Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Ngọc Lặc (Có đáp án)

Câu 6: Nguyên nhân quan trọng nhất làm nên thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945
A. dân tộc ta có truyền thống yêu nước.
B. Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
C. do sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và quá trình chuẩn bị lực lượng trong 15 năm.
D. thắng lợi của phe Đồng minh trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít.
Câu 7: “Dù phải hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập" là chỉ đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh trong sự kiện nào?
A. Tết Mậu Thân 1968. B. Tổng tiến công và nổi dậy 1975.
C. chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. D. Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945.
Câu 8: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) có tầm quan trọng đặc biệt đối với cách mạng tháng Tám 1945 vì
A. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
B. Củng cố được khối đoàn kết toàn dân.
C. Hoàn chỉnh chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng Cộng sản Đông Dương.
D. Chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.
doc 17 trang Bảo Ngọc 06/01/2024 820
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Ngọc Lặc (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_lich_su_nam_hoc_2020_2021_truon.doc

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Ngọc Lặc (Có đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT THANH HÓA ĐỀ THI THỬ THPT QG TRƯỜNG THPT NGỌC LẶC Năm học 2020 – 2021 Môn: Lịch sử lớp 12 Thời gian làm bài 50 phút MỤC TIÊU - Củng cố kiến thức về lịch sử thế giới từ 1945 - 2000 và lịch sử Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX - 1954. - Rèn luyện các kĩ năng giải thích, phân tích, đánh giá, liên hệ các sự kiện, vấn đề lịch sử thông qua luyện tập các dạng câu hỏi từ cơ bản đến nâng cao. Tổng số câu Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao 40 câu 20 9 10 1 Câu 1: Quân lệnh số 1 của Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc có viết: "Hỡi quốc dân đồng bào Phát xít Nhật đã đầu hàng Đồng minh, quân Nhật đã bị tan rã tại khắp các mặt trận, kẻ thù chúng ta đã ngã gục ” Đoạn trích trên cho biết A. Cách mạng tháng Tám đã thành công. B. Thời cơ cách mạng đã chín muồi. C. Thời cơ cách mạng đang đến gần. D. Thời kì tiền khởi nghĩa đã bắt đầu. Câu 2: Đầu 1950, Mĩ từng bước can thiệp sâu và dính líu trực tiếp vào chiến tranh Đông Dương chứng tỏ A. cuộc chiến tranh Đông Dương có tính chất của cuộc Chiến tranh lạnh. B. nhân dân Đông Dương giờ đây chỉ tập trung đối phó với Mĩ. C. Mĩ sẽ thay thế Pháp tại chiến trường Đông Dương. D. Mĩ chỉ muốn hỗ trợ Pháp trong chiến tranh Đông Dương. Câu 3: Nội dung cơ bản của bản Tạm ước Việt - Pháp (14-9-1946) là: A. Nhượng cho Pháp một số quyền lợi chính trị. B. Ta nhượng bộ thêm cho Pháp một số quyền lợi kinh tế - văn hoá ở Việt Nam. C. Pháp công nhận Việt Nam có chính phủ tự trị nằm trong khối Liên Hiệp Pháp. D. Ngừng bắn ngay ở Nam Bộ. Câu 4: Lực lượng tham gia phong trào cách mạng 1930-1931 chủ yếu là A. toàn thể dân tộc Việt Nam. B. công nhân, nông dân, tiểu tư sản. C. công nhân và nông dân. D. công nhân, nông dân, tư sản. Câu 5: Thành quả quan trọng nhất của những ngày toàn quốc kháng chiến chống Pháp ở Hà Nội là gì? A. Phá hủy nhiều kho tàng của thực dân Pháp. B. Giải phóng được thủ đô Hà Nội. C. Giam chân địch trong thành phố để ta chuẩn bị lực lượng kháng chiến.
