏ chế độ phing kiến, Câu 25: Đáp án C Việc thành lập Mặt trận Việt Minh là sáng tạo của Đảng và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong công tác mặt trận vì đã kết hợp nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ quốc tế: nhiệm vụ dân tộc là thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc, nhiệm vụ quốc tế là góp phần tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. Câu 26: Đáp án C Nếu Luận cương chính trị (10-1930) xác định động lực cách mạng là công nhân và nông dân thì điểm mới trong nội dung Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương (5 - 1941) của Đảng Cộng sản Đông Dương là tập hợp đông đảo các giai cấp, tầng lớp trong một mặt trận dân tộc thống nhất – Mặt trận Việt Minh. Câu 30: Đáp án B So với kế hoạch Rơve năm 1949, kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi năm 1950 của thực dân Pháp được đề ra trong bối cảnh thực dân Pháp đang ở thế bị động trên chiến trường. Câu 32: Đáp án C Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2-1951) được gọi là “Đại hội kháng chiến thắng lợi” vì đã đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình trưởng thành và lãnh đạo của Đảng. Đại hội đã tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của Đảng qua các chặng đường lịch sử, nêu nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới, và quyết định thành lập mỗi nước một Đảng Mác-Lênin riêng. Câu 37: Đáp án C Hai cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945-1975) đều được phát động trong điều kiện quốc tế đang có sự hoà hoãn giữa các cường quốc. Câu 38: Đáp án A Một trong những bài học kinh nghiệm từ Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương được vận dụng trong đấu tranh trên bàn đàm phán và kí Hiệp định Pari 1973 về Việt Nam là thắng lợi quân sự là yếu tố quyết định trên bàn đàm phán Câu 39: Đáp án D Đảng Cộng sản và Chính phủ Việt Nam quyết định phát động hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945 – 1975) đều xuất phát từ yêu cầu khách quan của lịch sử dân tộc. ĐỀ 2 ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 Môn: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề Câu 1: Chiến thắng nào của Hồng quân Liên Xô đã tạo nên bướcc ngoặt của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)? A. Mátxcơva (1941). B. Cuốc-xcơ (1943). C. Béc-lin (1945). D. Xtalingrát (1943). Câu 2: Nhiệm vụ nào dưới đây không được đặt ra cho cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga?
  4. C. Hiệp ước Patơnốt (1884). D. Hiệp ước Hácmăng (1883). Câu 15: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919-1929) có tác động nào sau đây đến Việt Nam? A. Tạo điều kiện cho giai cấp công nhân ra đời. B. Tạo cơ sở cho khuynh hướng tư sản bắt đầu xuất hiện. C. Quan hệ sản xuất phong kiến bị xóa bỏ hoàn toàn. D. Cơ cấu giai cấp chuyển biến sâu sắc hơn. Câu 16: Giai cấp công nhân Việt Nam hoàn toàn giác ngộ về sứ mệnh lịch sử của mình từ khi A. cuộc bãi công của công nhân Ba Son thắng lợi (1925). B. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thành lập (1925). C. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930). D. Cách mạng tháng Tám thành công (1945). Câu 17: Sự ra đời của Đông Dương Cộng sản liên đoàn (9 - 1929) cho thấy phong trào yêu nước của một bộ phận tiểu tư sản Việt Nam A. khủng hoảng về đường lối.B. chấm dứt vai trò lịch sử. C. phụ thuộc phong trào công nhân. D. chuyển sang lập trường vô sản. Câu 18: Sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929), lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc là giai cấp A. nông dân. C. địa chủ.B. tiểu tư sản.D. công nhân. Câu 19: Tổ chức chính trị nào là thành viên của Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh? A. Việt Nam Quốc dân đảng.B. Đảng Dân chủ Việt Nam. C. Đảng Thanh niên. D. Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 20: Luận cương chính trị (10-1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương có hạn chế trong việc xác định lực lượng cách mạng là do nhận thức chưa đầy đủ về A. giai cấp lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. B. vai trò của giai cấp công nhân trong cách mạng thuộc địa. C. đặc điểm của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội thuộc địa. D. quan hệ giữa cách mạng Đông Dương với cách mạng thế giới. Câu 21: Trong cuộc vận động giải phóng dân tộc (1939-1945) ở Việt Nam, đội du kích đầu tiên được thành lập là A. du kích Đình Bảng.B. du kích Ba Tơ. C. du kích Bắc Sơn. D. du kích Võ Nhai. Câu 22: Sự kiện Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945) ở Đông Dương đã tạo ra A. thời cơ tổng khởi nghĩa chín muồi. B. cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc. C. sự suy yếu trầm trọng của Pháp - Nhật. D. bước chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa. Câu 23: Thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa và quyết định những vấn đề quan trọng về chính sách đối nội, đối ngoại sau khi giành chính quyền. Đó là nội dung thể hiện trong Nghị quyết nào của Đảng? A. Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941). B. Nghị quyết của Trung ương Đảng họp ngày 13/8/1945. C. Nghị quyết của Đại hội Quốc dân Tân Trào (16-17/8/1945). D. Nghị quyết Hội nghị toàn quốc của Đảng (14-15/8/1945). Câu 24: Quyết định nào của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941) đã khắc phục triệt để một trong những hạn chế của Luận cương chính trị (10-1930)? A. Thành lập mặt trận đoàn kết các lực lượng dân tộc. B. Thành lập chính phủ công nông binh. C. Sử dụng phương pháp bạo lực cách mạng. D. Đề ra khẩu hiệu chống phong kiến, chống đế quốc.