Đề thi thử Tốt nghiệp THPT lần 1 môn Lịch sử năm 2021 - Trường THPT Thanh Chương 1 (Có đáp án)

Câu 5: Trong tiến trình cách mạng Việt Nam giai đoạn 1919 – 1945, sự kiện nào mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc?
A. Chính quyền Xô viết Nghệ Tĩnh được thành lập.
B. Cách mạng Tháng Tám (1945) thành công.
C. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần VIII được triệu tập.
D. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
Câu 6: Chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận" được Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam trong chiến lược
A. “Chiến tranh cục bộ”. B. “Việt Nam hóa chiến tranh”.
C. “Chiến tranh đơn phương. D. “Chiến tranh đặc biệt”.
doc 16 trang Bảo Ngọc 06/01/2024 1720
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Tốt nghiệp THPT lần 1 môn Lịch sử năm 2021 - Trường THPT Thanh Chương 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_tot_nghiep_thpt_lan_1_mon_lich_su_nam_2021_truong.doc

Nội dung text: Đề thi thử Tốt nghiệp THPT lần 1 môn Lịch sử năm 2021 - Trường THPT Thanh Chương 1 (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT LẦN 1 NĂM AN 2021 TRƯỜNG THPT THANH CHƯƠNG 1 Bài thi: KHXH, MÔN: Lịch sử Thời gian làm bài: 50 phút MỤC TIÊU - Củng cố kiến thức về lịch sử thế giới từ 1917 - 2000 và lịch sử Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX - 1975. - Rèn luyện các kĩ năng giải thích, phân tích, đánh giá, liên hệ các sự kiện, vấn đề lịch sử thông qua luyện tập các dạng câu hỏi từ cơ bản đến nâng cao. Tổng số câu Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao 40 câu 27 9 3 1 Câu 1: Sự kiện nào đã đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam? A. Sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari (1921). B. Gửi Bản yêu sách 8 điểm đến Hội nghị Véc-xai (6/1919). C. Đọc Sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin (7/1920). D. Bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản (12/1920). Câu 2: Vì sao Đại hội đại biểu lần II của Đảng quyết định tách Đảng Cộng sản Đông Dương để thành lập ở mỗi nước Việt Nam, Lào, Campuchia một Đảng Mác - Lênin riêng? A. Cách mạng của ba nước đã giành được những thắng lợi quyết định buộc Pháp kết thúc chiến tranh. B. Việt Nam đã hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc, tiếp tục tiến lên chủ nghĩa xã hội. C. Để có cương lĩnh phù hợp với đặc điểm phát triển của từng dân tộc. D. Đối tượng và nhiệm vụ cách mạng của ba nước không giống nhau. Câu 3: Điểm giống nhau giữa Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941) với Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (11/1939) là A. Đều nêu khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của bọn thực dân Pháp và địa chủ phản bội, chống tổ cao, lãi nặng. B. Đều chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất. C. Đều nêu khẩu hiệu thành lập Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. D. Đều chủ trương thành lập mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương. Câu 4: Bài học kinh nghiệm quan trọng nhất trong chỉ đạo Tổng khởi giành chính quyền năm 1945 của Đảng ta là A. Xây dựng khối liên minh công - nông và mặt trận dân tộc thống nhất.
