Đề thi thử Tốt nghiệp THPT lần 2 môn Lịch sử - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Mỏ Trạng (Có đáp án)

Câu 19: Đâu không phải nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc?
A. Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
B. Chung sống hòa bình, nhất trí của 5 nước lớn.
C. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
D. Không can thiệp công việc nội bộ của bất kì nước nào.
Câu 20: Bản chất của mối quan hệ ASEAN với ba nước Đông Dương từ năm 1967 đến năm 1979:
A. Hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học.
B. Đối đầu căng thẳng.
C. Chuyển từ chính sách đối đầu sang đối thoại.
D. Giúp đỡ nhân dân ba nước Đông Dương trong cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ.
Câu 21: Thành viên thứ 10 của tổ chức ASEAN
A. Campuchia. B. Malaixin, Brunây. C. Việt Nam. D. Miến Điện.
doc 12 trang Bảo Ngọc 06/01/2024 2140
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Tốt nghiệp THPT lần 2 môn Lịch sử - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Mỏ Trạng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_tot_nghiep_thpt_lan_2_mon_lich_su_nam_hoc_2020_20.doc

Nội dung text: Đề thi thử Tốt nghiệp THPT lần 2 môn Lịch sử - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Mỏ Trạng (Có đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT BẮC GIANG ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LẦN 2 TRƯỜNG THPT MỎ TRẠNG NĂM HỌC 2020 – 2021 BÀI THI TỔ HỢP KHXH, MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 50 phút MỤC TIÊU - Củng cố kiến thức về lịch sử thế giới từ 1945 - 2000 và lịch sử Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX - 1954. - Rèn luyện các kĩ năng giải thích, phân tích, đánh giá, liên hệ các sự kiện, vấn đề lịch sử thông qua luyện tập các dạng câu hỏi từ cơ bản đến nâng cao. Tổng số câu Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao Vận dụng cao 40 câu 24 8 4 4 Câu 1: Nội dung nào sau đây không có trong “Trật tự hai cực lanta” ? A. Mĩ và Liên Xô chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác. B. Trật tự thế giới mới hình thành sau chiến tranh. C. Trật tự thế giới mới chia thành hai cực. D. Phân chia ảnh hưởng giữa Mỹ và Liên Xô trong quan hệ quốc tế. Câu 2: Nội dung nào dưới đây thể hiện quan hệ Việt Nam với Pháp từ ngày 2/9/1945 đến trước 6/3/1946 A. Thương lượng, chấm dứt xung đột. B. Vừa đánh vừa đàm phán. C. Hòa hoãn, nhân nhượng. D. Đối đầu trực tiếp về quân sự. Câu 3: Hội nghị lần thứ 6 (11 - 1939) của ban chấp hành trung ương Đảng đã xác định nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương lúc này là gì? A. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp lên hàng đầu. B. Chống chủ nghĩa phát xít và chống chiến tranh. C. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và cấp bách. D. Chống bọn phản động thuộc địa và tay sai. Câu 4: Việc ký Hiệp định Sơ Bộ (6/3/1946) tạm hòa với Pháp chứng tỏ: A. Chủ trương đúng đắn và kịp thời của Đảng và chính phủ ta. B. Sự thỏa hiệp của Đảng và Chính phủ ta. C. Sự thắng lợi của Pháp trên mặt trận ngoại giao. D. Sự suy yếu của lực lượng cách mạng. Câu 5: Lấy thân mình lấp lỗ châu mai là hành động của anh hùng nào trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954? A. Bế Văn Đàn B. Phan Đình Giót. C. Tô Vĩnh Diện D. La Văn Cầu. Câu 6: Chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập ở đâu, có bao nhiêu đảng viên? A. Nhà số 5D phố Hàm Long (Hà Nội), 6 đảng viên. B. Nhà số 48 phố Hàng Ngang (Hà Nội), 7 đảng viên. C. Nhà số 312 phố Khâm Thiên (Hà Nội), 8 đảng viên. D. Nhà số 5D phố Hàm Long (Hà Nội), 7 đảng viên.
