Đề thi thử Tốt nghiệp THPT lần 2 môn Lịch sử - Năm học 2022-2023 - Trường THPT chuyên Hà Giang (Có đáp án)

Câu 9: Tham dự Hội nghị Ianta là nguyên thủ ba cường quốc trụ cột trong cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít gồm
A. Liên Xô, Mỹ, Trung Quốc. B. Anh, Pháp, Mỹ.
C. Nga, Mỹ, Anh. D. Liên Xô, Mỹ, Anh.
Câu 10: Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương trong hoàn cảnh
A. chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu.
B. chiến tranh thế giới thứ nhất đang trong giai đoạn quyết liệt.
C. chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, nước Pháp bị thiệt hại nặng nề.
D. sau khi cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất kết thúc.
Câu 11: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp hoặc tầng lớp nào có khả năng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam?
A. Tầng lớp tiểu tư sản. B. Giai cấp tư sản dân tộc.
C. Giai cấp nông dân. D. Giai cấp công nhân.
docx 12 trang Bảo Ngọc 06/01/2024 3160
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Tốt nghiệp THPT lần 2 môn Lịch sử - Năm học 2022-2023 - Trường THPT chuyên Hà Giang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_thu_tot_nghiep_thpt_lan_2_mon_lich_su_nam_hoc_2022_20.docx

Nội dung text: Đề thi thử Tốt nghiệp THPT lần 2 môn Lịch sử - Năm học 2022-2023 - Trường THPT chuyên Hà Giang (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA LẦN 2 SỞ GD&ĐT HÀ GIANG NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ 12 HÀ GIANG Thời gian làm bài: 50 phút Câu 1: EEC là viết tắt theo tiếng Anh của tổ chức A. Cộng đồng kinh tế Châu Âu. B. Diễn đàn kinh tế Châu Âu. C. Liên minh Châu Âu. D. Nghị viện Châu Âu. Câu 2: Việt Nam Quốc dân Đảng ra đời trên cơ sở hạt nhân đầu tiên là tổ chức nào? A. Quan hải tùng thư. B. Nam Đồng thư xã. C. Việt Nam Cách mạng Thanh niên. D. Cường học thư xã. Câu 3: Từ những năm 70 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản giữ vị trí A. một trong ba trung tâm kinh tế tài chính của thế giới. B. trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của thế giới. C. là trung tâm hợp tác kinh tế, tài chính của thế giới. D. đứng thứ 2 thế giới. Câu 4: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam tồn tại nhiều mâu thuẫn, trong đó mâu thuẫn nào là cơ bản nhất? A. Mâu thuẫn giữa công nhân và tư bản. B. Mâu thuẫn giữa tư sản và địa chủ. C. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp. D. Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ. Câu 5: Đảng và Nhà nước Trung Quốc xác định trọng tâm của đường lối cải cách - mở cửa từ năm 1978 là A. đổi mới chính trị là nền tảng, là khâu đột phá để đẩy mạnh đổi mới kinh tế. B. lấy đổi mới chính trị làm trung tâm. C. đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị được tiến hành đồng thời. D. lấy cải cách kinh tế làm trung tâm. Câu 6: Những nước nào ở khu vực Đông Bắc Á đã trở thành “con rồng kinh tế Châu Á” sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan. B. Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo. C. Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan. D. Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc. Câu 7: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7 - 1936) đã xác định tượng đấu tranh trực tiếp, trước mắt của nhân dân Đông Dương là A. thế lực phong kiến. B. bọn phản động thuộc địa. C. chủ nghĩa đế quốc. D. chính phủ Pháp. Câu 8: Năm 1949 đã ghi dấu ấn vào lịch sử Liên Xô bằng sự kiện nổi bật nào? A. Liên Xô đập tan âm mưu thực hiện cuộc “Chiến tranh lạnh” của Mĩ.
  2. C. Mùa khô 1965-1966. D. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968. Câu 18: Chiến thuật được sử dụng trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là A. “trực thăng vận”, “thiết xa vận”. B. càn quét tiêu diệt lực lượng cách mạng. C. “bình định” toàn bộ miền Nam. D. dồn dân lập “ấp chiến lược”. Câu 19: “Ấp chiến lược” được coi là “xương sống” của chiến lược chiến tranh nào của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam từ 1961-1965? A. “Đông Dương hóa chiến tranh”. B. “Chiến tranh đặc biệt”. C. “Việt Nam hóa chiến tranh”. D. “Chiến tranh cục bộ”. Câu 20: Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946) công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia A. tự chủ. B. tự trị. C. tự do. D. độc lập. Câu 21: Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (7/1935) đã xác định kẻ thù và nhiệm vụ trước mắt của cách mạng thế giới là A. chống chủ nghĩa đế quốc, phát xít và phong kiến tay sai. B. chống chủ nghĩa đế quốc, giành độc lập dân tộc. C. chống chủ nghĩa phát xít, giành ruộng đất cho nông dân. D. chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình thế giới. Câu 22: Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, nhân dân miền Bắc thực hiện nhiệm vụ cách mạng nào? A. Đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ. B. Đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược và tay sai. C. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa. D. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Câu 23: Sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam bắt đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác? A. Tháng 6-1925, Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên được thành lập. B. Tháng 8-1925, công nhân xưởng Ba Son tiến hành bãi công. C. Năm 1929, ở nước ta liên tiếp xuất hiện ba tổ chức cộng sản. D. Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập. Câu 24: Mở đầu cuộc tiến công chiến lược 1972, quân ta tấn công vào đâu? A. Nam Trung Bộ. B. Quảng Trị. C. Đông Nam Bộ. D. Tây Nguyên.4 Câu 25: Nội dung nào dưới đây giải thích không đúng về ý nghĩa của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1975 - 1976)? A. Tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam gia nhập ASEAN. B. Tạo nên những khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc và mở rộng quan hệ quốc tế. C. Tạo điều kiện thuận lợi để tiếp tục hoàn thành thống nhất trên các lĩnh vực còn lại. D. Tạo nên sức mạnh tổng hợp cho cả dân tộc. Câu 26: Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 là A. chống bọn phản động thuộc địa, thực hiện dân sinh,dân chủ.
