Đề khảo sát chất lượng ôn thi Tốt nghiệp THPT lần 3 môn Lịch sử - Mã đề 101 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Nguyễn Viết Xuân (Có đáp án)

Câu 7: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời (3-2-1930) là sự kết hợp của những yếu tố nào?
A. Chủ nghĩa Mác- Lênin với tư tưởng Hồ Chí Minh và phong trào yêu nước Việt Nam.
B. Chủ nghĩa Mác- Lênin với phong trào công nhân và tư tưởng Hồ Chí Minh.
C. Chủ nghĩa Mác- Lênin với phong trào công nhân và phong Tiểu tư sản yêu nước Việt Nam.
D. Chủ nghĩa Mác- Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
Câu 8: Điểm khác của khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913) so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương (1885 - 1896)?
A. Phương pháp đấu tranh. B. Kết quả đấu tranh.
C. Lực lượng chủ yếu. D. Xuất thân của người lãnh đạo.
doc 8 trang Bảo Ngọc 06/01/2024 760
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng ôn thi Tốt nghiệp THPT lần 3 môn Lịch sử - Mã đề 101 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Nguyễn Viết Xuân (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_on_thi_tot_nghiep_thpt_lan_3_mon_lich.doc

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng ôn thi Tốt nghiệp THPT lần 3 môn Lịch sử - Mã đề 101 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Nguyễn Viết Xuân (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC ĐỀ THI KSCL LẦN 3 NĂM HỌC 2020-2021 TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIẾT XUÂN Môn thi: SỬ 12 Thời gian làm bài: 50 phút; Mã đề thi: 101 (40 câu trắc nghiệm) Câu 1: Từ sau năm 1978, nội dung nào sau đây là đường lối đối ngoại của Trung Quốc? A. Tiếp tục thực hiện chính sách tích cực nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới. B. Đã bình thường hóa về quan hệ ngoại giao với Liên Xô, Mông Cổ, Inđônêxia. C. Liên minh với Mĩ và các nước thường trực trong Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. D. Ngả về các nước phương Tây với mong muốn nhận được sự ủng hộ từ các nước này. Câu 2: Cuộc nội chiến năm 1994 được xem là bi thảm nhất của xung đột sắc tộc ở châu Phi diễn ra ở quốc gia nào ? A. Môdămbích. B. Ai Cập. C. Nam Phi. D. Angiêri. Câu 3: Nguyên nhân nào sau đây thúc đẩy sự ra đời của Hiệp hội các nước Đông Nam Á? A. Sự xuất hiện ngày càng nhiều của các công ty xuyên quốc gia. B. Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài vào khu vực. C. Được sự giúp đỡ, hỗ trợ về kinh tế- tài chính từ Liên Xô. D. Cuộc chiến tranh của Mỹ ở Đông Dương tiếp tục leo thang. Câu 4: Trong giai đoạn 1950- 1973, thuộc địa của những nước nào tuyên bố độc lập, đánh dấu thời kì “phi thực dân hóa” trên phạm vi thế giới? A. Mỹ, Anh và Liên Xô. B. Anh, Pháp và Hà Lan. C. Anh, Pháp và Mỹ D. Đức, Italya và Nhật Bản Câu 5: Sau cuộc Chiến tranh lạnh, quan hệ giữa các nước lớn theo chiều hướng nào? A. Đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp. B. Chạy đua vũ trang, đối đầu. C. Cạnh tranh khốc liệt với nhau trong việc giành thị trường. D. Có lúc đối thoai, có lúc đối đầu. Câu 6: Vì sao từ 1950-1951, nền kinh tế Nhật Bản được khôi phục và đạt mức trước chiến tranh? A. Sự nỗ lực của bản thân và viện trợ của Mĩ. B. Mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài. C. Nguồn viện trợ mạnh mẽ của Mĩ.
  2. C. Chống thực dân Anh, đòi độc lập dân tộc. D. Chống thực dân Pháp, đòi độc lập dân tộc. Câu 13: Sự kiện nào đánh dấu chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước và trở thành một hệ thống trên thế giới? A. Thắng lợi của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở khu vực Mỹ Latinh. B. Thắng lợi của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á. C. Thắng lợi của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu. D. Thắng lợi của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Châu Phi. Câu 14: Theo thỏa thuận của các cường quốc tại Hội nghị Ianta (2-1945), Tây Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước nào? A. Các nước phương Tây. B. Đức, Pháp và Nhật Bản. C. Các nước Đông Âu. D. Mĩ, Anh và Liên Xô. Câu 15: Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991-2000 là ngả về phương Tây, khôi phục và phát triển quan hệ với các nước nào? A. Châu Mĩ. B. Châu Phi. C. Châu Á. D. Châu Âu. Câu 16: Hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 - 1918 có ý nghĩa như thế nào? A. Đặt cơ sở cho việc xác định con đường cứu nước mới. B. Xác định được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. C. Chuẩn bị điều kiện về tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản. D. Chuẩn bị điều kiện để thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. Câu 17: “Nha Bình dân học vụ” được thành lập theo Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (8-9-1945) là cơ quan chuyên trách về vấn đề gì? A. Xóa nạn mù chữ. B. Giáo dục phổ thông. C. Phương pháp giáo dục. D. Bổ túc văn hóa. Câu 18: Luận cương chính trị của Đảng (10- 1930) có hạn chế nào dưới đây? A. Chưa xác định đúng tính chất và đường lối chiến lược của cách mạng Đông Dương. B. Chưa nêu rõ hình thức và phương pháp đấu tranh của cách mạng Đông Dương. C. Chưa xác định được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương. D. Chưa nêu rõ được mối quan hệ của cách mạng Đông Dương và cách mạng thế giới. Câu 19: Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, những thế lực ngoại xâm nào có mặt ở Việt Nam từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc?