  2. A. tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. B. toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ ủng hộ quốc tế. C. toàn diện, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. D. trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ ủng hộ của quốc tế. Câu 13: Nội dung nào cho thấy Đảng đã vận dụng sáng tạo quan điểm bạo lực cách mạng trong cách mạng tháng Tám 1945? A. giành chính quyền ở đô thị trước, sau đó tỏa ra các vùng nông thôn để cướp chính quyền. B. dùng đấu tranh vũ trang giành chính quyền, sau đó dùng biện pháp chính trị để trấn áp kẻ thù. C. dùng đấu tranh chính trị trước, sau đó mới dùng vũ trang làm đòn giáng quyết định giành chính quyền. D. khởi nghĩa từng phần cho đến khi giành chính quyền trên cả nước. Câu 14: Phong trào cách mạng 1930 – 1931 không sử dụng hình thức đấu tranh nào sau đây? A. Khởi nghĩa vũ trang. B. Biểu tình có vũ trang. C. Biểu tình thị uy. D. Đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ. Câu 15: Mĩ kí với Bảo Đại Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt-Mĩ (9 - 1951) vì lí do chủ yếu nào dưới đây? A. Can thiệp vào Đông Dương về kinh tế. B. Ràng buộc Chính phủ Bảo Đại vào Mĩ. C. Củng cố vị thế của Mĩ ở Đông Dương. D. Củng cố chính quyền Bảo Đại. Câu 16: Yếu tố cơ bản nào sau đây đã đưa cách mạng Việt Nam vượt qua khó khăn sau Cách mạng tháng Tám 1945? A. Tinh thần đoàn kết toàn dân. B. Sự ủng hộ của bạn bè quốc tế. C. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng. D. Truyền thống yêu nước của dân tộc. Câu 17: Yếu tố nào dưới đây không phản ánh bước phát triển cao hơn của chiến dịch Biên giới 1950 so với chiến dịch Việt Bắc 1947? A. Phương thức tác chiến đa dạng. B. Ta chủ động mở chiến dịch. C. Ta giành quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ. D. Pháp buộc phải chuyển sang đánh lâu dài với ta. Câu 18: Nét nổi bật của tình hình kinh tế Việt Nam trong những năm 1936 - 1939 là: A. Là giai đoạn phục hồi và phát triển của nền kinh tế Việt Nam nhưng đời sống của nhân dân vẫn rất khó khăn. B. Kinh tế phục hồi và phát triển nhưng vẫn lạc hậu và lệ thuộc vào kinh tế Pháp.
  3. A. Triệu tập Đông Dương Đại hội. B. Thành lập các Uỷ ban hành động ở nhiều địa phương. C. Vận động thành lập Uỷ ban trù bị Đông Dương Đại hội. D. Đón phái viên của Chính phủ Pháp sang Đông Dương. Câu 26: Khối liên minh công-nông được hình thành từ phong trào nào? A. Từ phong trào cách mạng 1930-1931. B. Từ phong trào dân chủ 1936-1939. C. Từ phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh. D. Từ phong trào dân tộc dân chủ 1925- 1930. Câu 27: Vai trò của Mỹ trong cuộc chiến tranh Đông Dương được thể hiện qua kế hoạch Rơ-ve như thế nào? A. Không can thiệp vào Đông Dương. B. Hất cẳng Pháp độc chiếm Đông Dương. C. Can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương. D. Bắt đầu trực tiếp xâm lược vào Đông Dương. Câu 28: Hiệp định Giơnevơ là văn bản pháp lý quốc tế ghi nhận những quyền gì cho các nước Đông Dương? A. Quyền được hưởng độc lập, tự do. B. Các quyền dân tộc cơ bản. C. Quyển tổ chức Tổng tuyển cử tự do. D. Quyền chuyển quân tập kết theo giới tuyến quân sự tạm thời. Câu 29: Văn kiện nào được thông qua tại Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10/1930)? A. Báo cáo chính trị. B. Cương lĩnh chính trị đầu tiên. C. Nghị quyết chính trị, Điều lệ Đảng. D. Luận cương chính trị. Câu 30: Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (tháng 5/1941) xác định hình thái cuộc khởi nghĩa giành chính quyền nước ta là A. đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa. B. kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang. C. đi từ đấu tranh chính trị tiến lên khởi nghĩa vũ trang. D. khởi nghĩa từng phần kết hợp với tổng khởi nghĩa Câu 31: Qua phong trào 1936 - 1939, Đảng thấy được những hạn chế của mình về A. tổ chức đấu tranh công khai, hợp pháp. B. xây dựng liên minh công - nông. C. giành và giữ chính quyền. D. công tác mặt trận, vấn đề dân tộc. Câu 32: Chiến thắng nào dưới đây của ta đã làm thất bại hoàn toàn âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp? A. Chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954.
