Đề thi thử Tốt nghiệp THPT lần 1 môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi (Có đáp án)

Câu 2. Chỉ ra những hình ảnh cho thấy “không có gì tự đến” trong đoạn thơ:
Không có gì tự đến đâu con.
Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa
Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa.
Mùa bội thu phải một nắng hai sương,
pdf 9 trang Bảo Ngọc 17/01/2024 560
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Tốt nghiệp THPT lần 1 môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_tot_nghiep_thpt_lan_1_mon_ngu_van_nam_hoc_2022_20.pdf

Nội dung text: Đề thi thử Tốt nghiệp THPT lần 1 môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi (Có đáp án)

  1. SỞ GD& ĐT HẢI DƯƠNG KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2023 TRƯỜNG THPT CHUYÊN Bài thi: NGỮ VĂN NGUYỄN TRÃI Ngày thi: 4/3/2023 ĐỀ THI THỬ LẦN I Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề thi có 02 trang) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Không có gì tự đến đâu con. Có nặng nhẹ yêu thương và giận dỗi. Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa Có roi vọt khi con hư và có lỗi Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa. Thương yêu con, đâu đồng nghĩa với nuông Mùa bội thu phải một nắng hai sương, chiều! Không có gì tự đến dẫu bình thường. Đường con đi dài rộng biết bao nhiêu. Phải bằng cả bàn tay và nghị lực Năm tháng nụ xanh giữ cây vươn thẳng, Như con chim suốt ngày chọn hạt, Trời xanh đó nhưng chẳng bao giờ lặng, Năm tháng bao dung, khắc nghiệt lạ kỳ. Chỉ có con mới nâng nổi chính mình Dẫu bây giờ cha mẹ đôi khi, ( Không có gì tự đến đâu con, Nguyễn Đăng Tấn, Lời ru vầng trăng, NXB Lao Động, 2000, Tr 42) Trả lời các câu hỏi sau: Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Chỉ ra những hình ảnh cho thấy “không có gì tự đến” trong đoạn thơ: Không có gì tự đến đâu con. Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa. Mùa bội thu phải một nắng hai sương, Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn thơ Không có gì tự đến dẫu bình thường. Phải bằng cả bàn tay và nghị lực Như con chim suốt ngày chọn hạt, Câu 4. Nội dung những dòng thơ sau có ý nghĩa gì đối với anh/chị? Đường con đi dài rộng biết bao nhiêu. Năm tháng nụ xanh giữ cây vươn thẳng, Trời cao đó nhưng chẳng bao giờ lặng, II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết phải biết tự khẳng định mình. Câu 2 (5,0 điểm) “Không một phút nghỉ tay nghỉ mắt, phải phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật. Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này. Vòng đầu vừa rồi, nó mở ra năm cửa trận, có bốn cửa tử một cửa sinh, cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông. Vòng thứ hai này tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Cưỡi lên thác 1
  2. SỞ GD& ĐT HẢI DƯƠNG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TRƯỜNG THPT CHUYÊN Môn: Ngữ văn - Năm 2023 - Lần I NGUYỄN TRÃI (Đáp án gồm 06 trang) Phần Câu Nội dung Điể m I ĐỌC-HIỂU 3.0 1 Thể thơ: tự do 0,75 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh không trả lời đúng thể thơ “tự do”: không cho điểm -Những hình ảnh cho thấy “không có gì tự đến” trong đoạn thơ: 0,75 Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa. Mùa bội thu phải một nắng hai sương, 2 Hướng dẫn chấm: - Học sinh chỉ ra được ba hình ảnh: 0,75 điểm. - Học sinh chỉ ra được hai hình ảnh: 0,5 điểm. - Học sinh chỉ ra được một hình ảnh: 0,25 điểm - So sánh việc con người nỗ lực tự mình làm ra thành quả như con chim suốt ngày chọn hạt. - Hiệu quả: + Quá trình chọn hạt của con chim tỉ mỉ, chăm chỉ, cần cù, nhẫn nại như quá trình làm ra thành quả của con người. Nó khó khăn nhọc nhằn đòi hỏi con người phải có sự kiên trì, nỗ lực mới tự mình tạo ra giá trị tốt đẹp cho cuộc đời. 3 + Câu thơ sinh động, gợi hình, biểu cảm. 1,0 Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được biểu hiện của so sánh và đầy đủ hiệu quả: 1,0 điểm. - Học sinh chưa nêu được biểu hiện của so sánh hoặc nêu hiệu quả chưa đầy đủ : 0,5 điểm > 0,75 điểm. - Học sinh nêu được biểu hiện của so sánh, chưa hiểu ý nghĩa của hình ảnh so sánh: 0,25 điểm. - Đoạn thơ có ý nghĩa: Những năm tháng của tuổi trẻ còn rất dài rộng ở phía trước. Cuộc sống luôn có những lớp sóng ngầm. Khuyên con 4 người biết lường trước, chấp nhận những khó khăn. Cần giữ cho lòng 0,5 mình luôn trẻ trung, tràn đầy sức sống và sống có tự trọng, kiêu hãnh làm người; bản lĩnh, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống. 3
  3. Học sinh có thể trình bày quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm 0.25 của bản thân để bàn luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25 Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. 2 - Phân tích đoạn trích; từ đó, nhận xét nét phong cách nghệ thuật độc đáo 5.0 của Nguyễn Tuân được thể hiện trong đoạn trích. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết 0.25 bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích đoạn trích; từ đó, nhận xét nét phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân được thể hiện trong đoạn trích. 0.5 Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau về nội dung: * Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Tuân (0,25 điểm), tác phẩm 0.5 “Người lái đò sông Đà”, và vị trí của đoạn trích (0,25 điểm) - Nguyễn Tuân là nhà văn có tài, có tâm và có phong cách nghệ thuật độc đáo. Ông luôn say mê và suốt đời săn tìm cái đẹp. Nguyễn Tuân là nhà văn của cảnh trí và phong vị non sông, gấm vóc. Ông luôn khám phá phát hiện con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ. - Tùy bút “Người lái đò Sông Đà” (Sông Đà, 1960) thể hiện những khám phá phát hiện về “chất vàng mười” của thiên nhiên và “chất vàng mười đã qua thử lửa” của người lao động. - Vị trí của đoạn văn: Khắc họa thác nước sông Đà, ông lái đò trong và sau khi vượt thác ở thạch trận 2,3. Phân tích đoạn trích 2.5 Thác nước sông Đà và cảnh vượt thác 1,25 5
  4. - Phong thái sống của người lái đò: Ung dung tận hưởng thú vui sống, nướng cơm, bàn về các loài cá. Từ đó thấy được vẻ đẹp và tâm hồn nghệ sĩ ở ông. Nghệ thuật - Điểm nhìn quan sát và miêu tả: cận cảnh trong tâm thế của một con người đang sắp sửa bước vào trận chiến đấu với dòng sông 0,5 - Khắc họa hình tượng ông lái đò tương phản với con sông hung bạo và tương quan với dòng sông hiền hòa khi hết thác - Sử dụng cấu trúc câu văn danh từ kết hợp với động từ, câu ghép chuỗi. Giọng văn, nhịp văn gấp gáp, dồn dập. - Ngôn từ: độc đáo, mới lạ, giàu hình ảnh. Sử dụng biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, liệt kê gợi đặc điểm của thác nước sông Đà và vẻ đẹp của người lái đò *Đánh giá 0,25 Bằng những sáng tạo nghệ thuật đặc sắc, đoạn trích đã khắc họa sự hung bạo, đầy hiểm họa của con sông nơi trận địa của thác, hé mở vẻ đẹp trữ tình của dòng sông sau khi hết thác. Thể hiện niềm yêu mến và tự hào về quê hương, đất nước. Đoạn văn còn ca ngợi người lái đò hiên ngang trên sóng thác Đà giang. Thể hiện sự trân trọng ngưỡng mộ đối với những người lao động vô danh. Hướng dẫn chấm: - Học sinh phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm. - Học sinh phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75 điểm - 2,25 điểm. - Học sinh phân tích chung chung, chưa rõ các biểu hiện: 1,0 điểm - 1,5 điểm. - Học sinh phân tích sơ lược, không rõ các biểu hiện: 0,25 điểm - 0,75 điểm. Nhận xét nét phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân 0,5 được thể hiện trong đoạn trích. - Ông là nhà văn của cảnh trí và phong vị non sông gấm vóc. Ông tìm kiếm phát hiện và miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên. Điều đó được thể hiện qua hình tượng sông Đà. - Nguyễn Tuân luôn tiếp cận và khắc họa con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ. Khái niệm rộng về chất nghệ sĩ, tài hoa: Ông quan niệm người giỏi trong bất cứ lĩnh vực nào đều là người tài hoa nghệ sĩ. Bởi thế trong đoạn trích ông đã khắc họa một lái đò nghệ sĩ. Đoạn trích cũng thể hiện sự vận động trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân so với sáng tác trước cách mạng tháng Tám. Đó là ông không chỉ đi tìm vẻ đẹp ở những con người phi thường, đặc tuyển mà còn tìm kiếm và phát hiện vẻ đẹp của người lao động trong cuộc sống hôm nay. - Huy động kiến thức nhiều ngành quân sự, võ thuật thể thao để tăng 7