  3. Câu 25: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919 – 1929), ngân hàng Đông Dương giữ vai trò như thế nào? A. Hợp tác với nền kinh tế Đông Dương. B. Điều phối nền kinh tế Đông Dương. C. Hỗ trợ nền kinh tế Đông Dương phát triển. D. Chỉ huy nền kinh tế Đông Dương. Câu 26: Vì sao từ tháng 2 năm 1946 Đảng cộng sản Đông Dương chủ trương hòa hoãn với Pháp? A. Trung Hoa Dân quốc chuẩn bị rút về nước. B. Pháp chuẩn bị chiến đấu với Trung Hoa Dân quốc. C. Pháp mạnh hơn Trung Hoa Dân quốc. D. Trung Hoa Dân quốc kí với Pháp bản Hiệp ước Hoa- Pháp. Câu 27: Ý nào không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản? A. Con người là vốn quý nhất. B. Lãnh thổ rộng, tài nguyên thiên nhiên phong phú. C. Chi phí cho quốc phòng thấp. D. Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước. Câu 28: Ý nào sau đây phản ánh không đúng ý nghĩa của cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 của Việt Nam? A. Giam chân địch ở các đô thị, tiêu diệt được nhiều sinh lực định. B. Tạo điều kiện cho cả nước bước vào cuộc kháng chiến lâu dài. C. Bảo đảm cho cơ quan đầu não của Đảng và chính phủ rút về chiến khu an toàn D. Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp. Câu 29: Sau thời kì đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng từ tháng 9/1945 đến tháng 12/1946, đất nước ta bước vào thời kì gì? A. Tiếp tục đấu tranh chống Pháp và Tưởng . B. Đấu tranh chống các thế lực thù địch. C. Kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. D. Xây dựng phát triển kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh. Câu 30: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp tháng 12 năm 1946 ở Việt Nam ? A. Được Mĩ giúp sức, thực dân Pháp đã nổ súng xâm lược nước ta.
  4. A. Nhật cùng thực dân Anh chống phá chính quyền cách mạng. B. Thực dân Pháp bắt đầu nổ súng xâm lược trở lại Việt Nam. C. Nhật giao Đông Dương cho quân Trung Hoa Dân quốc. D. Quân Đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân đội Nhật. Câu 37: Điểm giống nhau trong mục tiêu hoạt động của Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) là gì? A. Duy trì hòa bình và ổn đinh khu vực. B. Giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. C. Phát triển kinh tế và văn hóa. D. Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài. Câu 38: “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh có đoạn: “ Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ ai là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc.” Đoạn trích trên thể hiện tư tưởng nào của Chủ tịch Hồ Chí Minh? A. “chiến tranh nhân dân” B. “tương thân tương ái”. C. “ độc lập - tự do”. D. “đoàn kết quốc tế”. Câu 39: Nội dung nào sau đây phản ánh nét mới trong tư tưởng cứu nước của các sĩ phu yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX? A. Dựa vào lực lượng bên ngoài để cứu nước, cải cách đất nước. B. Xác định phong kiến là thủ phạm làm cho đất nước mất độc lập. C. Giải phóng dân tộc phải dựa vào sức đoàn kết của nhân dân. D. Giải phóng dân tộc phải gắn liền với duy tân, cải biến xã hội. Câu 40: Từ cuộc đấu tranh ngoại giao sau Cách mạng tháng Tám 1945 có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền Tổ quốc hiện nay? A. Luôn mềm dẻo trong đấu tranh và trong sách lược. B. Mềm dẻo về sách lược, cương quyết trong đấu tranh. C. Luôn nhân nhượng với kẻ thù để có được môi trường hòa bình. D. Cương quyết trong đấu tranh, cứng rắn về sách lược. Đáp án đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sử lần 1 Nguyễn Viết Xuân Câu Đ/a Câu Đ/a Câu Đ/a Câu Đ/a