6 Đề khảo sát chất lượng các môn thi Tốt nghiệp THPT lần 2 môn Lịch sử - Năm học 2021-2022 - Trường THPT chuyên Lam Sơn (Có đáp án)

Câu 9: Vì sao nói “Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta, song chưa trọn vẹn”?
A. Ngay sau ngày kí kết, Mĩ đã cấu kết Pháp để phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ.
B. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân chưa hoàn thành trên cả nước.
C. Thực dân Pháp rút khỏi nước ta khi chưa tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử.
D. Mĩ đã không tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam.
Câu 10: Năm 1930 ở Việt Nam, khuynh hướng vô sản thắng thế đã giành quyền lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc và giai cấp vì lí do nào sau đây?
A. Là khuynh hướng cách mạng tiên tiến, đáp ứng được yêu cầu của lịch sử.
B. Đáp ứng được nguyện vọng của quần chúng công - nông.
C. Ra đời và đúc kết được kinh nghiệm thất bại của khuynh hướng tư sản.
D. Khuynh hướng phong kiến và dân chủ tư sản đã lỗi thời.
doc 32 trang Bảo Ngọc 06/01/2024 2580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "6 Đề khảo sát chất lượng các môn thi Tốt nghiệp THPT lần 2 môn Lịch sử - Năm học 2021-2022 - Trường THPT chuyên Lam Sơn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doc6_de_khao_sat_chat_luong_cac_mon_thi_tot_nghiep_thpt_lan_2_m.doc

Nội dung text: 6 Đề khảo sát chất lượng các môn thi Tốt nghiệp THPT lần 2 môn Lịch sử - Năm học 2021-2022 - Trường THPT chuyên Lam Sơn (Có đáp án)

  1. SỞ GD & ĐT THANH HÓA KÌ THI KSCL CÁC MÔN THI TỐT NGHIỆP THPT - LẦN 2 TRƯỜNG THPT CHUYÊN LAM SƠN Năm học: 2021-2022 Môn thi: Lịch sử ĐỀ THI CHÍNH THỨC Ngày thi: 03/04/2022 ( Đề thi gồm có 40 câu, 05 trang) Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề) Mã đề thi 132 Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 đã mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam vì A. quân đội ta đã giành được quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ. B. buộc thực dân Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài với ta. C. đã làm xoay chuyển cục diện cuộc chiến tranh ở Đông Dương. D. quân đội ta đã giữ vững quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ. Câu 2: Thắng lợi nào của nhân dân Việt Nam đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp? A. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (2 - 1930). B. Cách mạng tháng Tám năm 1945. C. Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954). D. Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975). Câu 3: Âm mưu của Mĩ khi can thiệp ngày càng sâu vào cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương (1945 - 1954) của thực dân Pháp là gì? A. Giúp Pháp kéo dài và mở rộng chiến tranh, nâng cao vị trí chủ nghĩa tư bản. B. Nhằm từng bước nắm quyền điều khiển trực tiếp chiến tranh ở Đông Dương. C. Khẳng định sức mạnh quân sự và tài chính số một thế giới của Mĩ. D. Biến Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ ở châu Á. Câu 4: Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam trong việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (1946) và Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954) là gì? A. Công nhận các quyền dân tộc cơ bản. B. Đảm bảo giành thắng lợi từng bước. C. Không vi phạm chủ quyền quốc gia. D. Đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng. Câu 5: Hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1921 – 1924 có ý nghĩa gì? A. Bước đầu chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. B. Trực tiếp chuẩn bị về điều kiện cán bộ, tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản VIệt Nam. C. Thống nhất các tổ chức cộng sản thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. D. Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. Câu 6: Từ thực tiễn 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945 - 1975) cho thấy Đảng Cộng sản Đông Dương (từ năm 1951 là Đảng Lao động Việt Nam) chỉ tiến hành bạo lực cách mạng khi A. kẻ thù xâm lược bắt đầu sử dụng bạo lực phản cách mạng. B. không thể tiếp tục dấu tranh bằng phương pháp hòa bình. C. lực lượng vũ trang ba thứ quân được xây dựng hoàn chỉnh. D. có sự giúp đỡ trực tiếp của các nước xã hội chủ nghĩa. Câu 7: Bài học kinh nghiệm lớn nhất được rút ra cho cách mạng Việt Nam từ sự thất bại của phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là gì? A. Xây dựng một mặt trận dân tộc thống nhất để đoàn kết dân tộc. B. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ. C. Phát huy truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
  2. Câu 16: Điểm giống nhau giữa chiến thắng Ấp Bắc (1963) với chiến thắng Vạn Tường (1965) của quân dân Việt Nam trong thời kỳ 1954 – 1975 là A. đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của 2 chiến lược chiến tranh của Mĩ. B. Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở miền Nam. C. Mở ra khả năng đánh bại chiến lược chiến tranh mới của Mĩ. D. Chứng tỏ quân dân miền Nam đã đánh bại quân viễn chinh Mĩ. Câu 17: Từ Chính sách kinh tế mới (NEP) của nước Nga Xô viết, bài học kinh nghiệm nào mà Việt Nam có thể học tập trong công cuộc đổi mới đất nước? A. Hạn chế sự đầu tư, kinh doanh của tư nhân nước ngoài vào Việt Nam. B. Chỉ nên chú trọng phát triển các ngành công nghiệp nặng. C. Xây dựng kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước. D. Chỉ tập trung phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn. Câu 18: Khoảng 20 năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ 2, Mĩ trở thành A. một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính trên thế giới. B. nước độc quyền về vũ khí nguyên tử trên thế giới C. nước duy nhất thống trị toàn thế giới. D. trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới. Câu 19: Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ sau ngày 2/9/1945 đến ngày 19/12/1946 phản ánh quy luật nào của lịch sử dân tộc Việt Nam? A. Luôn giữ vững chủ quyền dân tộc. B. Kiên quyết chống giặc ngoại xâm. C. Dựng nước đi đôi với giữ nước. D. Mềm dẻo trong quan hệ đối ngoại. Câu 20: Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam (1945) đã góp phần vào A. làm xói mòn trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai. B. chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai. C. đánh bại hoàn toàn chủ nghĩa thực dân cũ trên toàn thế giới. D. đánh bại hoàn toàn chủ nghĩa thực dân mới trên toàn thế giới. Câu 21: Chiến thắng Việt Bắc năm 1947 của quân dân Việt Nam đã buộc thực dân Pháp phải chuyển từ chiến lược đánh nhanh thắng nhanh sang A. đánh phân tán.B. đánh lâu dài. C. đánh tiêu hao. D. phòng ngự. Câu 22: Trong năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám (1945), Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương chuyển từ nhân nhượng với Trung Hoa Dân quốc sang hòa hoãn với Pháp là vì A. Pháp, Trung Hoa Dân quốc đang tranh chấp Việt Nam. B. Pháp và Trung Hoa Dân quốc đã ký Hiệp ước Hoa - Pháp. C. Pháp mạnh hơn Trung Hoa Dân quốc. D. Pháp - Trung Hoa Dân quốc chuẩn bị rút quân về nước. Câu 23: Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là A. báo Thanh niên. B. báo Đời sống người cần lao. C. báo Người cùng khổ. D. báo Nhân đạo. Câu 24: Năm 1957, Liên Xô đạt được thành tựu tiêu biểu nào về khoa học – kĩ thuật? A. Đưa con người lên thám hiểm mặt trăng. B. Phóng tàu vũ trụ bay vòng quanh trái đất. C. Chế tạo thành công bom nguyên tử. D. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo. Câu 25: Những quyết định của Hội nghị Ianta đã ảnh hưởng như thế nào đến quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Thế giới có sự đối lập nhau về xã hội, kinh tế, chính trị.
  3. B. Hội phản đế đồng minh Đông Dương. C. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh. D. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương. Câu 36: Với học thuyết Phucưđa (1977) và học thuyết Kaiphu (1991), Nhật Bản tăng cường A. quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và ASEAN. B. quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và Campuchia. C. quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và Triều Tiên. D. quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và Trung Quốc. Câu 37: Sự kiện thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước trong nhân dân sau khi Pháp cơ bản hoàn thành xâm lược Việt Nam A. cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến bị thất bại. B. sự cướp bóc và tàn sát nhân dân của thực dân Pháp sau khi phe chủ chiến thất bại. C. thực dân Pháp thiết lập chế độ bảo hộ và bộ máy chính quyền ở Bắc và Trung kì. D. Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương. Câu 38: Trong giai đoạn 1936 – 1939, kẻ thù trước mắt của cách mạng Việt Nam được Đảng Cộng sản Đông Dương xác định là A. đế quốc Pháp xâm lược và phong kiến tay sai. B. toàn bộ kẻ thù của dân tộc Việt Nam và Đông Dương. C. một bộ phận chủ chốt trong kẻ thù của dân tộc. D. phản động Pháp ở thuộc địa và tay sai. Câu 39: Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, những tác động từ cục diện hai phe, hai cực tới cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam (1945 – 1954) được thể hiện qua nhiều phương diện, ngoại trừ A. Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai miền Nam – Bắc theo vĩ tuyến 17 (Quảng Trị). B. Việt Nam được Liên Xô giúp đỡ, tham gia vào Hội đồng tương trợ Kinh tế (SEV). C. nhân dân Việt Nam nhận được sự ủng hộ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. D. từ năm 1950, Mĩ can thiệp sâu và ngày càng có dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh. Câu 40: Một trong những chính sách tích cực của Xô viết Nghệ - Tĩnh trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam là A. bãi bỏ thứ thuế thân, thuế chợ. B. ban hành tự do báo chí. C. trả tự do cho tù chính trị. D. cấp ruộng đất cho nông dân và trí thức. HẾT
  4. D. Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975). Câu 8: Vì sao nói “Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta, song chưa trọn vẹn”? A. Ngay sau ngày kí kết, Mĩ đã cấu kết Pháp để phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ. B. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân chưa hoàn thành trên cả nước. C. Thực dân Pháp rút khỏi nước ta khi chưa tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử. D. Mĩ đã không tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam. Câu 9: Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975), cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò A. tiền tuyến lớn cho cách mạng cả nước. B. quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước. C. quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam. D. chỉ làm hậu phương cho sự nghiệp cách mạng cả nước. Câu 10: Mặt trận được thành lập trong thời kì đấu tranh dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam là A. Hội phản đế đồng minh Đông Dương. B. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương. C. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh. D. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. Câu 11: Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 – 1975), việc Mĩ tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược đánh dấu sự phá sản của chiến lược chiến tranh nào? A. Đông Dương hóa chiến tranh. B. Chiến tranh đặc biệt. C. Chiến tranh cục bộ. D. Việt Nam hóa chiến tranh. Câu 12: Sự phát triển của phong trào công nhân (1926 – 1929) có ý nghĩa gì đối với sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam? A. Tiếp nhận các trào lưu tư tưởng tiến bộ truyền bá vào Việt Nam. B. Là yếu tố quyết định dẫn tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. C. Là lực lượng đi đầu trong phong trào cách mạng dân tộc dân chủ. D. Đã tập hợp đông đảo các lực lượng chống đế quốc. Câu 13: Năm 1941 sau khi về Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa cách mạng vì đây là nơi có A. địa hình thuận lợi để phát triển lực lượng. B. các tổ chức cứu quốc đã được thành lập. C. lực lượng vũ trang phát triển lớn mạnh. D. nhiều căn cứ du kích đã được xây dựng. Câu 14: Từ thực tiễn 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945 - 1975) cho thấy Đảng Cộng sản Đông Dương (từ năm 1951 là Đảng Lao động Việt Nam) chỉ tiến hành bạo lực cách mạng khi A. kẻ thù xâm lược bắt đầu sử dụng bạo lực phản cách mạng. B. không thể tiếp tục dấu tranh bằng phương pháp hòa bình. C. lực lượng vũ trang ba thứ quân được xây dựng hoàn chỉnh. D. có sự giúp đỡ trực tiếp của các nước xã hội chủ nghĩa. Câu 15: Từ Chính sách kinh tế mới (NEP) của nước Nga Xô viết, bài học kinh nghiệm nào mà Việt Nam có thể học tập trong công cuộc đổi mới đất nước? A. Chỉ tập trung phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn. B. Xây dựng kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước. C. Chỉ nên chú trọng phát triển các ngành công nghiệp nặng. D. Hạn chế sự đầu tư, kinh doanh của tư nhân nước ngoài vào Việt Nam. Câu 16: Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) của nhân dân Việt Nam đã mở ra kỉ nguyên A. nhân dân lao động làm chủ đất nước.