Đề thi thử Tốt nghiệp THPT lần 3 môn Lịch sử - Mã đề 101 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi (Kèm đáp án)

Câu 5. Sự kiện nào dưới đây được xem là khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô của Mĩ sau Chiến tranh
thế giới thứ hai?
A. Thông điệp của Tổng thống Truman tại Quốc hội Mĩ.
B. Sự ra đời của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.
C. Kết nạp các nước Đông Âu vào liên minh quân sự.
D. Can thiệp vũ trang để tiêu diệt nước Nga Xô viết.
Câu 6. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), chiến thắng Biên giới năm 1950 của
quân dân Việt Nam có ý nghĩa nào sau đây?
A. Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp.
B. Bước đầu xoay chuyển cục diện và buộc kẻ thù chấp nhận đàm phán.
C. Phá vỡ thế bao vây cả trong lẫn ngoài của địch với căn cứ địa Việt Bắc.
D. Buộc Pháp từ bỏ âm mưu đánh phá hậu phương kháng chiến của ta.
pdf 5 trang Bảo Ngọc 17/01/2024 480
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Tốt nghiệp THPT lần 3 môn Lịch sử - Mã đề 101 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_tot_nghiep_thpt_lan_3_mon_lich_su_ma_de_101_nam_h.pdf
  • pdfdapanthithutnl3.pdf

Nội dung text: Đề thi thử Tốt nghiệp THPT lần 3 môn Lịch sử - Mã đề 101 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi (Kèm đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TRƯỜNG THPT CHUYÊN LẦN 3 – NĂM HỌC 2022-2023 NGUYỄN TRÃI BÀI THI: KHOA HỌC XÃ HỘI MÔN: LỊCH SỬ ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm 40 câu, 5 trang Họ và tên: Số báo danh: Mã đề 101 Câu 1. Sự kiện nào sau đây tác động đến công cuộc đổi mới của Việt Nam năm 1986? A. Trật tự thế giới Vécxai – Oasinhtơn sụp đổ. B. Hiến chương Liên hợp quốc được thông qua. C. Liên Xô tiến hành công cuộc cải tổ đất nước. D. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời. Câu 2. Trong những năm 1927-1930, Việt Nam Quốc dân đảng có hoạt động nào sau đây? A. Xuất bản tờ báo Người cùng khổ. B. Ám sát tên trùm mộ phu Badanh. C. Tổ chức cuộc binh biến Đô Lương. D. Tổ chức cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Câu 3. Hội nghị Muy-ních (29-9-1938) đã thể hiện rõ nét chính sách nào của các nước Anh, Pháp? A. Trung lập, không can thiệp. B. Bắt tay với Liên Xô chống phát xít. C. Dung dưỡng, thỏa hiệp với phát xít. D. Hòa bình, trung lập tích cực. Câu 4. Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đi đầu thế giới trong lĩnh vực nào sau đây? A. Cách mạng xanh. B. Điện tử viễn thông. C. Công nghệ sinh học. D. Điện hạt nhân. Câu 5. Sự kiện nào dưới đây được xem là khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Thông điệp của Tổng thống Truman tại Quốc hội Mĩ. B. Sự ra đời của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương. C. Kết nạp các nước Đông Âu vào liên minh quân sự. D. Can thiệp vũ trang để tiêu diệt nước Nga Xô viết. Câu 6. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), chiến thắng Biên giới năm 1950 của quân dân Việt Nam có ý nghĩa nào sau đây? A. Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp. B. Bước đầu xoay chuyển cục diện và buộc kẻ thù chấp nhận đàm phán. C. Phá vỡ thế bao vây cả trong lẫn ngoài của địch với căn cứ địa Việt Bắc. D. Buộc Pháp từ bỏ âm mưu đánh phá hậu phương kháng chiến của ta. Câu 7. Năm 1972, Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM) được kí kết giữa những quốc gia nào sau đây? A. Mĩ, Anh, Pháp. B. Mĩ và Ucraina. C. Mĩ và Liên Xô. D. Mĩ và Nhật Bản. Câu 8. Năm 1921, Đảng Bônsêvích Nga quyết định thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP) trong bối cảnh A. các nước phát xít ra sức chống phá nước Nga. B. nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng. C. chế độ xã hội chủ nghĩa đang khủng hoảng. D. đất nước phải chống thù trong giặc ngoài. Mã đề 101 Trang 1/5
  2. Câu 18. Một trong những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa (từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX) là quá trình A. đưa khoa học thành lực lượng sản xuất trực tiếp. B. điều chỉnh chính sách đối ngoại của các quốc gia. C. mở rộng thành viên của các liên minh quân sự. D. sáp nhập các công ti thành những tập đoàn lớn. Câu 19. Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương ở Việt Nam (cuối thế kỉ XIX) đặt dưới sự lãnh đạo chủ yếu của lực lượng nào sau đây? A. triều đình phong kiến. B. tư sản và tiểu tư sản. C. văn thân, sĩ phu yêu nước. D. sĩ phu yêu nước thức thời. Câu 20. Trong giai đoạn 1939-1945, nhân dân Việt Nam đã tiến hành phong trào A. bình dân học vụ. B. phá kho thóc Nhật. C. thực hành tiết kiệm. D. Đông Dương đại hội. Câu 21. Một trong những thủ đoạn của Mĩ khi thực hiện chiến lược Chiến tranh cục bộ (1965-1968) ở miền Nam Việt Nam là A. tiến hành chiến dịch tiến công lên Việt Bắc. B. tổ chức những cuộc hành quân “tìm diệt”. C. phòng thủ xung quanh đồng bằng Bắc Bộ. D. thực hiện “đả thực, bài phong, chống cộng”. Câu 22. Năm 1999, quốc gia nào sau đây gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)? A. Nhật Bản. B. Ấn Độ. C. Philipin. D. Campuchia. Câu 23. Theo quyết định của Hội nghị Ianta (tháng 2-1945) về việc đóng quân và phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Á, quân đội Liên Xô chiếm đóng A. Đông Đức, Đông Béclin, Bắc Triều Tiên. B. miền Nam vĩ tuyến 38 của Triều Tiên. C. Bắc Triều Tiên, Đông Bắc Trung Quốc. D. miền Bắc vĩ tuyến 38 của Triều Tiên. Câu 24. Ngay sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối mặt với kẻ thù nào dưới đây ở Nam vĩ tuyến 16? A. Đế quốc Mĩ. B. Trung Hoa Dân quốc. C. Thực dân Pháp. D. Việt Quốc, Việt Cách. Câu 25. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hoàn cảnh bùng nổ phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam? A. Chính phủ Pháp thi hành một số chính sách tiến bộ ở các nước thuộc địa. B. Quốc tế Cộng sản tiến hành Đại hội lần thứ VII. C. Đảng Cộng sản Pháp trúng cử và lên cầm quyền. D. Đảng Cộng sản Đông Dương đã phục hồi, sẵn sàng lãnh đạo cách mạng. Câu 26. Đến đầu thập niên 70 của thế kỉ XX, quốc gia nào trở thành cường quốc công nghiệp thứ ba trong thế giới tư bản? A. Nhật Bản. B. Cộng hòa dân chủ Đức. C. Liên Xô. D. Cộng hòa Liên bang Đức. Câu 27. Trong phong trào Đồng khởi ở miền Nam Việt Nam (1959-1960), quần chúng nhân dân đã nổi dậy giải tán chính quyền địch và thành lập A. chính quyền công – nông – binh. B. Ủy ban kháng chiến toàn quốc. C. Quân giải phóng miền Nam. D. Ủy ban nhân dân tự quản. Mã đề 101 Trang 3/5
  3. Câu 36. Cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) và kháng chiến chống Mĩ (1954-1975) của nhân dân Việt Nam đều A. tiếp tục bảo vệ thành quả cách mạng bằng con đường bạo lực. B. làm thất bại mục tiêu hàng đầu trong chiến lược toàn cầu của Mĩ. C. được phát động trong bối cảnh của cuộc Chiến tranh lạnh. D. phát triển từ khởi nghĩa từng phần lên chiến tranh giải phóng. Câu 37. Yếu tố nào sau đây quyết định bước phát triển nhảy vọt của phong trào cách mạng 1930-1931 so với các phong trào yêu nước trước đó ở Việt Nam? A. Phát huy truyền thống yêu nước và đấu tranh của dân tộc. B. Thành lập chính quyền nhà nước của dân, do dân và vì dân. C. Có sự lãnh đạo thống nhất của một chính đảng cách mạng. D. Hình thành một mặt trận dân tộc thống nhất trên cả nước. Câu 38. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), nhân dân Việt Nam thực hiện phương châm “trường kì kháng chiến” xuất phát từ lí do chủ yếu nào sau đây? A. Truyền thống đánh giặc của dân tộc. B. Sự chi phối của hoàn cảnh quốc tế. C. Lí luận của chủ nghĩa Mác – Lênin. D. So sánh lực lượng giữa ta và địch. Câu 39. Nội dung nào phản ánh đúng vai trò của Nguyễn Ái Quốc với cách mạng Việt Nam trong năm 1930? A. Lựa chọn và thúc đẩy sự thắng thế của khuynh hướng vô sản trong phong trào yêu nước. B. Bước đầu chuẩn bị về tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. C. Góp phần quyết định giải quyết khủng hoảng đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng. D. Xác định được con đường cứu nước mới, đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. Câu 40. Sau hai cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp (cuối XIX – đầu XX), Việt Nam không trở thành một nước tư bản vì lí do nào dưới đây? A. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa không được tiếp nhận. B. Pháp chỉ xóa bỏ tàn tích phong kiến trong lĩnh vực kinh tế. C. Cấu trúc của xã hội phong kiến không bị phá vỡ hoàn toàn. D. Giai cấp tư sản không có vị trí trong nền kinh tế thuộc địa. HẾT Mã đề 101 Trang 5/5