  2. C. Dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, vô sản với tư sản. D. Dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, nông dân với địa chủ phong kiến. Câu 17: Nơi diễn ra các trận đánh giằng co và ác liệt nhất trong chiến dịch Điện Biên Phủ là A. Cứ điểm Him Lam. B. Phân khu Bắc. C. Đồi A1. D. Hầm Đờ Cát và sân bay Mường Thanh. Câu 18: Bài học kinh nghiệm rút ra từ việc giải quyết nạn dốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh sau ngày Cách mạng tháng Tám (1945) thành công đối với nền giáo dục Việt Nam hiện nay là A. Xây dựng xã hội học tập.B. Đào tạo cán bộ. C. Nâng cao trình độ văn hóa. D. Xóa nạn mù chữ. Câu 19: Đâu không phải nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc? A. Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. B. Chung sống hòa bình, nhất trí của 5 nước lớn. C. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới. D. Không can thiệp công việc nội bộ của bất kì nước nào. Câu 20: Bản chất của mối quan hệ ASEAN với ba nước Đông Dương từ năm 1967 đến năm 1979: A. Hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học. B. Đối đầu căng thẳng. C. Chuyển từ chính sách đối đầu sang đối thoại. D. Giúp đỡ nhân dân ba nước Đông Dương trong cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ. Câu 21: Thành viên thứ 10 của tổ chức ASEAN A. Campuchia. B. Malaixin, Brunây. C. Việt Nam. D. Miến Điện. Câu 22: Sự kiện nào dẫn đến sự tan vỡ mối quan hệ đồng minh chống phát xít giữa Liên Xô và Mĩ? A. Sự ra đời của “Chủ nghĩa Tơ-ru-man" và “Chiến tranh lạnh"(3/1947). B. Sự hình thành hệ thống Xã hội chủ nghĩa sau thế chiến II. C. Việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử. D. Sự ra đời của khối NATO. Câu 23: Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn? A. Đưa yêu sách đến hội nghị Vécxai. B. Nguyễn Ái Quốc đọc được luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. C. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp. D. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari. Câu 24: Một trong những nội dung chủ yếu của chiến lược kinh tế hướng nội của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN vào thập niên 50 - 60 của thế kỷ XX là A. Tiến hành mở cửa nền kinh tế, phát triển ngoại thương. B. Thu hút công nghệ của nước ngoài, phát triển công nghiệp. C. Phát triển và sản xuất hàng tiêu dùng nội địa. D. Thu hút vốn đầu tư, tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu. Câu 25: Công lao đầu tiên to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1919 – 1930 là gì? A. Từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn. B. Thành lập hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
  3. C. Nền kinh tế Việt Nam lạc hậu, phụ thuộc vào Pháp. D. Việt Nam trở thành thị trường độc chiếm của Pháp. Câu 37: Vì sao Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ III? A. Quốc tế này bênh vực cho quyền lợi các nước thuộc địa. B. Quốc tế này giúp nhân dân ta đấu tranh chống Pháp. C. Quốc tế này đề ra đường lối cho cách mạng Việt Nam. D. Quốc tế này chủ trương thành lập một trận giải phóng dân tộc Việt Nam. Câu 38: Tổng thống Mĩ đầu tiên sang thăm Việt Nam là: A. Kennơđi. B. Nichxơn. C. Clinton. D. G. Bush. Câu 39: Số nhà 52 phố Hàm Long (Hà Nội) là nơi diễn ra sự kiện: A. Đại hội lần thứ nhất của Việt Nam Cách mạng Thanh niên. B. Thành lập Đông Dương cộng sản đảng. C. Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam ra đời. D. Hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam. Câu 40: Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần II quyết định đổi tên Đảng thành: A. Đảng Cộng sản Đông Dương. B. Đảng Cộng sản Việt Nam. C. Đảng Lao động Việt Nam. D. Đông Dương cộng sản Đảng. HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
  4. Lấy thân mình lấp lỗ châu mai là hành động của anh hùng Phan Đình Giót trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954. Chọn B. Câu 6: Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 86. Cách giải: Chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập ở số 5D phố Hàm Long (Hà Nội), có 7 đảng viên. Chọn D. Câu 7: Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 87. Cách giải: Báo Đỏ là cơ quan ngôn luận của An Nam Cộng sản đảng. Chọn B. Câu 8: Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 42. Cách giải: Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại và Mĩ đã áp dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh cơ cấu sản xuất. Chọn C. Câu 9: Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 87. Cách giải: Từ ngày 6 - 1 - 1930, hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản họp ở Cửu Long - Hương Cảng (Trung Quốc). Chọn C. Câu 10: Phương pháp: Phân tích các phương án. Cách giải: A chọn vì ASEAN và EU ra đời đều xuất phát từ nhu cầu liên kết và hợp tác giữa các nước. B loại vì không phải tất cả các nước ASEAN là đồng minh của Mĩ, chỉ có Thái Lan và Philippin là đồng minh của Mĩ. C loại vì ASEAN thành lập năm 1967 nhưng phải từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX thì Nhật mới tăng cường quan hệ với ASEAN thông qua học thuyết Phucưđa và Kaiphu. D loại vì khi ra đời thì ASEAN và Eu không phải là đối tác chiến lược của Liên Xô. Chọn A. Câu 11: Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 133 – 134. Cách giải: Mục tiêu chiến lược quan trọng nhất của Pháp khi mà cuộc tấn công lên căn cứ Việt Bắc (1947) là tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta. Chọn A. Câu 12: Phương pháp: Dựa vào mục đích thành lập (chuẩn bị về tư tưởng), đường lối chính trị (chuẩn bị về đường lối chính trị) và hệ thống tổ chức (chuẩn bị về tổ chức) của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên để giải thích.
