Đề thi thử Tốt nghiệp THPT lần 1 môn Lịch sử năm 2023 - Mã đề 354 - Trường THPT Thị xã Quảng Trị (Có đáp án)

Câu 3: Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa ?
A. Sự phát triển nhanh chóng của các quan hệ thương mại quốc tế.
B. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia.
C. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, tài chính quốc tế và khu vực.
D. Sự ra đời của tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Câu 4: Trong cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 – 1954, ta đã buộc địch phải phân tán
binh lực ở những địa điểm nào dưới đây?
A. Điện Biên Phủ, Xênô, Luông Phabang, Mường Sài, Plâyku.
B. Điện Biên Phủ, Luông Phabang, Xênô, Plâyku, Lai Châu.
C. Điện Biên Phủ, Xênô, Luông Phabang, Mường Sài, Kon Tum.
D. Điện Biên Phủ, Mường Sài, Xênô, Plâyku, Kon Tum.
pdf 5 trang Bảo Ngọc 09/01/2024 4540
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Tốt nghiệp THPT lần 1 môn Lịch sử năm 2023 - Mã đề 354 - Trường THPT Thị xã Quảng Trị (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_tot_nghiep_thpt_lan_1_mon_lich_su_nam_2023_ma_de.pdf

Nội dung text: Đề thi thử Tốt nghiệp THPT lần 1 môn Lịch sử năm 2023 - Mã đề 354 - Trường THPT Thị xã Quảng Trị (Có đáp án)

