Đề thi thử Tốt nghiệp THPT lần 2 môn Lịch sử - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Hàn Thuyên (Có đáp án)

Câu 8. Yếu tố nào sau đây là một trong những nguyên nhân chung thúc đẩy sự phát triển của ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Lãnh thổ rộng lớn, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.
B. Có nguồn nhiên liệu giá rẻ từ các nước thuộc thế giới thứ ba.
C. Chi phí đầu tư cho quốc phòng giảm xuống mức thấp nhất.
D. Áp dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại.
Câu 9. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương( tháng 2/1951) đã quyết định xuất bản tờ báo nào làm cơ quan ngông luận của Trung ương Đảng?
A. Thanh niên. B. Đại đoàn kết. C. Tiền phong. D. Nhân dân.
Câu 10. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam được tiến hành khi đã A. thoát khỏi khủng hoảng kinh tế 1918- 1923..
B. cơ bản hoàn thành quá trình bình định.
C. khôi phục được địa vị trong giới tư bản.
D. xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng.
docx 5 trang Bảo Ngọc 06/01/2024 580
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Tốt nghiệp THPT lần 2 môn Lịch sử - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Hàn Thuyên (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_thu_tot_nghiep_thpt_lan_2_mon_lich_su_nam_hoc_2022_20.docx

Nội dung text: Đề thi thử Tốt nghiệp THPT lần 2 môn Lịch sử - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Hàn Thuyên (Có đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT BẮC NINH ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LẦN 2 TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: LỊCH SỬ - KHỐI 12 Đề gồm 04 trang Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề. (40 câu trắc nghiệm) Họ, tên học sinh: . Số báo danh: Mã đề 101 Câu 1. Giữa năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã A. tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. B. thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa. C. gửi bản yêu sách 8 điểm đến hội nghị Vécxai. D. đọc Sơ thảo Luận cương của Lênin. Câu 2. Nhận định nào sau đây là đúng về cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1945 - 1954) ở Việt Nam? A. Phương châm kháng chiến là đánh nhanh thắng nhanh, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng. B. Chiến trường của cuộc kháng chiến được phân tuyến một cách rõ ràng giữa ta và địch. C. Đấu tranh chính trị đóng vai trò quyết định ngay từ khởi đầu cho đến kết thúc chiến tranh. D. Tiến công địch ở mọi lúc, mọi nơi, kết hợp mặt trận chính diện và vùng sau lưng địch. Câu 3. Trong những năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Mĩ có biểu hiện nào sau đây? A. Khủng hoảng trầm trọng kéo dài. B. Trải qua những đợt suy thoái ngắn. C. Phát triển nhanh và liên tục. D. Tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. Câu 4. So với Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953- 1954, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam có sự điều chỉnh phương hướng chiến lược thể hiện ở A. chủ trương tấn công vào nơi địch mạnh nhất và có tầm quan trọng về chiến lược. B. nghệ thuật vây hãm và đột phá đã được bộ đội ta kết hợp hiệu quả trong chiến dịch. C. khẩu hiệu tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng và tập trung đến mức áp đảo. D. thực hiện phương châm “tích cực, chủ động, đánh ăn chắc, tiến ăn chắc, chắc thắng” Câu 5. Thắng lợi của phong trào Đồng Khởi (1959-1960) ở miền Nam Việt Nam đã A. buộc Mĩ phải tuyên bố phi Mĩ hóa chiến tranh xâm lược. B. làm phá sản chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ. C. giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ. D. làm sụp đổ hoàn toàn chính quyền Ngô Đình Diệm. Câu 6. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX chuyển biến từ lập trường tư sản sang lập trường vô sản không xuất phát từ lí do A. ảnh hưởng của những bài học của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. B. một số nhà yêu nước Việt Nam truyền bá chủ nghĩa Mac- Lênin về trong nước. C. giai cấp công nhân Việt Nam hoàn toàn trở thành một lực lượng chính trị độc lập. D. tiếp thu những luận điểm của Nguyễn Ái Quốc về con đường giải phóng dân tộc. Câu 7. Cuộc vận động giải phóng dân tộc (1939 - 1945) ở Việt Nam đã phản ánh một nội dung quan trọng trong tư tưởng của Hồ Chí Minh về khởi nghĩa vũ trang là A. giành chính quyền từ nông thôn bao vây thành thị. B. dùng bạo lực để chấn áp mọi kẻ thù của dân tộc. C. xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân đánh Nhật. D. khởi nghĩa toàn dân vì mục tiêu giành chính quyền.
  2. C. phát triển thần kì. D. lâm vào suy thoái. Câu 18. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về cuộc chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của quân dân miền Nam? A. Tiến công địch bằng cả mũi giáp công quân sự chính trị binh vận. B. Tiến công địch trên ba mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao. C. Nổi dậy và tiến công ở cả rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị. D. Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. Câu 19. Trong phong trào dân tộc dân chủ từ năm 1919 đến 1925 ở Việt Nam, giai cấp tư sản có hoạt động đấu tranh nào sau đây? A. Lập Hội Duy tân. B. Tẩy chay tư sản Hoa kiều. C. Xuất bản nhiều tờ báo tiến bộ. D. Thành lập Hội Phục Việt. Câu 20. Trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930, tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Việt Nam quốc dân Đảng đều A. là những tổ chức yêu nước và cách mạng. B. nhằm mục tiêu xây dựng chế độ dân chủ nhân dân. C. có chương trình hành động rõ ràng và khoa học. D. chú trọng truyền bá lí luận giải phóng dân tộc. Câu 21. Thực tiễn mối quan hệ giữa điều kiện bùng nổ cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 cho thấy biện pháp quyết định để Việt Nam hội nhập quốc tế thành công là phải A. xây dựng sức mạnh tổng hợp của quốc gia. B. liên minh với các nước lớn để tìm kiếm sự viện trợ. C. tiến hành trao đổi quốc tế để đào tạo nhân lực. D. mở rộng quan hệ quốc tế nhằm tận dụng cơ hội phát triển. Câu 22. Nhận xét nào dưới đây là không đúng về các Xô Viết được thành lập ở Nghệ An và Hà Tĩnh trong phong trào cách mạng 1930- 1931 ở Việt Nam? A. Là chính quyền cách mạng theo mô hình nhà nước công nông. B. Hình thức chính quyền nhà nước kiểu mới của dân do dân và vì dân. C. Đây là mẫu hình chính quyền cách mạng đầu tiên ở Việt Nam. D. Giải quyết được vấn đề cơ bản nhất của một cuộc cách mạng. Câu 23. Yếu tố nào dưới đây tác động đến việc các nước tư bản ngày càng có xu hướng liên kết kinh tế khu vực trong nửa sau thế kỷ XX? A. Chủ nghĩa khủng bố, li khai xuất hiện. B. Các nước lớn chi phối quan hệ quốc tế. C. Sự phát triển của cách mạng khoa học - kỹ thuật. D. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc. Câu 24. Luận cương chính trị tháng 10 - 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương không có nội dung nào sau đây? A. Nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ phong kiến và đế quốc. B. Lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân. C. Động lực cách mạng là công nhân và nông dân. D. Lợi dụng hoặc trung lập trung, tiểu địa chủ và tư sản dân tộc. Câu 25. Từ liên minh chống phát xít, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô và Mĩ nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu, trước hết là do A. cạnh tranh kinh tế trở thành nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế. B. thông điệp của Tổng thống Truman ngày 12-3-1947. C. sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc. D. sự ra đời của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương năm 1947. Câu 26. Quốc gia đi tiên phong trong lĩnh vực công nghiệp vũ trụ và điện hạt nhân là A. Nga. B. Trung Quốc. C. Nhật Bản. D. Liên Xô.
  3. C. dẫn đến tình trạng hai chính quyền song song tồn tại. D. giúp Nga đẩy lùi được nguy cơ ngoại xâm và nội phản. Câu 38. Năm 1924, Nguyễn Ái Quốc chọn Quảng Châu – Trung Quốc là nơi dừng chân tiếp theo trong hoạt động cứu nước của mình vì nơi đây A. đã hội tụ đầy đủ những điều kiện cần thiết cho việc thành lập chính Đảng vô sản. B. có tổ chức yêu nước của thanh niên Việt Nam chưa có cương lĩnh rõ ràng. C. là trung tâm của phong trào cách mạng thế giới những năm 20 của thế kỉ XX. D. gần Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng lí luận giải phóng dân tộc. Câu 39. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nước nào sau đây ở khu vực Đông Nam Á phải đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới? A. Thái Lan. B. Trung Quốc. C. Cuba. D. Lào. Câu 40. Thực tiễn phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam đã khẳng định A. Tiến hành song song hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ ngang bằng nhau. B. Đấu tranh giành quyền dân chủ là một nội dung của nhiệm vụ dân tộc. C. Phải hạ thấp nhiệm vụ dân chủ để phục vụ cho nhiệm vụ dân tộc. D. Phải luôn giương cao ngọn cờ dân chủ trong đấu tranh giải phóng dân tộc. HẾT ĐÁP ÁN 1 D 6 C 11 C 16 A 21 A 26 D 31 B 36 B 2 D 7 D 12 B 17 D 22 B 27 D 32 A 37 B 3 B 8 D 13 C 18 B 23 C 28 A 33 D 38 B 4 A 9 D 14 B 19 B 24 D 29 C 34 A 39 D 5 C 10 D 15 C 20 A 25 C 30 C 35 B 40 B