Đề thi thử Tốt nghiệp THPT lần 4 môn Lịch sử - Mã đề 101 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi (Kèm đáp án)

Câu 1. Sự kiện lịch sử thế giới nào sau đây có ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam trong những năm
1930–1939?
A. Đảng Cộng sản Pháp được thành lập.
B. Quốc tế Cộng sản tiến hành Đại hội VII.
C. Phát xít Đức đầu hàng quân Đồng minh.
D. Hồng quân Liên Xô phản công quân Đức.
Câu 2. Ðiểm giống nhau giữa cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) và cuộc kháng chiến chống
Mĩ (1954-1975) của nhân dân Việt Nam là
A. đều chống lại thế lực chia rẽ dân tộc và chia cắt đất nước.
B. chống lại mọi hình thái của chủ nghĩa thực dân.
C. diễn ra trong bối cảnh cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội.
D. kết thúc bằng thắng lợi trên mặt trận quân sự
pdf 5 trang Bảo Ngọc 17/01/2024 1880
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Tốt nghiệp THPT lần 4 môn Lịch sử - Mã đề 101 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_tot_nghiep_thpt_lan_4_mon_lich_su_ma_de_101_nam_h.pdf
  • pdfsu-dapanthithutnlan4.pdf

Nội dung text: Đề thi thử Tốt nghiệp THPT lần 4 môn Lịch sử - Mã đề 101 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi (Kèm đáp án)

  1. SỞ GD & ĐT HẢI DƯƠNG KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRƯỜNG THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2021 - 2022 NGUYỄN TRÃI Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỀ THI THỬ LẦN 4 Môn thi thành phần: LỊCH SỬ Ngày thi: 11 + 12/6/2022 Đề thi có 5 trang Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: Mã đề thi 101 Số báo danh: Câu 1. Sự kiện lịch sử thế giới nào sau đây có ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam trong những năm 1930–1939? A. Đảng Cộng sản Pháp được thành lập. B. Quốc tế Cộng sản tiến hành Đại hội VII. C. Phát xít Đức đầu hàng quân Đồng minh. D. Hồng quân Liên Xô phản công quân Đức. Câu 2. Ðiểm giống nhau giữa cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) và cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954-1975) của nhân dân Việt Nam là A. đều chống lại thế lực chia rẽ dân tộc và chia cắt đất nước. B. chống lại mọi hình thái của chủ nghĩa thực dân. C. diễn ra trong bối cảnh cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội. D. kết thúc bằng thắng lợi trên mặt trận quân sự. Câu 3. Đầu năm 1930, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử nào sau đây? A. Khởi nghĩa Yên Bái bùng nổ. B. Chi bộ Cộng sản đầu tiên thành lập. C. Xô viết Nghệ - Tĩnh bị đàn áp. D. Sự ra đời của các tổ chức cộng sản. Câu 4. Năm 1973, nhân dân Việt Nam đã giành thắng lợi nào trên mặt trận ngoại giao? A. Hiệp định Pari được kí kết. B. "Điện Biên Phủ trên không". C. Tiến công chiến lược Xuân – Hè. D. Chiến dịch Đường 14 Phước Long. Câu 5. Về văn hóa – xã hội, các Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh (1930-1931) đã A. bãi bỏ các thứ thuế vô lý và xóa nợ cho người nghèo. B. thành lập các đội tự vệ đỏ và tòa án nhân dân cách mạng. C. mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho các tầng lớp nhân dân. D. lập các tổ chức để nông dân giúp đỡ nhau trong sản xuất. Câu 6. Theo thỏa thuận của Hội nghị Pốtxđam (từ 17 – 7 đến 2 – 8 – 1945), quân Đồng minh sẽ thực hiện việc giải giáp phát xít Nhật ở A. Nam Á. B. Đông Dương. C. Đông Nam Á. D. Tây Á. Câu 7. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1920 - 1930 có điểm mới nào sau đây so với hoạt động của các sĩ phu tiến bộ đầu thế kỉ XX? A. Tập hợp lực lượng cách mạng gồm nhiều tầng lớp trong xã hội. B. Sáng lập một chính đảng có chủ trương tập hợp lực lượng toàn dân tộc. C. Vận động quần chúng tham gia vào các phong trào chống đế quốc. D. Kêu gọi thanh niên ủng hộ một số tổ chức yêu nước chống thực dân Pháp. Câu 8. Sự kiện lịch sử nào sau đây không ảnh hưởng đến Việt Nam thời kì 1919 – 1930? A. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. Trang 1/5 - Mã đề thi 101
  2. Câu 18. Ý nào dưới đây phản ánh đúng đặc điểm của phong trào yêu nước Việt Nam trong 30 năm đầu thế kỉ XX? A. Các khuynh hướng cứu nước song song tồn tại. B. Sử dụng nhiều ngọn cờ tư tưởng khác nhau song đều không thành công. C. Là cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp quyết liệt. D. Có sự phát triển tuần tự qua các khuynh hướng cứu nước khác nhau. Câu 19. Một trong những thủ đoạn của Mĩ khi thực hiện chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" (1969 – 1973) là A. rút dần quân Mĩ và quân đồng minh. B. thực hiện "quốc sách" dồn dân, lập "ấp chiến lược". C. rút quân nhưng để lại 2 vạn cố vấn. D. tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất. Câu 20. Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, quốc gia nào đứng thứ hai trong thế giới tư bản về kinh tế? A. Pháp. B. Anh. C. Nhật Bản. D. Liên Xô. Câu 21. Điểm chung của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là đều có A. hình thức đấu tranh phong phú. B. tổ chức lãnh đạo chung của khu vực. C. cùng thời gian giành độc lập. D. cùng một giai cấp lãnh đạo cách mạng. Câu 22. Thắng lợi của quân dân Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" (1969 – 1973) là đã A. làm thất bại âm mưu "phi Mĩ hóa" chiến tranh của kẻ thù. B. buộc Mĩ phải "phi Mĩ hóa' chiến tranh. C. buộc địch phải tuyên bố "Mĩ hóa" chiến tranh xâm lược. D. mở ra cục diện "vừa đánh, vừa đàm". Câu 23. Phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam là một bước chuẩn bị cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 vì đã A. đưa Đảng Cộng sản Đông Dương ra hoạt động công khai. B. bước đầu xây dựng được lực lượng vũ trang nhân dân. C. khắc phục triệt để hạn chế của Luận cương chính trị. D. xây dựng được lực lượng chính trị quần chúng đông đảo. Câu 24. So với cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954), cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954-1975) của nhân dân Việt Nam có điểm mới về A. việc giải quyết mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. B. chủ trương thực hiện phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh”. C. kết hợp xây dựng chế độ xã hội mới và chống giặc ngoại xâm. D. thực hiện mục tiêu giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. Câu 25. Một trong những điểm tương đồng của Cách mạng tháng Tám (1945) và hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm (1945-1975) của nhân dân Việt Nam là A. có sự sáng tạo trong phương thức sử dụng lực lượng. B. lực lượng vũ trang giữ vai trò quyết định thắng lợi. C. có sự giúp đỡ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa. D. lực lượng chính trị giữ vai trò quyết định thắng lợi. Trang 3/5 - Mã đề thi 101
  3. B. kêu gọi nhân dân "tăng gia sản xuất". C. tổ chức quyên góp, điều hòa thóc gạo. D. bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lý. Câu 35. Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ sau ngày 2-9-1945 đến ngày 19-12-1946 đã để lại bài học kinh nghiệm nào sau đây? A. Kiên trì sử dụng con đường đấu tranh hòa bình. B. Phải luôn sử dụng con đường cách mạng bạo lực. C. Không đàm phán khi chưa có thắng lợi quân sự. D. Phân hóa kẻ thù để giành thắng lợi từng bước. Câu 36. Trong những năm 1945 – 1950, nhân dân Liên Xô tập trung thực hiện nhiệm vụ A. chiến tranh vệ quốc. B. tích cực giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc thế giới. C. khôi phục kinh tế. D. xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. Câu 37. Thực hiện kế hoạch Rơve, từ tháng 6 – 1949 thực dân Pháp đã A. gấp rút xây dựng lực lượng cơ động chiến lược mạnh. B. tăng cường hệ thống phòng ngự trên Đường số 4. C. thiết lập "vành đai trắng" bao quanh đồng bằng Bắc Bộ. D. huy động lực lượng mở cuộc tiến công lên Việt Bắc. Câu 38. Một trong những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Quảng Châu (Trung Quốc) năm 1925 là A. viết cuốn "Bản án chế độ thực dân Pháp". B. tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa. C. xuất bản sách "Đường Kách mệnh". D. sáng lập tờ báo "Thanh niên". Câu 39. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao Động Việt Nam (1960) diễn ra trong bối cảnh A. cách mạng miền Nam đang bị tổn thất nặng nề. B. Mĩ đưa quân trực tiếp tham chiến ở miền Nam. C. cách mạng hai miền Nam – Bắc có những bước tiến quan trọng. D. Mĩ thất bại trong việc thực hiện chiến lược "Chiến tranh đặc biệt". Câu 40. Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam (1897 – 1914) trong bối cảnh A. đã dập tắt được phong trào yêu nước. B. bị thiệt hại nặng trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. C. vừa mới xác lập nền bảo hộ lên toàn cõi Việt Nam. D. tình hình thuộc địa tương đối yên tĩnh. HẾT Trang 5/5 - Mã đề thi 101