  5. Cách giải: Kế hoạch Nava (1953) của Pháp - Mỹ trong cuộc chiến tranh Đông Dương ra đời trong hoàn cảnh thế và lực của ta lớn mạnh, Pháp thất bại và gặp nhiều khó khăn. Trong khi ta đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ thì Pháp lại sa lầy trong cuộc chiến tranh Việt Nam và ngày càng thiệt hại nặng nề. Chọn B. Câu 16: Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 91. Cách giải: Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam trong thời kì khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến. Chọn D. Câu 17: Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 150, suy luận. Cách giải: Trận đánh diễn ra ở phân khu trung tâm là trận đánh kéo dài và ác liệt nhất. Trong đó có trận đánh tại đồi A1, C1, E1, D1, Chọn C. Câu 18: Phương pháp: Phân tích các phương án. Cách giải: A chọn vì: - Từ việc giải quyết nạn dốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh sau Cách mạng tháng Tám 1945, cần rút ra bài học kinh nghiệm gì đối với nền giáo dục ở nước ta hiện nay là: phải xây dựng được một xã hội học tập trong đó bao gồm các việc: xóa nạn mù chữ, nâng cao trình độ văn hóa, đào tạo cán bộ - Hiện nay cùng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế nền kinh tế tri thức là xu thế chủ đạo, 1 xã hội học tập yếu, kém sẽ không thể có đủ sức mạnh để cạnh tranh quốc tế, thậm chí sẽ dẫn đến nguy cơ tụt hậu, lạc hậu không theo kịp xu thế của thời đại. B, C, D loại vì nội dung của các phương án này đã được bao hàm trong nội dung của phương án A. Chọn A. Câu 19: Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 7. Cách giải: Duy trì hòa bình và an ninh thế giới là mục đích hoạt động chứ không phải nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc. Chọn C. Câu 20: Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 31. Cách giải: Từ cuối thập kỷ 70 đến giữa thập kỷ 80, nhóm 3 nước Đông Dương và ASEAN đối đầu căng thẳng do vấn đề “Campuchia”. Chọn B. Câu 21:
  6. Chủ tịch đầu tiên của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Mao Trạch Đông Chọn D. Câu 27: Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 36, giải thích. Cách giải: Lịch sử ghi nhận năm 1960 là năm của châu Phi vì có 17 nước ở châu Phi giành được độc lập. Chọn C. Câu 28: Phương pháp: Liên hệ kiến thức. Cách giải: Chiến thắng Điện Biên Phủ ở Việt Nam ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến phong trào giải phóng dân tộc ở Angiêri của châu Phi. Chọn D. Câu 29: Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 42, 47, 54, suy luận. Cách giải: Ba trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới hình thành vào thập niên 70 của thế kỉ XX là Mĩ - Tây Âu - Nhật Bản. Chọn C. Câu 30: Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 53. Cách giải: Nội dung cơ bản của Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật là Nhật chấp nhận đứng dưới “Chiếc ô" bảo hộ hạt nhân của Мў Chọn A. Câu 31: Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 8. Cách giải: “Kế hoạch Mác – san” (1948) còn được gọi là kế hoạch phục hưng châu Âu. Chọn A. Câu 32: Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án. Cách giải: Lực lượng đông đảo nhất và hăng hái nhất trong xã hội Việt Nam là giai cấp nông dân. Chọn B. Câu 33: Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 138. Cách giải: Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 đã làm phá sản kế hoạch Rơve. Chọn B. Câu 34: Phương pháp: Phân tích vai trò lãnh đạo của Đảng. Cách giải: Nội dung của 4 phương án đều là nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930 – 1931. Tuy nhiên, nguyên nhân quyết định dẫn đến sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930 – 1931 thì phải là Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo đấu tranh. Trong đó: