Đề thi thử Tốt nghiệp THPT lần 2 môn Ngữ văn năm 2021 - Trường THPT Hàn Thuyên (Có đáp án)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?

Câu 2. Anh/chị nêu ít nhất hai hình thức trải nghiệm cuộc sống dành cho tuổi trẻ học đường?

Câu 3. Nêu tác dụng của việc giải thích từ “Sekai” trong tiếng Nhật của văn bản?

pdf 6 trang Bảo Ngọc 17/01/2024 480
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Tốt nghiệp THPT lần 2 môn Ngữ văn năm 2021 - Trường THPT Hàn Thuyên (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_tot_nghiep_thpt_lan_2_mon_ngu_van_nam_2021_truong.pdf

Nội dung text: Đề thi thử Tốt nghiệp THPT lần 2 môn Ngữ văn năm 2021 - Trường THPT Hàn Thuyên (Có đáp án)

  1. SỞ GD & ĐT BẮC NINH ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT 2021 LẦN 2 THPT HÀN THUYÊN NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN: NGỮ VĂN (Đề gồm 02 trang) Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Thế giới hiện đại phát triển quá nhanh khiến cho nhiều người cảm thấy chỉ một khắc chậm chân đã tụt lại phía sau quá xa. Lấy việc đó làm động lực để bước tiếp hay chịu thua và bị trói buộc vào cuộc sống nhàm chán, đơn điệu hàng ngày là sự lựa chọn của mỗi người; thế nhưng thế giới vĩnh viễn sẽ không bao giờ thu nhỏ lại, vậy nên tầm nhìn của bạn cần phải to lớn hơn. Bạn có biết rằng, từ “Sekai” trong tiếng Nhật có nghĩa là “thế giới”; nhưng trong đó bản thân từ “kai” lại vừa có nghĩa là “giải”- “phát triển”; lại có nghĩa là “đáng giá”? Điều đó có nghĩa là, mỗi cuộc dấn thân, mỗi chuyến phiêu lưu tìm hiểu thế giới này đều là những trải nghiệm cần thiết và quý báu. Thay vì dính chặt lấy cuộc sống thường nhật tẻ nhạt và nhàm chán, nhiều bạn trẻ giờ đây đã chọn cách mạnh mẽ thể hiện bản thân mình, trải nghiệm cuộc sống bằng những chuyến đi xa, những cuộc gặp gỡ, kết giao thú vị. Có thể nói, đó chính là những người trẻ chọn việc không ngừng phấn đấu và tiến về phía trước, và sẽ là những người thu vào trong tầm mắt phần rộng lớn và tươi đẹp nhất của thế giới này ( ). Vậy nên hãy luôn khát khao bám đuổi theo cái tôi mới mẻ và bứt phá; mạnh dạn chấp nhận những thử thách của cuộc sống để bước chân ra khỏi vùng an toàn của chính mình, bạn nhé ! Bởi cuộc đời chỉ thực sự trở nên hoàn hảo khi tầm nhìn của bạn rộng mở hơn. ( lai-dieu-gi-2120181211181847470.htm). Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích? Câu 2. Anh/chị nêu ít nhất hai hình thức trải nghiệm cuộc sống dành cho tuổi trẻ học đường? Câu 3. Nêu tác dụng của việc giải thích từ “Sekai” trong tiếng Nhật của văn bản? Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm “thế giới vĩnh viễn sẽ không bao giờ thu nhỏ lại, vậy nên tầm nhìn của bạn cần phải to lớn hơn” được nêu trong văn bản hay không? Vì sao? Trang 1/2
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM SỞ GD & ĐT BẮC NINH ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT 2021 LẦN 2 THPT HÀN THUYÊN NĂM HỌC 2020-2021 (Đề gồm 02 trang) MÔN: NGỮ VĂN (Hướng dẫn chấm gồm 04 trang) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3.0 1 Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: nghị 0.5 luận 2 Học sinh nêu hai trong các hình thức sau: 0.5 -Hoạt động câu lạc bộ -Tổ chức trò chơi -Tổ chức diễn đàn -Tham quan dã ngoại -Hoạt động chiến dịch 3 Việc giải thích từ “Sekai” trong tiếng Nhật của văn bản có tác dụng: 1.0 - Làm rõ đặc điểm của thế giới: thế giới rộng lớn, luôn phát triển không ngừng và đáng giá. - Khuyến khích tuổi trẻ cần phải biết khám phá thế giới 4 Học sinh có thể trả lời: Đồng tình ý kiến, không đồng tình hoặc 1.0 đồng tình một phần nhưng lí giải hợp lí, thuyết phục. Sau đây là gợi ý: -Đồng tình vì: Quy luật của thế giới là luôn vận động và phát triển không ngừng. Vì thế, sứ mệnh của mỗi người là phải mở rộng tầm nhìn về thế giới để tăng cường sự hiểu biết, tiếp thu tri thức nhân loại, rèn luyện kĩ năng sống và làm giàu đời sống tâm hồn. - Không đồng tình (HS nêu lí lẽ hợp lí thuyết phục, không lệch chuẩn đạo đức) - Đồng tình một phần (HS nêu lí lẽ hợp lí thuyết phục, không lệch chuẩn đạo đức) II LÀM VĂN 7.0 1 Trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc “mạnh dạn chấp nhận 2.0 những thử thách của cuộc sống” đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0.25 Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định ý nghĩa của việc “mạnh dạn chấp nhận những thử thách 0.25 của cuộc sống” đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay c. Triển khai vấn để nghị luận 1.0 Trang 3/2
  3. 1.Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Tuân, tác phẩm Người 0,5 lái đò Sông Đà, đoạn trích. 2. Phân tích, cảm nhận. a.Vẻ đẹp hình tượng Sông Đà 2,0 *Vách đá -Đá dựng vách thành, và những bức thành vách đá chẹt Sông Đà như một cái yết hầu - Độ hẹp của Sông Đà được thể hiện qua các biện pháp tu từ so sánh và những liên tưởng, tưởng tượng. Mặt sông lúc ấy đúng ngọ mới có mặt trời Con hổ con nai có thể vọt từ bờ bên này sang bờ bên kia Đang mùa hè cũng thấy lạnh >Bờ Sông Đà hùng vĩ, hiểm trở. *Ghềnh Hát Loóng - Nhân hóa con sông như một kẻ chuyên đi đòi nợ thuê: dữ dằn, gắt gao, tàn bạo. - Điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc (nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió) được hỗ trợ bởi những thanh trắc liên tiếp đã tạo nên âm hưởng dữ dội, nhịp điệu khẩn trương, dồn dập như vừa xô đẩy, vừa hợp sức của sóng, gió và đá khiến cho cả ghềnh sông như sôi lên, cuộn chảy dữ dằn, tạo nên một mối đe dọa thực sự đối với bất kì người lái đò nào “quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra”. *Hút nước - Tác giả so sánh và nhân hóa hút nước để thấy được sự hung bạo: Nước ở đây thở và kêu như của cống cái bị sặc, chỗ nước giếng sâu ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào> lối so sánh độc đáo khiến Sông Đà không khác gì loài thủy quoái với những tiếng kêu ghê rợn như muốn khủng bố tinh thần và uy hiếp con người. -Hút nước còn nguy hiểm: Tác giả liên tưởng đến quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực giúp người đọc hình dung cảm giác hãi hùng khi phải đi thuyền qua những hút nước đó. b. Nghệ thuật: -Hình tượng Sông Đà được khắc họa bằng một số biện pháp nghệ thuật: nhân hóa, so sánh, liên tưởng tưởng tượng, -Hệ thống từ vựng phong phú, giàu có, vận dụng kiến thức của cá lĩnh vực khác để miêu tả con Sông Đà -Sử dụng nhiều câu văn dài nhịp nhàng, uyển chuyển. 3.Nhận xét về đặc điểm phong cách nghệ thuật của Nguyễn 0.5 Tuân. -Qua tùy bút thể hiện vốn tri thức uyên bác của Nguyễn Tuân phô Trang 5/2