  2. Câu 12: Trong nội dung Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp, nội dung nào là cốt yếu và cơ bản nhất? A. Kháng chiến toàn dân. B. Tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế. C. Trường kỳ kháng chiến. D. Kháng chiến toàn diện. Câu 13: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11/1939) đã xác định kẻ thù chủ yếu của cách mạng là A. Phát xít Nhật và tay sai. B. Đế quốc Pháp và tay sai. C. Đế quốc Pháp - phát xít Nhật. D. Đế quốc Pháp - phát xít Nhật và tay sai. Câu 14: Đâu là nội dung của kế hoạch Rơve? A. Tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4, thiết lập “hành lang Đông - Tây” (Hải Phòng - Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La). B. Cố gắng giành thắng lợi quân sự để thiết lập Chính phủ bù nhìn trong toàn quốc. C. Tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 3, thiết lập “hành lang Đông - Tây” (Hải Phòng - Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La). D. Phá tan cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến, thiết lập hành lang Đông - Tây (Hải Phòng - Hà Nội - Hòa Bình - Sơn La). Câu 15: Hội nghị lần thứ 15 của Ban Chấp hành Trung trời tháng 1/1959 xác định phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam trong cuộc đấu tranh chống chính quyền Mĩ – Diệm là A. Đấu tranh vũ trang là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh chính trị. B. Đấu tranh vũ trang là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh ngoại giao. C. Đấu tranh ngoại giao là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh chính trị. D. Đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh và trang. Câu 16: Ngày 9/11/1946, Quốc hội khóa 1 nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thông qua A. Danh sách Ủy ban hành chính các cấp. B. Danh sách Chính phủ liên hiệp kháng chiến. C. Bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam mới. D. Danh sách Hội đồng nhân dân các cấp. Câu 17: Mục tiêu của chiến lược kinh tế hướng nội đối với nhóm 5 nước sáng lập ASEAN là A. Tầng cường tính cạnh tranh với các nước ngoài khu vực. B. Nâng cao đời sống nhân dân, thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh. C. Xây dựng nền kinh tế giàu mạnh, cải thiện đời sống nhân dân. D. Xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ. Câu 18: Sự kiện đánh dấu thời cơ cách mạng để Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước là A. Nhật đảo chính lật đổ Pháp trên toàn Đông Dương (9/3/1945). B. Phát xít Đức đầu hàng Đồng minh vô điều kiện (9/5/1945). C. Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống đất nước Nhật (ngày 6 và ngày 9/8/1945). D. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh vô điều kiện (15/8/1945). Câu 19: Nguyên nhân nào là cơ bản nhất thúc đẩy kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh chóng sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
  3. D. Đẩy mạnh phong trào thi đua tăng gia sản xuất. Câu 27: Vì sao từ thập kỷ 60, 70 của thế kỷ XX, nhóm 5 ngược sáng lập ASEAN thực hiện chiến của tể hướng ngoại? A. Nền kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu. B. Nền kinh tế đã được phục hồi và bắt đầu phát triển. C. Chiến lược kinh tế hướng nội bộc lộ nhiều hạn chế. D. Nền kinh tế suy thoái, khủng hoảng. Câu 28: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941) đã xác định kẻ thù của cách mạng là A. Đế quốc Pháp và bọn phản cách mạng B. Đế quốc phát xít Pháp và tay sai C. Đế quốc phát xít Nhật và tay sai D. Đế quốc phát xít Pháp - Nhật và tay sai. Câu 29: Tổ chức được xem là tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam là A. Tâm tâm xã. B. Cộng sản đoàn. C. Việt Nam Quốc dân đảng. D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Câu 30: Sau chiến tranh chống Nhật, từ năm 1946 – 1949 ở Trung Quốc đã diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng nào? A. Đảng Cộng sản và Quốc dân đảng hợp tác chống Nhật. B. Nội chiến giữa Đảng Cộng sản và Quốc dân đảng. C. Liên Xô và Trung Quốc kí hiệp ước hợp tác. D. Cách mạng Trung Quốc liên tiếp giành thắng lợi. Câu 31: Trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam (1946 – 1954) chiến thắng nào đã làm phá sản "kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh"? A. Chiến thắng Hòa Bình. B. Chiến thắng Điện Biên Phủ. C. Chiến thắng Việt Bắc. D. Chiến thắng Biên giới. Câu 32: Sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười, nhiệm vụ hàng đầu của chính quyền Xô viết Nga là A. Thực hiện nam nữ bình đẳng. B. Đưa nước Nga ra khỏi cuộc chiến tranh. C. Xây dựng bộ máy nhà nước mới của nhân dân lao động. D. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. Câu 33: Đánh giá nào sau đây đúng về công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam từ 1911 – 1930? A. Soạn thảo và thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. B. Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản. C. Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. D. Đến với chủ nghĩa Mác – Lênin tìm ra con đường cứu nước đúng đắn. Câu 34: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (2/1930) là sản phẩm của sự kết hợp giữa A. Chủ nghĩa nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân. B. Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào dân chủ. C. Chủ nghĩa Mác - Lênin với tư tưởng Hồ Chí Minh.
  4. A loại vì khối liên minh công - nông được hình thành bước đầu trong phong trào 1930 – 1931. B loại vì trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám ta tiến hành đấu tranh chính trị và vũ trang chứ không đấu tranh công khai, hợp pháp, nửa hợp pháp. C loại vì nội dung phương án này được bao hàm trong nội dung phương án D. Chọn D. Câu 5 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 119. Cách giải: Cách mạng Tháng Tám (1945) thành công mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: kỉ nguyên độc lập, tự do; kỉ nguyên nhân dân lao động lên nắm chính quyền, làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh dân tộc; kỉ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội. Chọn B. Câu 6 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 169. Cách giải: Chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận" được Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. Chọn D. Câu 7 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 88. Cách giải: Tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là độc lập và tự do. Chọn C. Câu 8 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 177. Cách giải: - Nội dung các phương án A, C, D là ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. - Nội dung phương án B không phải là ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 vì phải đến năm 1973 Mĩ mới chấp nhận kí Hiệp định Pari. Chọn B. Câu 9 (TH): Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án. Cách giải: A chọn vì từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai Mĩ và Liên Xô chuyển từ quan hệ đồng minh sang đối đầu căng thẳng và đi đến Chiến tranh lạnh. Chiến tranh lạnh trở thành nhân tố chủ yếu chi phối các quan hệ quốc tế trong hơn bốn thập kỉ nửa sau thế kỉ XX. B loại vì chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa li khai bùng phát từ cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI. C loại vì xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX.
  5. Cách giải: Hội nghị lần thứ 15 của Ban Chấp hành Trung trời tháng 1/1959 xác định phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam trong cuộc đấu tranh chống chính quyền Mĩ – Diệm là đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh và trang. Chọn D. Câu 16 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 123. Cách giải: Ngày 9/11/1946, Quốc hội khóa 1 nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam mới. Chọn C. Câu 17 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 29. Cách giải: Mục tiêu của chiến lược kinh tế hướng nội đối với nhóm 5 nước sáng lập ASEAN là xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ. Chọn D. Câu 18 (VD): Phương pháp: Phân tích các phương án. Cách giải: A loại vì sau khi Nhật đảo chính lật đổ Pháp trên toàn Đông Dương (9/3/1945) thì Đảng xác định thời cơ Tổng khởi nghĩa chưa chín muồi. B loại vì kẻ thù trực tiếp của nhân dân Đông Dương lúc này là phát xít Nhật chứ không phải phát xít Đức. C loại vì phải đến ngày 15/8 khi Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh thì thời cơ mới chín muồi. Chọn D. Câu 19 (VD): Phương pháp: Phân tích các phương án. Cách giải: Cả 4 phương án đều là nguyên nhân giúp Nhật phát triển kinh tế nhanh chóng. Tuy nhiên, để đánh giá nguyên nhân cơ bản nhất thúc đẩy kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh chóng sau Chiến tranh thế giới thứ hai thì phải nói tới việc Nhật Bản đã nhanh chóng áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế. Nếu không có việc áp dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại thông qua việc mua bằng phát minh sáng chế, thì Nhật không thể từ 1 nước bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh trở thành nước phát triển nhanh sau Chiến tranh thế giới thứ hai và vươn lên hàng thứ hai trong thế giới tư bản (sau Mĩ). Chọn D. Câu 20 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 140.