Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Lịch sử - Mã đề 234 - Năm học 2022-2023 - Cụm trường THPT Thành phố Nam Định (Có đáp án)

Câu 12: Trong phong trào giải phóng dân tộc 1939 - 1945, nhân dân Việt Nam có hoạt động nào sau đây?
A. Đập tan kế hoạch quân sự Nava của thực dân Pháp.
B. Đập tan kế hoạch quân sự Rơve của thực dân Pháp.
C. Xây dựng các hội Cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh.
D. Đập tan kế hoạch quân sự Đờ Lát đơ Tátxinhi của thực dân Pháp.
Câu 13: Lĩnh vực nào sau đây được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định là trọng tâm trong công cuộc đổi
mới đất nước đề ra từ năm 1986?
A. Kinh tế. B. Văn hóa. C. Chính trị. D. Xã hội.
Câu 14: Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế là một trong những biểu hiện của
A. Chiến tranh lạnh. B. chiến tranh kinh tế.
C. chủ nghĩa li khai. D. xu thế toàn cầu hóa.
pdf 5 trang Bảo Ngọc 09/01/2024 2860
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Lịch sử - Mã đề 234 - Năm học 2022-2023 - Cụm trường THPT Thành phố Nam Định (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_tot_nghiep_thpt_mon_lich_su_ma_de_234_nam_hoc_202.pdf

Nội dung text: Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Lịch sử - Mã đề 234 - Năm học 2022-2023 - Cụm trường THPT Thành phố Nam Định (Có đáp án)

  1. SỞ GD & ĐT NAM ĐỊNH KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT CỤM TRƯỜNG THPT TP NAM ĐỊNH Năm học: 2022-2023 MÔN: LỊCH SỬ LỚP 12 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề Đề gồm 04 trang Mã đề thi: 234 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Năm 1975, quốc gia nào sau đây tham gia định ước Henxinki? A. Nhật Bản. B. Trung Quốc. C. Hàn Quốc. D. Mĩ. Câu 2: Ở Việt Nam, địa phương mở đầu cho cuộc “Đồng khởi” tại Bến Tre năm 1960 là A. Bình Đại. B. Giồng Trôm. C. Ba Tri. D. Mỏ Cày. Câu 3: Trong những năm 1928 - 1930, Tân Việt Cách mạng đảng hoạt động chủ yếu ở địa bàn nào sau đây? A. Hà Nội. B. Sài Gòn. C. Đà Nẵng. D. Trung Kì. Câu 4: Cuộc Tiến công chiến lược của Việt Nam trong Đông - Xuân 1953 - 1954 đã A. là trận quyết chiến chiến lược, buộc Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ. B. giúp quân dân Việt Nam giành lại được thế chủ động ở Bắc Bộ. C. đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava, buộc thực dân Pháp phải đầu hàng. D. tạo điều kiện thuận lợi cho quân dân ta mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Câu 5: Hội Duy tân do Phan Bội Châu thành lập (1904) có chủ trương nào sau đây? A. Khôi phục chế độ quân chủ chuyên chế. B. Thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam. C. Thiết lập chính thể Cộng hòa dân chủ. D. Thiết lập chính thể quân chủ lập hiến Câu 6: Một trong những biểu hiện khiến Liên Xô trở thành thành trì của cách mạng thế giới từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX là A. làm phá sản hoàn toàn Chiến lược toàn cầu của Mĩ. B. sáng lập tổ chức “Phong trào không liên kết”. C. tích cực giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa. D. thúc đẩy sự hình thành xu thế hợp tác toàn cầu. Câu 7: Từ giữa những năm 70 của thế kỷ XX, Ấn Độ đã tự túc được lương thực là nhờ tiến hành cuộc cách mạng nào sau đây? A. Cuộc “cách mạng xanh”. B. Cuộc “cách mạng nhung”. C. Cuộc “cách mạng trắng”. D. Cuộc “cách mạng chất xám”. Câu 8: Năm 1963, quân dân miền Nam Việt Nam giành thắng lợi trong trận A. Ấp Bắc (Mĩ Tho). B. Ba Gia (Quảng Ngãi). C. Đồng Xoài (Bình Phước). D. Bình Giã (Bà Rịa). Câu 9: Trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhân dân Việt Nam đã tham gia A. công cuộc cải cách ruộng đất. B. đấu tranh chính trị chống Mĩ - Diệm. C. xây dựng hậu phương miền Bắc. D. phong trào “Tuần lễ vàng”. Câu 10: Năm 1965, đế quốc Mĩ bắt đầu chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam khi đang A. bị mất ưu thế về hỏa lực. B. bị thất bại trên chiến trường. C. ở thế chủ động chiến lược. D. bị mất ưu thế về binh lực. Câu 11: Quốc gia nào sau đây là thành viên thứ sáu gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào năm 1984? A. Trung Quốc. B. Brunây. C. Ấn Độ. D. Mông Cổ. Trang 1/4 - Mã đề thi 234 -
  2. A. Quân đội viễn chinh ít, phải lấy ngụy quân làm chủ lực. B. Mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán binh lực. C. Không được bất kì quốc gia nào ủng hộ, viện trợ. D. Vũ khí chiến đấu thô sơ, lạc hậu, chậm được cải tiến. Câu 24: Từ năm 1947, Mĩ triển khai kế hoạch Mácsan nhằm thực hiện mục tiêu nào trong Chiến lược toàn cầu? A. Khôi phục và phát triển nền kinh tế các nước Tây Âu. B. Thành lập liên minh quân sự giữa Mĩ và Tây Âu. C. Khống chế và nô dịch các nước đồng minh của Mỹ. D. Tạo ra sự đối trọng với hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. Câu 25: Trên mặt trận phía Đông, trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, quân dân Việt Nam phục kích và giành thắng lợi lớn là trận A. đèo Bông Lau. B. Khe Lau. C. Đoan Hùng. D. Khoan Bộ. Câu 26: Một trong những nội dung cơ bản của Chính sách kinh tế mới (1921) ở nước Nga Xô viết là A. nhà nước nắm độc quyền toàn bộ nền kinh tế quốc dân. B. tư nhân được phép xây dựng các nhà máy có quy mô lớn. C. thay chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực. D. thi hành chính sách cưỡng bức lao động đối với nông dân. Câu 27: Nội dung nào sau đây là điểm tương đồng của tầng lớp đại địa chủ với tầng lớp trung và tiểu địa chủ ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Trở thành đồng minh của nông dân. B. Sở hữu ruộng đất ở nông thôn. C. Mâu thuẫn với tư sản mại bản. D. Trở thành đồng minh của công nhân. Câu 28: Việc Nhật đầu hàng trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) có ý nghĩa như thế nào? A. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ở châu Âu. B. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc trên toàn thế giới. C. Các nước thuộc địa kiểu mới của Nhật được giải phóng. D. Khẳng định sức mạnh quân sự của Anh, Pháp, Đức. Câu 29: Hội nghị Ianta (2 - 1945) không diễn ra trong bối cảnh nào sau đây? A. Phe đồng minh đang giành thắng lợi trên chiến trường. B. Các nước phát xít đang giành ưu thế trên mọi mặt trận. C. Các nước đồng minh lên kế hoạch phân chia ảnh hưởng. D. Chiến tranh gây nhiều hậu quả nặng nề của đối với nhân loại. Câu 30: Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về tác động của cao trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi và Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Dẫn tới sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi. B. Hình thành ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới. C. Bản đồ chính trị thế giới có những thay đổi to lớn và sâu sắc. D. Hệ thống thuộc địa và chế độ phân biệt chủng tộc sụp đổ hoàn toàn. Câu 31: Nội dung nào sau đây là hình thức đấu tranh cao nhất của phong trào cách mạng 1930 - 1931 và phong trào cách mạng 1939 - 1945 ở Việt Nam? A. Bạo lực cách mạng. B. Đấu tranh chính trị. C. Đấu tranh công khai. D. Đấu tranh hợp pháp. Câu 32: Khuynh hướng dân chủ tư sản và cách mạng vô sản ở Việt Nam đầu thế kỷ XX đều A. được du nhập vào Việt Nam qua nhiều con đường. B. được du nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc. C. không đáp ứng được yêu cầu của cách mạng Việt Nam. D. đưa cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi cuối cùng. Câu 33: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam mang tính chất dân chủ vì A. đã xoá bỏ được hoàn toàn chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến. B. đã đưa nhân dân lên địa vị người làm chủ đất nước. Trang 3/4 - Mã đề thi 234 -
  3. SỞ GD & ĐT NAM ĐỊNH HƯỚNG DẪN CHẤM KỲ THI THỬ TN THPT CỤM TRƯỜNG THPT TP NAM ĐỊNH Năm học: 2022-2023 MÔN: LỊCH SỬ LỚP 12 Câu Mã đề 234 Mã đề 345 Mã đề 457 Mã đề 689 1 D B D A 2 D C D D 3 D D C B 4 D A D A 5 D A B C 6 C A A A 7 A A A D 8 A D B A 9 D A C B 10 B C A A 11 B C C D 12 C A D D 13 A D C C 14 D B A B 15 C A C B 16 A C C D 17 C D D B 18 C C D B 19 C D C C 20 D A A D 21 B B B A 22 A B B A 23 B C A A 24 C C B C 25 A B B D 26 C B C C 27 B C C C 28 B A B B 29 B B C D 30 B C A C 31 A B B D 32 A B D B 33 B D D A 34 C D A D 35 B D D A 36 D D A C 37 A D B C 38 A B A C 39 D A B B 40 C C D B