  4. B. Kêu gọi sự cứu trợ của thế giới. C. Tịch thu gạo của người giàu chia cho người nghèo. D. Nhường cơm sẻ áo, hũ gạo cứu đói. Câu 39: Mục tiêu nào dưới đây là cơ bản nhất trong kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (1950)? A. Củng cố cho chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương. B. Tiêu diệt nhanh chóng quân chủ lực của ta. C. Giữ vững thể chủ động của Pháp trên chiến trường Đông Dương. D. Mong muốn kết thúc cuộc chiến ở Đông Dương. Câu 40: Bước vào Đông Xuân 1953 - 1954, âm mưu của Pháp - Mĩ ở Đông Dương là A. giành thắng lợi quân sự để nâng cao vị thế của nước Pháp trên thế giới. B. giành lấy thắng lợi quân sự để tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương. C. giành lại quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ. D. giành một thắng lợi quyết định để “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.
  5. -B loại vì năm 1950 thì Pháp là kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương => nhân dân Đông Dương kháng chiến chống Pháp. -C chọn vì Mĩ từng bước can thiệp sâu và dính líu trực tiếp vào chiến tranh Đông Dương chứng tỏ Mĩ sẽ thay thế Pháp tại chiến trường Đông Dương. -D loại vì Mĩ muốn thay chân Pháp trong cuộc chiến tranh ở Đông Dương. Chọn C. Câu 3 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 129. Cách giải: Nội dung cơ bản của bản Tạm ước Việt - Pháp (14-9-1946) là ta nhượng bộ thêm cho Pháp một Số quyền lợi kinh tế - văn hoá ở Việt Nam. Chọn B. Câu 4 (TH): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 91 – 93, suy luận. Cách giải: Lực lượng tham gia phong trào cách mạng 1930-1931 chủ yếu là công nhân và nông dân. Chọn C. Câu 5 (TH): Phương pháp: Dựa vào mục tiêu, nhiệm vụ của cuộc kháng chiến chống Pháp ở Hà Nội năm 1946 – 1947 để suy luận. Cách giải: Mục tiêu, nhiệm vụ của ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp tại Hà Nội là: - Giam chân địch trong thành phố. - Bước đầu làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp. - Tạo điều kiện cho cả nước bước vào cuộc kháng chiến lâu dài. + Thành quả quan trọng nhất của những ngày toàn quốc kháng chiến chống Pháp ở Hà Nội là giam chân địch trong thành phố để ta chuẩn bị lực lượng kháng chiến. Chọn C. Câu 6 (VD): Phương pháp: Phân tích các phương án. Cách giải: -A loại vì nhân dân ta có truyền thống yêu nước nhưng các phong trào đấu tranh trước khi Đảng ra đời đều thất bại. -B loại vì Nhật đầu hàng Đồng minh là yếu tố khách quan không mang tính quyết định. -C chọn vì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và quá trình chuẩn bị lực lượng trong 15 năm chính là nguyên nhân quan trọng nhất làm nên thắng lợi của Cách mạng
  6. -B loại vì Đảng và Chính phủ ta không thỏa hiệp. C chọn vì với việc ký kết Hiệp định Sơ bộ, ta đã đuổi được 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc về nước, có thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Pháp về sau. + thể hiện vai trò lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. -D loại vì việc kí kết Hiệp định Sơ bộ không phải là hạn chế trong lãnh đạo của Đảng mà là 1 thắng lợi trong lãnh đạo của Đảng. Chọn C. Câu 11 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 155. Cách giải: Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được ký kết (7 - 1954) đã kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc Việt Nam (1945 - 1954) Chọn B. Câu 12 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 131. Cách giải: Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống Pháp xâm lược (1945- 1954) là toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ ủng hộ quốc tế. Chọn B. Câu 13 (TH): Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án. Cách giải: -A loại vì cách mạng tháng Tám diễn ra hài hòa ở cả nông thôn và thành thị. -B, C loại vì ta kết hợp hài hòa cả đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang. -D chọn vì quá trình tiến hành khởi nghĩa từng phần cho đến khi giành chính quyền trên cả nước đã sử dụng bạo lực của quần chúng để giành chính quyền. Chọn D. Câu 14 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 91 – 93. Cách giải: Đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ không phải là hình thức đấu tranh của phong trào 1930 – 1931. Chọn D. Câu 15 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 139. Cách giải: Mĩ kí với Bảo Đại Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt-Mĩ (9 - 1951) nhằm trực tiếp ràng buộc Chính phủ Bảo Đại vào Mĩ. Chọn B. Câu 16 (VD): Phương pháp: Phân tích các phương án.