Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Lịch sử - Mã đề 005 - Năm học 2020-2021 - Sở GD và ĐT Tuyên Quang (Có đáp án)

Câu 7: Trong phong trào cách mạng 1930-1931, Xô Viết Nghệ - Tĩnh đã
A. xóa bỏ các tệ nạn xã hội.
B. để ra đề cương văn hóa Việt Nam.
C. xây dựng hệ thống trường học các cấp.
D. thực hiện cải cách giáo dục.
Câu 8: Những lực lượng xã hội mới xuất hiện ở Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp là
A. công nhân, tư sản, tiểu tư sản. B. tư sản, nông dân và địa chủ.
C. nông dân, địa chủ, công nhân. D. công nhân, tiểu tư sản, địa chủ.
doc 15 trang Bảo Ngọc 06/01/2024 6140
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Lịch sử - Mã đề 005 - Năm học 2020-2021 - Sở GD và ĐT Tuyên Quang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_tot_nghiep_thpt_mon_lich_su_ma_de_005_nam_hoc_202.doc

Nội dung text: Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Lịch sử - Mã đề 005 - Năm học 2020-2021 - Sở GD và ĐT Tuyên Quang (Có đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT TUYÊN QUANG ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM HỌC 2020 – 2021 Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI Môn thể thành phần: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 50 phút Mã đề: 005 MỤC TIÊU - Củng cố kiến thức về lịch sử thế giới từ 1917 - 2000 và lịch sử Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX - 1973. - Rèn luyện các kĩ năng giải thích, phân tích, đánh giá, liên hệ các sự kiện, vấn đề lịch sử thông qua luyện tập các dạng câu hỏi từ cơ bản đến nâng cao. Tổng số câu Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao 40 câu 21 9 10 0 Câu 1: Để khôi phục kinh tế, ổn định tình hình chính trị - xã hội, tháng 3/1921, Đảng Bôn-sê vích (Nga) đã quyết định thực hiện A. Chính sách Cộng sản thời chiến. B. Sắc lệnh ruộng đất. C. Chính sách mới. D. Chính sách kinh tế mới (NEP). Câu 2: Điểm khác nhau cơ bản giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt" (1961-1963) với chiến tranh “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam về A. kết quả. B. phương tiện chiến tranh. C. cố vấn lãnh đạo. D. lực lượng chủ yếu. Câu 3: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ được đặt dưới sự lãnh đạo của A. Đảng Quốc đại. B. Đảng Dân tộc. C. Đảng Cộng sản. D. Đảng Cộng hòa. Câu 4: Phong trào đấu tranh nào của nhân dân Việt Nam được coi là cuộc tập được lần thứ nhất của Đảng và quần chủng cho Cách mạng tháng Tám (1945)? A. Phong trào cách mạng 1930-1931. B. Phong trào dân chủ 1936-1939. C. Phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945. D. Phong trào dân tộc dân chủ 1919-1925. Câu 5: Các thế lực ngoại xâm có mặt ở Việt Nam từ tháng 9/1940 đến trước 2/9/1945 là A. Anh, Pháp. B. Pháp, Mĩ. C. Nhật Bản, Anh. D. Pháp, Nhật Bản. Câu 6: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhận nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!”. Đoạn trích
  2. Câu 16: Trong giai đoạn 1939-1945, sự kiện lịch sử thế giới nào sau đây có ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam? A. Mĩ phát động cuộc Chiến tranh lạnh. B. Liên Xô và Mĩ chấm dứt Chiến tranh lạnh. C. Trật tự hai cực Ianta sụp đổ. D. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Câu 17: Sự kiện nào sau đây có tác động, ảnh hưởng tích cực đến cách mạng Việt Nam sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) kết thúc? A. Thành công của Cách mạng tháng Mười Nga (1917). B. Phe Hiệp ước thắng trận trong chiến tranh (1918). C. Sự thiết lập của một trật tự thế giới mới. D. Pháp tham dự Hội nghị bình Vécxai. Câu 18: Nội dung nào trong Hiệp định Pari có ý nghĩa quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng miền Nam Việt Nam? A. Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội. B. Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị thông qua tổng tuyển cử tự do. C. Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống phá miền Bắc Việt Nam. D. Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh, hủy bỏ các căn cứ quân sự. Câu 19: Nội dung nào không phản ánh đúng vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam? A. Soạn thảo và đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. B. Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam - con đường cách mạng vô sản. C. Đánh giá chính xác thời cơ, kiên quyết phát động và lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa. D. Đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng. Câu 20: Đông Khê được chọn là nơi mở đầu chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 của quân dân Việt Nam, vì đó là vị trí A. ít quan trọng nên quân Pháp không chú ý phòng thủ. B. có thể đột phá, chia cắt tuyến phòng thủ của quân Pháp. C. án ngữ Hành lang Đông - Tây của thực dân Pháp. D. quan trọng nhất và tập trung cao nhất binh lực của Pháp. Câu 21: “Tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, đấu tranh để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và tay sai để tự cứu lấy mình” là mục tiêu hoạt động của tổ chức nào? A. Tân Việt Cách mạng Đảng. B. Việt Nam Quốc dân Đảng. C. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. D. Đảng Lập hiến. Câu 22: Trong giai đoạn 1954-1973, sự kiện chính trị nào sau đây đã biểu thị quyết tâm của nhân dân ba nước Đông Dương đoàn kết chiến đấu chống Mĩ? A. Hội nghị Bộ trưởng ba nước Đông Dương. B. Liên minh chống Mĩ được thành lập.
  3. B. Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. C. Đi từ khởi nghĩa từng phần đến tổng khởi nghĩa. D. Công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp. Câu 31: Việc ký kết Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức (1972) và Định ước Henxinki (1975) đều có tác động nào sau đây? A. Dẫn đến chấm dứt sự cạnh tranh giữa các cường quốc ở châu Âu. B. Làm xuất hiện cụ thể liên kết khu vực ở châu Âu. C. Dẫn đến sự ra đời của Cộng đồng châu Âu (EC). D. Góp phần làm cho tình hình chính trị châu Âu chuyển biến tích cực. Câu 32: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những nhân tố dẫn đến sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)? A. Muốn liên kết lại để tránh ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài (Mĩ). B. Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông, buộc các nước phải liên kết lại. C. Nhu cầu liên kết, hợp tác giữa các nước để cùng phát triển. D. Sự hoạt động hiệu quả của các tổ chức hợp tác khu vực trên thế giới. Câu 33: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những bước tiến của phong trào công nhân Việt Nam trong những năm 1919-1925 so với giai đoạn trước? A. Công nhân đã chuyển sang đấu tranh tự giác. B. Thời gian đấu tranh dài hơn. C. Quy mô đấu tranh lớn hơn. D. Hình thức bãi công phổ biến hơn. Câu 34: Lí luận giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc có tác động như thế nào đối với lịch sử Việt Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX? A. Chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước đầu thế kỉ XX. B. Làm cho phong trào yêu nước chuyển hẳn sang quỹ đạo cách mạng vô sản. C. Tạo cơ sở cho sự hình thành phong trào dân tộc theo khuynh hướng vô sản. D. Trực tiếp chuẩn bị đầy đủ những điều kiện cho sự ra đời của Đảng Cộng sản. Câu 35: Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á đều là thuộc địa của đế quốc Âu-Mỹ, ngoại trừ A. Philipphin. B. Việt Nam. C. Thái Lan. D. Indonexia. Câu 36: Trong giai đoạn 1919-1925, giai cấp tư sản Việt Nam đã A. thành lập các tổ chức chính trị, như: Việt Nam Nghĩa Đoàn, Hội Phục Việt. B. xuất bản các tờ báo tiến bộ như: Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê C. đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu (1925) và để tang Phan Châu Trinh (1926). D. đấu tranh chống độc quyền ở cảng Sài Gòn và Nam Kì của tư bản Pháp (1923). Câu 37: Nội dung nào phản ánh đúng vai trò của Phiđen Caxtơrô đối với cách mạng Cuba sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Tiến hành đấu tranh ngoại giao, phá vỡ sự bao vây, cấm vận của Mĩ. B. Lãnh đạo nhân dân Cuba đấu tranh lật đổ chế độ độc tài thân Mĩ. C. Lãnh đạo cuộc đấu tranh vũ trang, lật đổ chế độ thực dân cũ của Mĩ.
  4. ĐÁP ÁN 1-D 2-D 3-A 4-A 5-D 6-C 7-A 8-A 9-A 10-B 11-C 12-A 13-B 14-A 15-C 16-D 17-A 18-D 19-B 20-B 21-C 22-D 23-B 24-C 25-C 26-B 27-D 28-A 29-C 30-D 31-D 32-B 33-A 34-C 35-C 36-D 37-B 38-B 39-C 40-B HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 1 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 11, trang 59. Cách giải: Để khôi phục kinh tế, ổn định tình hình chính trị - xã hội, tháng 3/1921, Đảng Bôn-sê-vích (Nga) đã quyết định thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP). Chọn D. Câu 2 (VD): Phương pháp: Dựa vào cố vấn, lực lượng, phương tiện chiến tranh và kết quả của hai chiến lược “Chiến tranh đặc biệt" (1961-1963) và “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) để so sánh. Cách giải: A loại vì cả hai chiến lược đều thất bại. B loại vì cả hai chiến lược đều sử dụng phương tiện chiến tranh hiện đại của Mĩ. C loại vì cả hai chiến lược đều có sự chỉ huy của cố vấn Mĩ. D chọn vì lực lượng chủ yếu trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt" (1961-1963) là quân đội Sài Gòn còn trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) thì lực lượng chủ yếu là quân viễn chinh Mĩ. Chọn D. Câu 3 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 33. Cách giải: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại. Chọn A Câu 4 (TH): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 95. Cách giải: Phong trào dân chủ 1930-1931 của nhân dân Việt Nam được coi là cuộc tập được lần thứ nhất của Đảng và quần chủng cho Cách mạng tháng Tám (1945). Chọn A.
  5. Cách giải: Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 là ngả về phương Tây, khôi phục quan hệ với các nước châu Á. Chọn A. Câu 10 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 180. Cách giải: Trong những năm 1969-1973, Mĩ thực hiện chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh ở miền Nam Việt Nam. Chọn B. Câu 11 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 78. Cách giải: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), cùng với thực dân Pháp, đại địa chủ và tư sản mại bản trở thành đối tượng của cách mạng Việt Nam. Chọn C. Câu 12 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 170. Cách giải: Chiến thắng quân sự mở đầu của quân dân miền Nam Việt Nam trong cuộc chiến chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) là Ấp Bắc (Mỹ Tho). Chọn A. Câu 13 (VD): Phương pháp: Phân tích các phương án. Cách giải: A loại vì nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt có sự thay đổi theo tình hình thực tế. Ví dụ: nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của phong trào 1936 – 1939 là chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình; còn nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của phong trào 1930 – 1931 là chống đế quốc và phong kiến. B chọn vì nhiệm vụ chiến lược xuyên suốt những năm 30 của thế kỉ XX là giành lại độc lập dân tộc. C loại vi kẻ thù trực tiếp, trước mắt có sự thay đổi theo tình hình thực tế. Ví dụ: trong phong trào 1930 – 1931, kẻ thù của ta là thực dân Pháp và phong kiến tay sai; còn trong phong trào 1936 – 1939, kẻ thù của ta là bọn phản động thuộc địa và các thế lực phát xít. D loại vì trong phong trào 1930 – 1931 ta đấu tranh vũ trang kết hợp mít tinh, biểu tình còn trong phong trào 1936 – 1939 thì ta không đấu tranh vũ trang. Chọn B. Câu 14 (VD): Phương pháp: Phân tích các phương án. Cách giải: A chọn vì cả hai phong trào đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương. B, C, D loại vì nội dung của các phương án này chỉ đúng với phong trào 1936 – 1939.