Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1 môn Lịch sử - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Đội Cấn (Có đáp án)

Câu 6 (TH): Trong quá trình thực hiện chiến lược toàn cầu (từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000), Mĩ đã đạt được kết quả nào dưới đây?
A. Duy trì được vị trí cường quốc số một thế giới trên tất cả các lĩnh vực.
B. Duy trì được sự tồn tại và hoạt động của tất cả các tổ chức quân sự.
C. Làm các nước tư bản phương Tây đều lệ thuộc và liên minh chặt chẽ với Mĩ.
D. Làm chậm quá trình giành thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc.
Câu 7 (VDC): Sự kiện có tính đột phá làm xói mòn trật tự hai cực Ianta là
A. thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp ở Việt Nam (1954).
B. cách mạng Cuba lật đổ được chế độ độc tài Batixta (1959).
C. ba nước Inđônêxia, Việt Nam, Lào tuyên bố độc lập (1945).
D. cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc thành công (1949).
doc 24 trang Bảo Ngọc 06/01/2024 3840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1 môn Lịch sử - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Đội Cấn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_lan_1_mon_lich_su_nam_hoc_2020_2021.doc

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1 môn Lịch sử - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Đội Cấn (Có đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ THI THỬ THPTQG LẦN 1 TRƯỜNG THPT ĐỘI CẤN NĂM HỌC 2020 – 2021 MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian phát đề Câu 1 (NB): Trong phong trào yêu nước những năm đầu thế kỉ XX, Phan Bội Châu chủ trương chống Pháp theo xu hướng A. cải cách. B. bạo động. C. ôn hòa. D. hợp tác. Câu 2 (NB): Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á trở thành thuộc địa của A. phát xít Nhật. B. đế quốc Mĩ. C. thực dân Pháp. D. đế quốc Anh. Câu 3 (TH): Yếu tố khách quan dẫn tới sự ra đời của tổ chức ASEAN là A. nhu cầu giúp đỡ nhau giải để quyết khó khăn và phát triển. B. sự gần gũi về địa lí, tương đồng về lịch sử, kinh tế, văn hóa. C. sự xuất hiện của các tổ chức hợp tác khu vực trên thế giới. D. có chung mục tiêu chống lại chiến lược toàn cầu của Mĩ. Câu 4 (NB): Chiến lược phát triển kinh tế mà nhóm 5 nước sáng lập ASEAN đều tiến hành thời kì đầu sau khi giành độc lập là gì? A. Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu. B. Công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo. C. Công nghiệp hóa lấy nhập khẩu làm chủ đạo. D. Công nghiệp hóa thay thế xuất khẩu. Câu 5 (NB): Quốc gia nào sau đây tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng hòa vào năm 1959?
  2. Câu 11 (TH): Khó khăn cơ bản của kinh tế Mĩ trong thập niên 80 của thế kỉ XX là A. sự cạnh tranh ráo riết của Tây Âu, Nhật Bản. B. phong trào công nhân phát triển mạnh. C. thất bại trong chiến tranh xâm lược Việt Nam. D. các ngành công nghiệp then chốt suy thoái. Câu 12 (VD): Tư tưởng nào ngày càng mất vai trò chi phối trong phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỷ XX? A. Dân sinh dân chủ. B. Trung quân, ái quốc. C. Độc lập, tự do. D. Vì nước, vì dân. Câu 13 (NB): Trịnh Văn Cấn (Đội Cấn) là người lãnh đạo A. phong trào công nhân trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918). B. khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 - 1892). C. phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908). D. khởi nghĩa binh lính Thái Nguyên (1917). Câu 14 (NB): Vào năm 1974, sự kiện gì chứng tỏ Ấn Độ có bước phát triển nhanh chóng trên lĩnh vực khoa học - kĩ thuật? A. Ấn Độ có 7 vệ tinh nhân tạo đang hoạt động trong vũ trụ. B. Ấn Độ trở thành cường quốc công nghệ phần mềm. C. Ấn Độ phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo Trái Đất. D. Ấn Độ thử thành công bom nguyên tử. Câu 15 (TH): Từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh chủ yếu diễn ra dưới hình thức nào? A. Đấu tranh chính trị. B. Bãi công của công nhân.
  3. D. Tập trung cải cách hệ thống chính trị và đổi mới tư tưởng. Câu 21 (NB): Vì sao tháng 8-1908, chính phủ Nhật trục xuất toàn bộ lưu học sinh Việt Nam? A. Nhật Bản câu kết với thực dân Pháp ở Đông Dương. B. Các trường Nhật Bản không đủ sức tiếp nhận học sinh Việt Nam. C. Nhân dân Nhật tẩy chay phong trào Đông Du. D. Nhật Bản có mâu thuẫn với Việt Nam từ trước. Câu 22 (VD): Sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế? A. Chủ nghĩa xã hội bị suy giảm thế mạnh. B. Trật tự đơn cực được xác lập. C. Trật tự hai cực Ianta sụp đổ. D. Mĩ thực hiện được tham vọng làm bá chủ thế giới. Câu 23 (NB): Chiêu bài Mĩ sử dụng để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác trong Chiến lược “Cam kết và mở rộng” là A. ủng hộ độc lập dân tộc. B. chống chủ nghĩa li khai. C. tự do tín ngưỡng. D. thúc đẩy dân chủ. Câu 24 (TH): Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, ở Đông Nam Á, những nước nào sau đây có giai đoạn phải tiến hành kháng chiến chống chủ nghĩa thực dân mới? A. Mã Lai, Xingapo. B. Inđônêxia, Miến Điện. C. Đông Timo, Thái Lan. D. Việt Nam, Lào. Câu 25 (VD): Tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Liên minh châu Âu (EU) có điểm giống nhau là A. có thể chế chính trị giống nhau giữa các nước. B. luôn phát triển, biến đổi để thích nghi với hoàn cảnh. C. hợp tác giữa các nước trong khu vực dựa trên “ba trụ cột”.
  4. Câu 31 (VD): Tổ chức Liên hợp quốc có điểm gì khác với Hội Quốc liên? A. Chỉ bảo vệ lợi ích của các nước lớn. B. Không có lực lượng quân đội bảo vệ. C. Không có tính toàn diện, toàn cầu. D. Đại diện cho các dân tộc ở tất cả các châu lục. Câu 32 (VDC): Việc Liên Xô là một trong năm nước Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có nghĩa như thế nào trong quan hệ quốc tế? A. Khẳng định vai trò lãnh đạo tối cao của năm nước lớn trong tổ chức Liên hợp quốc. B. Góp phần hạn chế sự thao túng của chủ nghĩa tư bản đối với tổ chức Liên hợp quốc. C. Làm cho Liên hợp quốc giải quyết được mọi cuộc xung đột, tranh chấp trên thế giới. D. Làm cho Liên hợp quốc mở rộng thêm thành viên, tổ chức chặt chẽ hơn. Câu 33 (VD): Một trong những hệ quả từ chính sách cai trị của thực dân Anh còn tồn tại hiện nay ở Ấn Độ là gì? A. Mâu thuẫn tôn giáo, sắc tộc. B. Chia rẽ giữa các đảng phái chính trị. C. Thiếu hụt các nguồn tài nguyên thiên nhiên. D. Sự du nhập của văn hoá phương Tây. Câu 34 (NB): Yếu tố nào làm thay đổi chính sách đối nội đối ngoại của nước Mĩ khi bước sang thế kỉ XXI? A. Xung đột sắc tộc tôn giáo. B. Chủ nghĩa khủng bố. C. Chủ nghĩa ly khai. D. Sự suy thoái về kinh tế. Câu 35 (TH): Trong các liên minh quân sự dưới đây, liên minh quân sự nào không phải do Mĩ lập nên? A. NATO. B. CENTO. C. VÁCSAVA. D. SEATO.
  5. C. Chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự hai cực Ianta tan rã. D. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ.
  6. - Đáp án C chọn vì sự xuất hiện của các tổ chức hợp tác khu vực trên thế giới là nguyên nhân khách quan thúc đẩy các nước Đông Nam Á liên kết lại với nhau. - Đáp án D loại vì loại vì: + Trong 3 mục tiêu của chiến lược toàn cầu thì có 2 mục tiêu trực tiếp ảnh hưởng đến các nước Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng là: đàn áp phong trào cách mạng thế giới và ngặn chặn, đẩy lùi, tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới. + Khi Mĩ đã tiến hành cuộc chiến tranh ở Việt Nam sau đó mở rộng ra toàn Đông Dương thì một số nước Đông Nam Á là đồng minh của Mĩ như Philippin, Thái Lan. Câu 4: Đáp án A Phương pháp giải: SGK Lịch sử 12, trang 29. Giải chi tiết: Chiến lược phát triển kinh tế mà nhóm 5 nước sáng lập ASEAN đều tiến hành thời kì đầu sau khi giành độc lập là Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu. Câu 5: Đáp án A Phương pháp giải: SGK Lịch sử 12, trang 39. Giải chi tiết: Cuba tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng hòa vào năm 1959. Câu 6: Đáp án D Phương pháp giải: Suy luận, loại trừ đáp án. Giải chi tiết: - Đáp án A loại vì nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX, Nhật vươn lên trở thành siêu cường tài chính số 1 thế giới. - Đáp án B loại vì nhiều tổ chức quân sự do Mĩ và đồng minh lập nên đã ta rã như: SEATO, CEMTO, ANZUS,
  7. Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Cụ thể là làm chậm quá trình giành thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc của các nước Á, Phi, Mĩ Latinh. - Đáp án C loại vì đây là tác động tiêu cực. - Đáp án D loại vì chủ nghĩa thực dân bị giải trừ nhờ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc không ngừng nghỉ của nhân dân các nước Á, Phi, Mĩ Latinh. - Đáp án A chọn vì chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế giới đã cổ vũ về vật chất cũng như tinh thần đối với sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Ví dụ: từ năm 1950, cuộc kháng chiến chống Pháp và sau đó là chống Mĩ của nhân dân Việt Nam nhận được sự ủng hộ, viện trợ, giúp đỡ về vật chất và cổ vũ về tinh thần từ các nước XHCN như Liên Xô, Trung Quốc, Câu 9: Đáp án C Phương pháp giải: Suy luận, loại trừ các đáp án. Giải chi tiết: - Đáp án A loại vì chủ nghĩa đế quốc được hình thành từ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX và được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. - Đáp án B loại vì chủ nghĩa khủng bố không thuộc nội dung về chủ nghĩa đế quốc. Chủ nghĩa khủng bố là mối đe dọa chung cho toàn nhân loại. - Đáp án C chọn vì từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức cuối cùng của nó là chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác-thai), tập chủ ở ba nước miền nam châu Phi là Rô-đê-di-a, Tây Nam Phi và Cộng hòa Nam Phi. - Đáp án D loại vì việc phi thực dân hóa được hiểu là không còn chủ nghĩa thực dân mà chủ nghĩa thực dân sụp đổ khi hệ thống thuộc địa của nó sụp đổ. Câu 10: Đáp án D Phương pháp giải: SGK Lịch sử 12, trang 6. Giải chi tiết:
  8. Châu và Phan Châu Trinh – hai đại diện tiêu biểu cho sự chuyển biến quan trọng về tư tưởng, nhận thức của thế hệ các văn thân, sĩ phu tiến bộ đương thời: + Ban đầu Phan Bội Châu đã thành lập Duy tân hội với chủ trương đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập, thiết lập nền quân chủ lập hiến => Tức là lúc này vẫn còn vua, vẫn còn sự ảnh hưởng của tư tưởng trung quân, ái quốc thời phong kiến ở một mức độ nhất định. Sau đó, Phan Bội Châu đã dần chuyển từ tư tưởng yêu nước là trung quân sáng lập trường tư tưởng dân chủ tư sản qua việc thành lập Việt Nam Quang phục hội với khẩu hiệu “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam” => trong khẩu hiệu này, việc xác định thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam đã cho thấy tư tưởng trung quân, ái quốc đã không còn. + Phan Châu Trinh: chủ trương dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và phong kiến hủ bại => tư tưởng trung quân, ái quốc đã không còn. Câu 13: Đáp án D Phương pháp giải: SGK Lịch sử 11,trang 150. Giải chi tiết: Trịnh Văn Cấn (Đội Cấn) là người lãnh đạo khởi nghĩa binh lính Thái Nguyên (1917). Câu 14: Đáp án D Phương pháp giải: SGK Lịch sử 12, trang 34. Giải chi tiết: Vào năm 1974, Ấn Độ thử thành công bom nguyên tử. Điều này chứng tỏ Ấn Độ có bước phát triển nhanh chóng trên lĩnh vực khoa học - kĩ thuật. Câu 15: Đáp án C Phương pháp giải: SGK Lịch sử 12, trang 39 – 40, suy luận. Giải chi tiết:
  9. Phương pháp giải: Từ nguyên nhân sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu, liên hệ để rút ra bài học đối với công cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam hiện nay. Giải chi tiết: Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ CNXH ở Liên Xô và Đông Âu là thực hiện đa nguyên đa đảng, không giữ được vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản. => Từ sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu, có thể rút ra được bài học về việc duy trì sự lãnh đạo thống nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, không thực hiện đa nguyên đa đảng trong công cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam hiện nay. Câu 21: Đáp án A Phương pháp giải: SGK Lịch sử 11, trang 141. Giải chi tiết: Tháng 8-1908, chính phủ Nhật trục xuất toàn bộ lưu học sinh Việt Nam vì Nhật Bản câu kết với thực dân Pháp ở Đông Dương. Câu 22: Đáp án C Phương pháp giải: Phân tích các đáp án để chọn đáp án đúng. Giải chi tiết: - Đáp án A loại vì lúc này hệ thống XHCN đã không còn tồn tại. - Đáp án B loại vì Mĩ rất muốn thiết lập trật tự đơn cực do mình đứng đầu nhưng trật tự đơn cực chưa được xác lập do sự vươn lên của các cường quốc. - Đáp án C chọn vì lúc này 1 cực là phe XHCN đã sụp đổ. - Đáp án D loại vì Mĩ chưa thực hiện được tham vọng bá chủ thế giới vì các cường quốc vẫn đang vươn lên mạnh mẽ và dù Mĩ đứng đầu thế giới về nhiều mặt nhưng không phải là bá chủ thế giới. Câu 23: Đáp án D Phương pháp giải: SGK Lịch sử 12, trang 45.