Đề thi thử Tốt nghiệp THPT lần 1 môn Lịch sử - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển (Có đáp án)

Câu 8: Chính sách nào sau đây không phải do chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh (Việt Nam, 1930 - 1931) ban hành?
A. Thành lập chính phủ dân chủ tự do của công - nông.
B. Xóa bỏ các tập tục lạc hậu, xây dựng đời sống mới.
C. Chia ruộng đất cho dân cày nghèo, bãi bỏ các thuế vô lý.
D. Thực hiện những quyền tự do dân chủ cho người dân.
Câu 9: Tháng 2-1925, Nguyễn Ái Quốc lựa chọn, giác ngộ một số thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã để thành lập tổ chức nào dưới đây?
A. Cộng sản đoàn.
B. Tân Việt Cách mạng đảng.
C. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.
D. Đảng Cộng sản Việt Nam.
doc 18 trang Bảo Ngọc 06/01/2024 640
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Tốt nghiệp THPT lần 1 môn Lịch sử - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_tot_nghiep_thpt_lan_1_mon_lich_su_nam_hoc_2020_20.doc

Nội dung text: Đề thi thử Tốt nghiệp THPT lần 1 môn Lịch sử - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển (Có đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT CÀ MAU KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LẦN 1 TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN NĂM HỌC 2020 – 2021 BÀI THI: KHXH – MÔN THI: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề MỤC TIÊU - Củng cố kiến thức về lịch sử thế giới từ 1945 - 2000 và lịch sử Việt Nam từ 1919 - 1954. - Rèn luyện các kĩ năng giải thích, phân tích, đánh giá, liên hệ các sự kiện, vấn đề lịch sử thông qua luyện tập các dạng câu hỏi từ cơ bản đến nâng cao. Tổng số câu Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao 40 câu 17 14 6 3 Câu 1: Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vécxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam đòi Chính phủ Pháp thừa nhận quyền A. tự do. B. độc lập. C. chủ quyền. D. thống nhất. Câu 2: Giai cấp công nhân Việt Nam có nguồn gốc xuất thân chủ yếu từ A. những nông dân bị tước đoạt ruộng đất. B. tầng lớp tiểu tư sản bị phá sản, chèn ép. C. một bộ phận tư sản dân tộc bị phá sản. D. thợ thủ cộng bị phá sản, thất nghiệp. Câu 3: Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế hướng nội (từ thập niên 50 – 60 của thế kỷ XX) nhóm 5 nước sáng lập ASEAN đã đạt được thành tựu nào dưới đây? A. Tỷ trọng công nghiệp cao hơn nông nghiệp trong nền kinh tế. B. Đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của nhân dân trong nước. C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, trở thành “con rồng kinh tế”. D. Mậu dịch đối ngoại tăng trưởng nhanh, xuất khẩu tăng mạnh. Câu 4: Năm 1949, lịch sử thế giới ghi nhận thành tựu nào của đất nước Liên Xô? A. Thực hiện thành công nhiều kế hoạch dài hạn. B. Lần đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo. C. Phá vỡ thế độc quyền về vũ khí nguyên tử của Mỹ. D. Đập tan âm mưu gây tranh lạnh của Mĩ. Câu 5: Trong chính sách đối ngoại, ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Mĩ triển khai A. chính sách láng giềng thân thiện. B. Chiến lược toàn cầu. C. chiến lược “Cam kết và mở rộng”. D. đạo luật trung lập. Câu 6: Đâu không phải là đặc điểm của cuộc mạng khoa học - công nghệ? A. Diễn ra với quy mô, nội dung và nhịp điệu chưa từng thấy.
  2. Câu 14: Ngày 13 - 8 - 1945, ngay khi nhận được những thông tin về việc Nhật Bản sắp đầu hàng quân Đồng minh, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh lập tức thành lập cơ quan nào? A. Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc. B. Ủy ban lâm thời Khu giải phóng. C. Ủy ban Quân sự cách mạng Bắc Kì. D. Ủy ban Dân tộc giải phóng miền Nam. Câu 15: Lực lượng nào dọn đường, tiếp tay cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam sau khi cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công? A. Đế quốc Anh. B. Việt Quốc, Việt Cách. C. Quân Nhật đang chờ giải giáp. D. Trung Hoa dân quốc. Câu 16: Tối ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và công nhân nhà máy điện Yên Phụ (Hà Nội) phá máy, tắt điện – là sự kiện đánh dấu A. mở đầu cho cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp. B. Pháp đã chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam lần thứ hai. C. Trung ương và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về Việt Bắc an toàn. D. Kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp đã thất bại. Câu 17: Trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), quân đội Việt Nam đánh Pháp bằng việc A. trí tuệ thắng vũ khí hiện đại. B. lấy lực thắng thế. C. hiệp đồng các binh chủng. D. lấy ít địch nhiều. Câu 18: Cuộc Chiến tranh lạnh do Mĩ phát động (1947 - 1989) chủ yếu nhằm mục đích nào sau đây? A. Khẳng định vị trí siêu cường số một của nước Mĩ. B. Dùng sức mạnh quân sự can thiệp vào các nước. C. Chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. D. Sự giao lưu, hợp tác quốc tế ngày càng được mở rộng. Câu 19: Ý nghĩa then chốt của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ nửa sau thế kỷ XX là gì? A. Thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất. B. Tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa khổng lồ. C. Đưa loài người chuyển sang nền văn minh trí tuệ. D. Sự giao lưu, hợp tác quốc tế ngày càng mở rộng. Câu 20: Với tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919 – 1929), nền kinh tế Việt Nam A. có điều kiện phát triển độc lập với kinh tế Pháp. B. có sự chuyển biến rất nhanh và mạnh về cơ cấu. C. có đủ khả năng cạnh tranh với nền kinh tế Pháp. D. phổ biến vẫn trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. Câu 21: Trong bối cảnh thế giới bị phân chia làm “hai cực”, “hai phe”, nguyên tắc hoạt động nào được xem là có ý nghĩa thực tiễn nhất đối với tổ chức Liên hợp quốc? A. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. B. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước thành viên. C. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. D. Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn trong Hội đồng Bảo an.
  3. Câu 29: Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc khi mới về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam đã chọn Cao Bằng làm nơi dừng chân đầu tiên, vì đó là A. quần chúng cách mạng sẵn sàng hi sinh để đấu tranh. B. bọn đế quốc xâm lược có nhiều sơ hở, không quan tâm. C. các lực lượng chính trị, vũ trang đã vào vị trí sẵn sàng. D. có phong trào cách mạng tốt, cùng địa hình hiểm yếu. Câu 30: Tư tưởng cốt lõi trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) là A. nhiệm vụ chiến lược của cách mạng. B. mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với thế giới. C. lực lượng chủ yếu tham gia cách mạng. D. giai cấp lãnh đạo cách mạng, hình thức đấu tranh. Câu 31: Điểm chung trong nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc (1945), Định ước Henxinki (8 - 1975) và Hiệp ước Bali (2 - 1976) là gì? A. Tăng cường hỗ trợ nhân đạo cho các nước đang phát triển. B. Giải quyết các tranh chấp thông qua biện pháp hòa bình. C. Thúc đẩy nhanh việc hợp tác về kinh tế, văn hóa, giáo dục. D. Duy trì nền hòa bình và an ninh trên phạm vi toàn thế giới. Câu 32: Từ sau Chiến tranh lạnh, hình thức chủ yếu trong cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc là A. xây dựng sức mạnh tổng hợp của quốc gia. B. chạy đua vũ trang và khẳng định sức mạnh quân sự. C. vừa mở rộng hợp tác vừa cạnh tranh quyết liệt. D. tập trung nghiên cứu và áp dụng khoa học - công nghệ. Câu 33: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử sau sự kiện nào dưới đây? A. Làm phân hóa được tổ chức chính trị Tân Việt cách mạng đảng. B. Đông Dương Cộng sản liên đoàn, An Nam cộng sản đảng ra đời. C. Tạo tiền đề trực tiếp đưa tới việc ra đời một chính đảng thống nhất. D. Ba tổ chức cộng sản của Việt Nam ra đời và hoạt động thống nhất. Câu 34: Các chiến dịch của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1954) đều A. kết hợp đánh du kích, phục kích với đánh công kiên, chính quy. B. nhằm giữ vững quyền chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ). C. có bước phát triển về hướng tiến công chủ yếu trên chiến trường. D. từng bước làm phá sản kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp. Câu 35: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam thắng lợi dựa trên nhân tố nào? A. Các lực lượng trung gian đã ngả hẳn về phía cách mạng B. Điều kiện chủ quan và khách quan đều thuận lợi. C. Sự chuẩn bị chu đáo và quyết tâm giành chính quyền.
  4. SGK Lịch sử 12, trang 11. Cách giải: Năm 1949, lịch sử thế giới ghi nhận thành tựu chế tạo thành công bom nguyên tử, vỡ thế độc quyền về vũ khí nguyên tử của Mỹ của Liên Xô. Chọn C. Câu 5 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 44. Cách giải: Trong chính sách đối ngoại, ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới. Chọn B. Câu 6 (TH): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 66 – 67, suy luận. Cách giải: - Nội dung các phương án A, B, C là đặc điểm của cuộc mạng khoa học - công nghệ. - Nội dung phương án D là đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật ở thế kỉ XVIII. Chọn D. Câu 7 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 80. Cách giải: Năm 1925, tiểu tư sản Việt Nam tổ chức hoạt động đòi trả tự do cho Phan Bội Châu. Chọn D. Câu 8 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 93 – 94. Cách giải: Thành lập chính phủ dân chủ tự do của công - nông không phải là chính sách do chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh ban hành. Chọn A. Câu 9 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 83. Cách giải: Tháng 2-1925, Nguyễn Ái Quốc lựa chọn, giác ngộ một số thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã để thành lập tổ chức Cộng sản đoàn. Chọn A. Câu 10 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 88. Cách giải:
  5. Câu 16 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 130. Cách giải: Tối ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và công nhân nhà máy điện Yên Phụ (Hà Nội) phá máy, tắt điện- là sự kiện đánh dấu mở đầu cho cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp. Chọn A. Câu 17 (TH): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 150, suy luận. Cách giải: A loại vì ất cũng áp dụng vũ khí hiện đại trong chiến dịch này. B loại vì ta đang nắm quyền chủ động trên chiến trường còn Pháp đang ở thế bị động, sa lầy trong chiến tranh. C chọn vì nghệ thuật quân sự được sử dụng trong chiến dịch Điện Biên Phủ là đánh hiệp đồng binh chủng quy mô lớn. D loại vì lực lượng quân ta tham chiến gấp khoảng 3 lần quân Pháp. Chọn C. Câu 18 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 59. Cách giải: Cuộc Chiến tranh lạnh do Mĩ phát động (1947 - 1989) chủ yếu nhằm mục đích chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Chọn C. Câu 19 (VD): Phương pháp: Phân tích các phương án. Cách giải: A chọn vì các nhân tố sản xuất ở đây bao gồm: người lao động, công cụ sản xuất, trao đổi hàng hóa. Cách mạng khoa học kĩ thuật càng phát triển thì càng yêu cầu người lao động phải nâng cao trình độ để có thể sử dụng máy móc để sản xuất. Công cụ sản xuất không phải chỉ có máy dệt bằng hơi nước nữa mà còn có nhiều loại máy móc chạy bằng điện, ánh sáng mặt trời, đây là ý nghĩa then chốt của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ nửa sau thế kỷ XX. B, D loại vì đây là kết quả, tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ nửa sau thế kỷ XX. C loại vì đây là ý nghĩa lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ nửa sau thế kỷ XX. Chọn A. Câu 20 (NB):
  6. Dựa vào nguyên nhân phát triển kinh tế của Mĩ (SGK Lịch sử 12, trang 42), của Tây Âu (SGK Lịch sử 12, trang 47 – 48) và của Nhật Bản (SGK Lịch sử 12, trang 55) để so sánh. Cách giải: A loại vì các công ty của Tây Âu và Nhật Bản cũng có trình độ tập trung tư bản cao và cạnh tranh lớn. B loại vì Tây Âu cũng có nguồn tài nguyên phong phú, trình độ dân trí cao C chọn vì Mĩ làm giàu nhờ buôn bán vũ khí trong hai cuộc chiến tranh thế giới còn Tây Âu và Nhật Bản thì không có điều này. D loại vì người lao động ở Tây Âu và Nhật Bản cũng có trình độ khoa học – kĩ thuật rất cao. Chọn C. Câu 24 (TH): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 81, suy luận. Cách giải: - Nội dung các phương án A, B, C là ý nghĩa của việc Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin (7- 1920). - Nội dung phương án D không phải là ý nghĩa của việc Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin (7- 1920) bởi vì sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 mới là sự kiện đánh dấu sự chấm dứt hoàn toàn khủng hoảng về đường lối cứu nước. Chọn D. Câu 25 (TH): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 112, suy luận. Cách giải: Ở mặt trận châu Á – Thái Bình Dương, quân Đồng minh giáng cho quân Nhật những đòn nặng nề. Ở Đông Dương, lực lượng quân Pháp theo phái Đờ Gôn ráo riết hoạt động, chờ thời cơ phản công quân Nhật. Mâu thuẫn Pháp – Nhật ngày càng trở nên gay gắt – để tránh bị quân Pháp đâm sau lưng thì quân Nhật đã hành động trước ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp và độc chiếm Đông Dương. Chọn B. Câu 26 (VD): Phương pháp: Phân tích các phương án. Cách giải: A chọn vì lực lượng vũ trang đóng vai trò nòng cốt, xung kích, hỗ trợ lực lượng chính trị. B loại vì lực lượng chính trị của quần chúng chiếm đa số. C loại vì lực lượng vũ trang có hạn nên chỉ có thể hỗ trợ chứ không thể bảo vệ hết được lực lượng chính trị. D loại vì lực lượng chính trị giữ vai trò quyết định. Chọn A.