Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1 môn Lịch sử - Năm học 2020-2021 - Trường THPT chuyên Lê Khiết (Có đáp án)

Câu 6: Vào đầu thập niên 70 của thế kỉ XX, quốc gia nào trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới?
A. CHLB Đức.
B. Hoa Kì.
C. Nhật Bản.
D. Liên Xô.
Câu 7: Một trong những nguyên nhân để Đảng Lao động Việt Nam quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 là do
A. tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ có lực lượng mỏng, bố phòng sơ hở.
B. đánh bại kế hoạch Nava, mở ra cục diện mới cho cuộc kháng chiến.
C. Điện Biên Phủ có địa hình thuận lợi, tạo điều kiện để ta mở chiến dịch.
D. để kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
doc 10 trang Bảo Ngọc 06/01/2024 3700
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1 môn Lịch sử - Năm học 2020-2021 - Trường THPT chuyên Lê Khiết (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_lan_1_mon_lich_su_nam_hoc_2020_2021.doc

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1 môn Lịch sử - Năm học 2020-2021 - Trường THPT chuyên Lê Khiết (Có đáp án)

  1. Đề thi thử môn sử 2021 chuyên Lê Khiết (Quảng Ngãi) lần 1 Câu 1: Trong giai đoạn 1939-1945, sau sự kiện nào dưới đây phát xít Nhật tuyên bố “giúp các dân tộc Đông Dương xây dựng nền độc lập”? A. Nhật đầu hàng quần Đồng minh (tháng 8-1945). B. Nhật vào Đông Dương (tháng 9-1940). C. Chính phủ Pháp đầu hàng Đức (tháng 6-1940). D. Nhật đảo chính Pháp (tháng 3-1945). Câu 2: Một trong những nét độc đáo về nghệ thuật giành chính quyền trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là A. lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang ba thứ quân kết hợp. B. thời gian giành chính quyền nhanh chóng, ít đổ máu. C. đồng loạt Tổng khởi nghĩa và tổng công kích trên cả nước. D. Tổng khởi nghĩa ngay khi Nhật đảo chính Pháp. Câu 3: Tháng 2-1945, những quyết định của Hội nghị tại Ianta (Liên Xô) không ảnh hưởng đến A. quan hệ Liên Xô - Mĩ sau chiến tranh. B. quan hệ Liên Xô - Tây u sau chiến tranh. C. số phận của phát xít Đức, Nhật Bản. D. cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật. Câu 4: Thắng lợi nào dưới đây của quân dân miền Nam có ý nghĩa mở đầu cho việc đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam? A. Chiến thắng An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài (xuân hè 1965). B. Thắng lợi trong hai mùa khô 1965-1966, 1966-1967. C. Chiến thắng Vạn Tường ở Quảng Ngãi (8-1965). D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968).
  2. B. dân quyền. C. dân chủ cộng hòa. D. quân chủ lập hiến. Câu 10: Nguồn gốc sâu xa của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là A. yêu cầu của các nước lớn trong cuộc Chiến tranh lạnh. B. những đòi hỏi của cuộc sống và sản xuất. C. thành tựu của cách mạng khoa học - kĩ thuật lần 1. D. yêu cầu của Chiến tranh thế giới thứ hai. Câu 11: Từ những năm 60 - 70 của thế kỷ XX, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN đã xây dựng, phát triển đất nước theo chiến lược A. kinh tế hướng nội. B. phát triển ngoại thương. C. phát triển công nghiệp nặng. D. kinh tế hướng ngoại. Câu 12: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới diễn ra sớm nhất ở khu vực nào? A. Đông Bắc Á. B. Mĩ Latinh. C. Nam Phi. D. Đông Nam Á. Câu 13: Nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam (1919-1930) là gì? A. Nặng về chủ trương tiến hành bằng bạo lực, ám sát cá nhân. B. Đường lối chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn cách mạng. C. Chưa tập hợp được lực lượng trong mặt trận dân tộc thống nhất.
  3. A. Vươn lên chi phối và lãnh đạo toàn thế giới. B. Thay đổi chính sách đối ngoại theo hướng mở. C. Dùng sức mạnh kinh tế để thao túng thế giới. D. Đề ra chiến lược toàn cầu mới để chống Nga. Câu 19: Quá trình mở rộng thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) diễn ra lâu dài và đầy trở ngại là vì A. khả năng quốc phòng của các nước yếu kém. B. chính sách chia rẽ của các nước thực dân, đế quốc. C. sự khác nhau về thể chế chính trị giữa các nước. D. các nước không có nhu cầu liên kết khu vực. Câu 20: Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội và bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp ở Việt Nam trong năm 1946 có tác dụng như thế nào đối với việc củng cố chính quyền nhân dân? A. Làm cho các cơ quan hành chính của cơ sở được hoàn thiện. B. Hệ thống chính quyền hợp pháp ở Trung ương và địa phương được kiện toàn. C. Làm thất bại hoàn toàn âm mưu muốn lật đổ chính quyền cách mạng của kẻ thù. D. Nâng cao uy tín quốc tế của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Câu 21: Sự ra đời của tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO, 1949) và tổ chức Hiệp ước Vacsava (1955) đã A. châm ngòi cho Chiến tranh lạnh. B. làm xói mòn trật tự hai cực Ianta. C. phá vỡ quan hệ đồng minh Xô - Mĩ. D. mở rộng quy mô của Chiến tranh lạnh. Câu 22: Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) của nhân dân Việt Nam đã góp phần thay đổi bản đồ chính trị thế giới vì đã A. Xóa bỏ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân trên phạm vi toàn thế giới. B. góp phần làm cho chiến lược toàn cầu của Mỹ bị đảo lộn.
  4. Câu 27: Các Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương trong thời kì 1936-1945 có điểm chung là đều A. có sự chuyển hướng đấu tranh cho cách mạng Việt Nam. B. có sự vận dụng linh hoạt chủ trương của Quốc tế Cộng sản. C. chủ trương sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng. D. xác định nhiệm vụ giải phóng dân tộc phải đặt lên hàng đầu. Câu 28: Một trong những nguyên tắc quan trọng của Đảng và Chính phủ Việt Nam khi nhân nhượng với quân Trung Hoa dân quốc và thực dân Pháp (từ tháng 9-1945 đến trước 19-12-1946) là A. Đảng Cộng sản được hoạt động. B. luôn coi chủ quyền quốc gia là bất khả xâm phạm. C. đảm bảo về an ninh quốc gia. D. không chấp nhận nằm trong khối liên hiệp của Pháp. Câu 29: Điểm khác nhau về hình thức đấu tranh của quân dân miền Nam sau khi kí Hiệp định Pari (1973) so với thời kì sau khi kí Hiệp định Giơnevơ (1954) là A. chỉ sử dụng hình thức đấu tranh quân sự. B. chỉ tiến hành đấu tranh chính trị và quân sự. C. kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao. D. đấu tranh chính trị là chủ yếu kết hợp với quân sự. Câu 30: Tính chất điển hình của Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam là giải phóng dân tộc vì A. quyền lợi của đại bộ phận người nông dân đã được giải quyết một cách triệt để. B. đã xóa bỏ mọi cơ sở kinh tế - xã hội của chế độ thực dân, phong kiến ở Việt Nam. C. đã góp phần cùng lực lượng trong phe Đồng minh đánh bại chủ nghĩa phát xít. D. đã lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - nhà nước của toàn thể nhân dân. Câu 31: Nội dung nào sau đây là đúng điểm giống nhau giữa chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) với chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) ở Việt Nam về bối cảnh lịch sử? A. Được mở ra khi đã có thắng lợi to lớn trên mặt trận ngoại giao
  5. D. thực hiện quan điểm “văn hóa hóa kháng chiến” của Đảng Cộng sản Đông Dương. Câu 36: Điểm chung về bối cảnh lịch sử khi Pháp đề ra các kế hoạch quân sự Rơve (1949), Đà Lát đơ Tátxinhi (1950) và Nava (1953) trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương (1945-1954) là A. so sánh tương quan lực lượng trên chiến trường đang có lợi cho Pháp. B. có sự phản đối của nhân dân Pháp đối với cuộc chiến tranh xâm lược. C. viện trợ của Mĩ đã chiếm hơn 2/3 ngân sách chiến tranh Đông Dương. D. thực dân Pháp đang có thể chủ động trên chiến trường chính ở Bắc Bộ. Câu 37: Nhận xét nào sau đây là đúng về điểm khác biệt giữa vai trò của Mặt trận Việt Minh (1941) với của Mặt trận được thành lập trước đó? A. Phân hóa và cô lập kẻ thù, tiến lên đánh bại chúng. B. Đoàn kết dân tộc để thực hiện nhiệm vụ dân tộc. C. Có chức năng như một chính quyền cách mạng. D. Khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc. Câu 38: Hội nghị lần thứ 15 (1-1959) và lần thứ 21 (7-1973) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đều quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng con đường bạo lực cách mạng là vì A. không thể tiếp tục đấu tranh bằng con đường hòa bình. B. mọi xung đột chỉ có thể được giải quyết bằng vũ lực. C. so sánh tương quan lực lượng có lợi cho cách mạng miền Nam. D. các lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam đã phát triển. Câu 39: Từ thực tiễn của các phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến đầu năm 1930 đã cho thấy A. cách mạng muốn thành công phải do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. B. tư tưởng dân chủ tư sản không có ảnh hưởng trong phong trào yêu nước. C. giai cấp nông dân không thể lãnh đạo cách mạng Việt Nam đến thành công. D. quần chúng nhân dân không ủng hộ khuynh hướng phong kiến và tư sản.