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LẦN 1 NĂM 2023 TRƯỜNG THPT THỊ XÃ QUẢNG TRỊ Bài thi: khoa học xã hội. Môn: Lịch sử Thời gian làm bài : 50 phút, không kể thời gian giao đề Đề KT chính thức Đề có 04 trang Mã đề 354 Họ tên : Lớp : Câu 1: Ý nào sau đây không phản ánh hậu quả do cuộc Chiến tranh lạnh để lại A. thế giới luôn căng thẳng, nguy cơ diễn ra cuộc chiến tranh thế giới mới. B. các nước phải chi phí nhiều tiền của và sức người để chạy đua vũ trang. C. lợi dụng Chiến tranh lạnh, chủ nghĩa khủng bố xuất hiện, đe dọa an ninh thế giới. D. mối quan hệ đồng minh chống phát xít giữa Liên Xô và Mĩ bị phá vỡ. Câu 2: Chiến thắng nào của quân dân ta trong chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh Cục bộ” (1965- 1968) đã mở đầu cao trào “ Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam? A. Bình Giã. B. Ấp Bắc. C. Vạn Tường. D. Đồng Xoài. Câu 3: Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa ? A. Sự phát triển nhanh chóng của các quan hệ thương mại quốc tế. B. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia. C. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, tài chính quốc tế và khu vực. D. Sự ra đời của tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Câu 4: Trong cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 – 1954, ta đã buộc địch phải phân tán binh lực ở những địa điểm nào dưới đây? A. Điện Biên Phủ, Xênô, Luông Phabang, Mường Sài, Plâyku. B. Điện Biên Phủ, Luông Phabang, Xênô, Plâyku, Lai Châu. C. Điện Biên Phủ, Xênô, Luông Phabang, Mường Sài, Kon Tum. D. Điện Biên Phủ, Mường Sài, Xênô, Plâyku, Kon Tum. Câu 5: Những năm 1945 đến năm 1973, nền kinh tế Mĩ A. khủng hoảng, suy thoái. B. phát triển mạnh mẽ. C. phát triển mất cân đối. D. phát triển chậm chạp. Câu 6: Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam (1961- 1965) được tiến hành chủ yếu bằng lực lượng quân đội nào? A. Đông Dương. B. Sài Gòn. C. Đồng minh. D. Mĩ. Câu 7: Tháng 12-1989, những người đứng đầu hai nước Mĩ và Liên Xô chính thức cùng tuyên bố A. chấm dứt Chiến tranh lạnh. B. không phổ biến vũ khí hạt nhân. C. cắt giảm vũ khí chiến lược. D. bình thường hóa quan hệ. Câu 8: Chỉ thị “Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” được Ban Thường vụ Trung ương Đảng đề ra sau sự kiện nào? A. Nhật đầu hàng Đồng minh (8/ 1945). B. Nhật tiến vào nước ta (9/ 1940). C. Chiến tranh thế giới bùng nổ (1939). D. Nhật đảo chính Pháp (3/ 1945). Câu 9: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, quân đội Đồng minh nào vào Việt Nam để làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật? A. Mĩ và quân Trung Hoa dân quốc. B. Anh và Pháp. C. Anh và Mĩ. D. Anh và Trung Hoa dân quốc. Câu 10: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9- 1960) đã chỉ rõ vai trò của cách mạng miền Nam đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam là: A. quan trọng. B. quyết định nhất. C. cơ bản nhất. D. quyết định trực tiếp. Trang 1/4 - Mã đề 354
  2. Câu 23: Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu bởi sự kiện nào sau đây? A. 10 nước Đông Nam Á gia nhập vào ASEAN. B. Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) C. Hiệp ước thân thiện và hợp tác (Hiệp ước Ba li). D. Quan hệ giữa các nước Đông Dương và ASEAN được cải thiện. Câu 24: Một trong những ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là A. thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao. B. Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, rút hết quân về nước. C. Mĩ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng, quốc tế hóa chiến tranh Đông Dương. D. thắng lợi lịch sử quan trọng, tạo thời cơ thuận lợi để giải phóng hoàn toàn miền Nam. Câu 25: Năm 1921, nước Nga Xô viết bước vào thời kì xây dựng đất nước trong hoàn cảnh A. nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng. B. đất nước bước đầu được khôi phục sau chiến tranh. C. các nước đế quốc tiến hành chiến tranh phá hoại. D. nhận được sự giúp đỡ của các nước láng giềng. Câu 26: Phong trào đấu tranh nào của nhân dân ta được đánh giá là cuộc tập dượt lần thứ hai cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945? A. Phong trào cách mạng 1930 – 1931. B. Phong trào dân chủ 1936 – 1939. C. Phong trào giải phóng dân tộc 1939 – 1945. D. Cuộc biểu tình ở Hưng Nguyên năm 1930. Câu 27: Đâu không phải là xu thế của tình hình thế giới từ sau năm 1991? A. Các quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế. B. Trật tự thế giới hai cực Ianta đang từng bước bị xói mòn. C. Trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành theo xu hướng “đa cực” D. Hòa bình được củng cố, nhưng ở nhiều khu vực tình hình lại không ổn định. Câu 28: Đâu không phải là ý nghĩa của cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 ở miền Nam Việt Nam? A. Buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược. B. Giáng đòn nặng nề vào chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” C. Mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ. D. Kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta. Câu 29: “Phong trào nhằm vào hai kẻ thù là đế quốc và tay sai, không ảo tưởng kẻ thù của dân tộc” là nhận xét về phong trào đấu tranh nào sau đây? A. Dân tộc dân chủ 1925- 1930. B. Cách mạng 1930- 1931. C. Dân chủ 1936- 1939. D. Dân tộc dân chủ 1919- 1925. Câu 30: Một trong những mục tiêu đấu tranh của giai cấp tư sản trong phong trào dân tộc dân chủ 1919- 1925 ở nước ta là A. độc lập dân tộc. B. tự do, bình đẳng. C. dân sinh, dân chủ. D. đòi quyền lợi kinh tế. Câu 31: Trong giai đoạn 1939-1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã khắc phục được một trong những hạn chế của Luận cương chính trị (10-1930) qua chủ trương A. xác định động lực cách mạng là công nông. B. thành lập chính phủ công nông binh. C. tập trung giải quyết nhiệm vụ dân tộc. D. sử dụng phương pháp bạo lực cách mạng. Câu 32: Đâu không phải là lí do tác động đến việc lựa chọn con đường cách mạng vô sản cho cách mạng Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc? A. Tác động của bối cảnh thời đại mới. B. Xuất phát từ yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc. C. Tác động của cách mạng Tháng Mười Nga. D. Sự thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản trên thế giới. Trang 3/4 - Mã đề 354
  3. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ THI THỬ TN THPT LẦN 1 NĂM 2023 – NĂM HỌC 2022 TRƯỜNG THPT THỊ XÃ QUẢNG TRỊ - 2023 MÔN LỊCH SỬ LỚP 12 - LỚP 12 Thời gian làm bài : 60 Phút Phần đáp án câu trắc nghiệm: 153 252 354 451 1 D C C B 2 C A C A 3 D D D C 4 D D A B 5 A A B C 6 C D B C 7 D B A D 8 B B D A 9 D A D A 10 C D D C 11 A D A B 12 D C C B 13 C B A A 14 D D B A 15 A C A D 16 C A A D 17 C A B A 18 A B B D 19 A B B D 20 C D A B 21 D D A A 22 D D A D 23 A D C D 24 C A C D 25 A B A B 26 B C B C 27 C D B B 28 B A D A 29 C D B B 30 D C D D 31 B C C B 32 B B D A 33 B D C D 34 A D B C 35 B D A D 36 C C C C 37 C D C A 38 C D D B 39 D B D B 40 A A D A 1