Đề thi thử Tốt nghiệp THPT lần 1 môn Lịch sử - Mã đề 101 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi (Kèm đáp án)

Câu 11. Nội dung nào phản ánh không đúng sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình vận
động thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam?
A. Sáng tạo trong xác định các yếu tố thành lập Đảng.
B. Sáng tạo trong việc lựa chọn tổ chức để thống nhất.
C. Sáng tạo trong việc thành lập tổ chức tiền thân của Đảng.
D. Sáng tạo trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin.
Câu 12. Phong trào dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam không có đặc điểm nào?
A. Không mang tính cải lương. B. Hình thức đấu tranh phong phú.
C. Lực lượng tham gia đông đảo. D. Mục tiêu đấu tranh triệt để.
pdf 4 trang Bảo Ngọc 17/01/2024 2020
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Tốt nghiệp THPT lần 1 môn Lịch sử - Mã đề 101 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_tot_nghiep_thpt_lan_1_mon_lich_su_ma_de_101_nam_h.pdf
  • pdfsu-dapan-thithutnl1.pdf

Nội dung text: Đề thi thử Tốt nghiệp THPT lần 1 môn Lịch sử - Mã đề 101 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi (Kèm đáp án)

  1. SỞ GD & ĐT HẢI DƯƠNG KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRƯỜNG THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2021 - 2022 NGUYỄN TRÃI Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỀ THI THỬ LẦN 1 Môn thi thành phần: LỊCH SỬ Ngày thi: 15 + 16/1/2022 Đề thi có 4 trang Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: Mã đề thi 101 Số báo danh: Câu 1. Nguyễn Tất Thành kết thúc hành trình tìm đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam (1920) khi vẫn đang hoạt động ở A. Liên Xô. B. nước Pháp. C. Trung Quốc. D. nước Anh. Câu 2. Trong thời kì vận động Cách mạng tháng Tám, các Hội Cứu quốc của Mặt trận Việt Minh được thí điểm xây dựng ở địa bàn A. miền xuôi B. trung du C. đồng bằng D. miền núi Câu 3. Các chiến dịch của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1954) đều A. từng bước làm phá sản kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp. B. có bước phát triển về hướng tiến công chủ yếu. C. kết hợp đánh du kích, phục kích với công kiên. D. nhằm giữ vững quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ. Câu 4. Nghị quyết Hội nghị tháng 11 – 1939 và Hội nghị tháng 5 – 1941 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương có điểm giống nhau về: A. hình thức mặt trận B. hình thái cách mạng C. nhiệm vụ cách mạng D. xác định kẻ thù Câu 5. Nhận xét nào đúng về phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam? A. không mang tính cách mạng. B. chỉ mang tính chất dân chủ. C. không mang tính cải lương. D. chỉ mang tính chất dân tộc. Câu 6. Chiến lược nào thể hiện sự điều chỉnh thay đổi căn bản trong chính sách đối ngoại của Mĩ vào thập kỉ 90 của thế kỉ XX? A. Phản ứng nhanh. B. Đối đầu trực tiếp. C. Ngăn đe thực tế. D. Cam kết và mở rộng. Câu 7. Một trong những điểm tương đồng của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (6 – 1925) và Việt Nam Quốc dân đảng (12 – 1927) là A. cách thức kết nạp quần chúng. B. cùng chung mục tiêu cao nhất. C. cùng mang lý tưởng cộng sản. D. địa bàn hoạt động rộng khắp. Câu 8. Sau khi giành độc lập, quốc gia nào sau đây thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, trung lập tích cực? A. Ấn Độ. B. Mĩ. C. Trung Quốc. D. Cuba. Câu 9. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về các quyết định của các cường quốc tại Hội nghị Ianta (2 – 1945)? A. Làm chậm quá trình các nước phương Tây trở lại thuộc địa cũ. B. Là cơ sở để hình thành khuôn khổ trật tự thế giới mới sau chiến tranh. C. Thúc đẩy cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai nhanh chóng kết thúc. D. Phản ánh sự cân bằng quyền lực giữa hai cường quốc Liên Xô – Mĩ. Câu 10. Chiến thắng trên mặt trận nào đã kết thúc cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam (1946 – 1954)? A. quân sự. B. chính trị. C. kinh tế. D. ngoại giao. Trang 1/4 - Mã đề thi 101
  2. A. kháng chiến trường kì. B. vườn không nhà trống. C. khởi nghĩa toàn dân. D. kháng chiến chủ động. Câu 22. Nội dung nào dưới đây là điểm khác biệt căn bản giữa các phong trào chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1930 so với phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX? A. Động lực của phong trào. B. Đường lối đấu tranh. C. Khuynh hướng chính trị. D. Nhiệm vụ hàng đầu. