Đề thi thử Tốt nghiệp THPT lần 1 môn Lịch sử năm 2020 - Sở GD và ĐT Nghệ An

Câu 12: Trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc (1930 – 1945), Đảng ta chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang chính quy vào thời điểm
A. khi lực lượng chính trị đã lớn mạnh. B. cùng với xây dựng lực lượng chính trị.
C. thời cơ giành chính quyền đã đến. D. từ những ngày đầu của cuộc cách mạng.
Câu 13: Nét nổi bật của tình hình nước Nga sau cách mạng tháng Hai năm 1917 là gì?
A. Tồn tại song song hai chính quyền. B. Nền quân chủ lập hiến ra đời.
C. Giai cấp vô sản lên nắm quyền. D. Chính quyền tư sản được thiết lập.
Câu 14: Một trong những ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 là
A. tạo thế và lực để ta tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam.
B. buộc Mĩ phải kí kết Hiệp định Pa ri và rút hết quân về nước.
C. mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
D. buộc Mĩ phải tuyên bố tiếp tục “Mĩ hóa” cuộc chiến tranh Việt Nam.
doc 4 trang Bảo Ngọc 06/01/2024 600
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Tốt nghiệp THPT lần 1 môn Lịch sử năm 2020 - Sở GD và ĐT Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_tot_nghiep_thpt_lan_1_mon_lich_su_nam_2020_so_gd.doc

Nội dung text: Đề thi thử Tốt nghiệp THPT lần 1 môn Lịch sử năm 2020 - Sở GD và ĐT Nghệ An

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN KÌ THI THỬ TN THPT NĂM 2020 LIÊN TRƯỜNG THPT Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI Môn thi thành phần: LỊCH SỬ Đề thi có 4 trang Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Một trong những ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ là A. ta đã giành quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ. B. buộc Pháp phải kí Hiệp định Giơ-ne-vơ, chấm dứt chiến tranh. C. buộc Pháp phải thừa nhận thất bại và rút hết quân về nước. D. làm thất bại hoàn toàn chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của địch. Câu 2: Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương năm 1954 đã bị chi phối bởi A. sự phát triển của hệ thống Xã hội chủ nghĩa trên thế giới. B. âm mưu của Mĩ từng bước thay thế Pháp ở Đông Dương. C. phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á. D. cuộc chiến tranh lạnh giữa hai siêu cường Xô - Mĩ. Câu 3: Giai cấp nào có khả năng liên kết chặt chẽ với nông dân trong xã hội Việt Nam những năm 20 của thế kỉ XX? A. Tư sản. B. Nông dân. C. Công nhân. D. Tiểu tư sản. Câu 4: Thắng lợi nào của ta buộc Mĩ phải chấp nhận rút hết quân đội Mĩ và quân đồng minh về nước? A. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu thân 1968. B. Kí kết Hiệp định Pa ri về Việt Nam (tháng 1/1973). C. Chiến dịch Hồ Chí Minh (ngày 30/4/1975). D. Trận “Điện Biên Phủ trên không”(tháng 12/1972). Câu 5: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Tây Âu và Nhật Bản đều có chính sách đối ngoại gắn liền với Mĩ vì A. phải dựa vào viện trợ của Mĩ để khôi phục kinh tế. B. thực hiện thỏa thuận giữa các nước tại Hội nghị Ianta. C. dựa vào sức mạnh quân sự của Mĩ để đảm bảo an ninh quốc gia. D. cùng chung kẻ thù với Mĩ là Liên Xô và các nước XHCN. Câu 6: Sau khi giành độc lập, Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc hàng đầu thế giới về A. phát triển nông nghiệp. B. vũ khí nguyên tử. C. khoa học kĩ thuật. D. sản xuất phần mềm. Câu 7: Cuộc khởi nghĩa nào sau đây không mang tính chất “Cần vương”? A. Khởi nghĩa Hương Khê. B. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh. C. Khởi nghãi Bãi Sậy. D. Khởi nghĩa Yên Thế. Câu 8: Tổ chức nào được xem là tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam? A. Tần Việt Cách mạng đảng. B. Việt Nam Quốc dân đảng. C. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. D. Hội Liên hiệp thuộc địa. Câu 9: Nền kinh tế Nhật Bản những năm 1960 - 1973 được đánh giá là A. phát triển “thần kì”. B. phát triển không đều. C. phát triển chậm chạp. D. phát triển mạnh mẽ. Câu 10: Nội dung nào không phải là ý nghĩa của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam (1975 – 1976)? A. Tạo cơ sở hoàn thành thống nhất đất nước các lĩnh vực khác. B. Tạo điều kiện để Việt Nam mở rộng quan hệ quốc tế. C. Đánh dấu hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
  2. Câu 23: Khó khăn nào được Đảng ta xác định cần phải giải quyết cấp bách nhất sau cách mạng tháng Tám? A. Nạn đói. B. Ngoại xâm. C. Nạn dốt. D. Tài chính. Câu 24: Ta từ chối chấp nhận tối hậu thư của Pháp (ngày 18/12/1946) là giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu và giao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng không phải vì lí do nào? A. Độc lập, chủ quyền dân tộc bị xâm phạm. B. Trái ngược với truyền thống lịch sử dân tộc. C. Không phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. D. Ta đã chuẩn bị đầy đủ và sẵn sàng cho cuộc chiến. Câu 25: Hoạt động nào đã đưa Nguyễn Ái Quốc trở thành người Cộng Sản? A. Dự Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản. B. Tham gia Đại hội của Đảng Xã hội Pháp. C. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. D. Bỏ phiếu tán thành quốc tế thứ Ba. Câu 26: Quan điểm về lực lượng cách mạng trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 2/1930) đã đặt nền móng cho việc A. xây dựng mặt trận thống nhất. B. xác định kẻ thù cách mạng. C. xác định nhiệm vụ cách mạng. D. xây dựng lực lượng vũ trang. Câu 27: Đánh dấu bước chuyển biến từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác của phong trào công nhân Việt Nam là A. phong trào “vô sản hóa” (1928). B. phong trào công nhân Ba Son (1925). C. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930). D. chi bộ cộng sản đầu tiên thành lập (1929). Câu 28: Điểm tương đồng trong đường lối đổi mới (năm1986) và Cương lĩnh chính trị đầu tiên (tháng 2 năm 1930) của Đảng ta là A. đoàn kết quốc tế vô sản. B. chính sách đoàn kết dân tộc. C. tư tưởng độc lập dân tộc. D. nhiệm vụ cách mạng. Câu 29: Trong những năm 1945 – 1946, để đối phó với kẻ thù bên ngoài, trước ngày 6/3/1946 ta chủ trương A. hòa hoãn, tránh xung đột với Pháp và Trung Hoa dân quốc. B. thẳng tay trừng trị cả hai kẻ thù xâm lược và đuổi chúng về nước. C. hòa với Pháp để đuổi quân Trung Hoa dân quốc về nước . D. nhân nhượng, hòa hoãn với Trung Hoa dân quốc để đánh Pháp. Câu 30: Khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật” được Đảng ta đề ra vào thời điểm nào? A. Sau khi Nhật vào Đông Dương (9/1940). B. Trong cuộc cách mạng tháng Tám (1945). C. Sau khi Nhật đảo chính Pháp (3/1945). D. Tại Hội nghị lần thứ 8 của Đảng (5/1941). Câu 31: Sự kiện nào đánh dấu mối quan hệ đồng minh chống phát xít giữa Mĩ và Liên Xô bắt đầu tan vỡ? A. Sự ra đời của học thuyết Truman và kế hoạch Mác San của Mĩ (1947). B. Sự ra đời khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) và tổ chức Hiệp ước Vacsava. C. Sự ra đời của hai nước Cộng hòa Liên Bang Đức và Cộng hòa dân chủ Đức. D. Sự phân chia khu vực chiếm đóng của hai nước tại hội nghị Ianta (1945). Câu 32: Hai gọng kìm “tìm diệt và bình định” được Mĩ sử dụng trong chiến lược chiến tranh nào ở Việt Nam? A. Chiến tranh “đơn phương”. B. “Chiến tranh cục bộ”. C. Chiến tranh “Việt Nam hóa”. D. “Chiến tranh đặc biệt”. Câu 33: Điểm tương đồng trong các tổ chức yêu nước và cách mạng hoạt động ở Việt Nam những năm 20 của thế kỉ XX là đều A. hoạt động khắp cả nước và có cơ sở ở nước ngoài. B. hoạt động theo khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản. C. có mục đích cao nhất là đánh đuổi Pháp, giành độc lập. D. hoạt động theo khuynh hướng cách mạng vô sản.