  3. C. đảm bảo giành thắng lợi từng bước. D. phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù. Câu 34: Điểm sáng tạo nhất của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là A. thành lập Cộng sản đoàn. B. thành lập Tâm tâm xã. C. thành lập Việt Nam Quốc dân đảng. D. thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Câu 35: Điểm giống nhau cơ bản giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (đầu năm 1930) với Luận cương chính trị (10-1930) là xác định đúng A. nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. B. khả năng tham gia cách mạng của các giai cấp. C. mâu thuẫn trong xã hội Đông Dương. D. giai cấp lãnh đạo cách mạng. Câu 36: Nội dung nào sau đây phản ánh đầy đủ nhất về tình hình nước ta sau hiệp định Giơ-nevơ năm 1954 về Đông Dương? A. Miền Nam được giải phóng, đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền. B. Miền Nam được giải phóng. C. Miền Bắc được giải phóng, đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền. D. Miền Bắc được giải phóng. Câu 37: Bài hát “Tiến quân ca“ của nhạc sĩ Văn Cao lần đầu tiên được chọn làm Quốc ca của nước Việt Nam tại A. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (2 - 1951) B. Kì họp đầu tiên của Quốc hội khoá VI (7 - 1976) C. Hội nghị toàn quốc của Đảng (ngày 14 và 15 tháng 8 năm 1945). D. Đại hội Quốc dân (ngày 16 và 17 tháng 8 năm 1945) Câu 38: Hãy chọn đáp án đúng điền vào những cụm từ còn thiếu cho đúng với Nghị quyết Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9 - 1975): " (1) vừa là nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả nước, vừa là (2) của sự phát triển cách mạng Việt Nam, của lịch sử dân tộc Việt Nam". A. "(1) Thống nhất đất nước (2) quy luật khách quan".6 B. "(1) Giải phóng dân tộc (2) quy luật khách quan". C. "(1) Thống nhất đất nước (2) yêu cầu". D. "(1) Chủ nghĩa xã hội (2) yêu cầu". Câu 39: Trong thời kì 1954-1975, phong trào nào là mốc đánh dấu bước phát triển của cách mạng ở miền Nam Việt Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công? A. "Đồng khởi". B. "Tìm Mỹ mà đánh, lùng ngụy mà diệt". C. Phá "ấp chiến lược". D. "Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công". Câu 40: Thực tiễn lịch sử nào là yếu tố quyết định nhân dân Việt Nam phải tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ cách mạng trong thời kì 1954-1975? A. Đất nước hoàn toàn được giải phóng. B. Đất nước tạm thời bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau. C. Thực hiện chủ trương của Đảng đã được đề ra trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên. D. Đất nước bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau.
  4. Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung các nước Đông Bắc Á. Cách giải: Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan ở khu vực Đông Bắc Á đã trở thành “con rồng kinh tế Châu Á” sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Chọn A. Câu 7 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7 - 1936). Cách giải: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7 - 1936) đã xác định tượng đấu tranh trực tiếp, trước mắt của nhân dân Đông Dương là bọn phản động thuộc địa. Chọn B. Câu 8 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Liên Xô. Cách giải: Năm 1949 đã ghi dấu ấn vào lịch sử Liên Xô bằng sự kiện chế tạo thành công bom nguyên tử. Chọn B. Câu 9 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Hội nghị Ianta (2/1945). Cách giải: Tham dự Hội nghị Ianta là nguyên thủ ba cường quốc trụ cột trong cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít gồm Liên Xô, Mỹ, Anh. Chọn D. Câu 10 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp. Cách giải: Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương trong hoàn cảnh chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, nước Pháp bị thiệt hại nặng nề. Chọn C. Câu 11 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dng sự phân hoá trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Cách giải: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp công nhân có khả năng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Chọn D. Câu 12 (NB):9 Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung nước Mĩ. Cách giải:
  5. Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung chiến lược chiến tranh đặc biệt. Cách giải: “Ấp chiến lược” được coi là “xương sống” của chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam từ 1961-1965. Chọn B. Câu 20 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Hiệp định sơ bộ. Cách giải: Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946) công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do. Chọn C. Câu 21 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung tình hình thế giới những năm 30 của thế kỉ XX. Cách giải: Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (7/1935) đã xác định kẻ thù và nhiệm vụ trước mắt của cách mạng thế giới là chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình thế giới. Chọn D. Câu 22 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung nhiệm vụ cách mạng nước ta sau Hiệp định Gionevo 1954. Cách giải: Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, nhân dân miền Bắc thực hiện nhiệm vụ cách mạng tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa. Chọn C. Câu 23 (TH): Phương pháp: Giải thích. Cách giải: Tháng 8/1925, thợ máy xưởng Ba Sơn tại cảng Sài Gòn đã bãi công, không chịu sửa chữa chiến hạm Misole của Pháp trước khi chiến hạm này chở binh lính sang tham gia đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc. Với sự kiện này đã đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam bắt đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác. Chọn B. Câu 24 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.11 Cách giải: Mở đầu cuộc tiến công chiến lược 1972, quân ta tấn công vào Quảng Trị. Chọn B. Câu 25 (TH): Phương pháp: Loại trừ phương án. Cách giải: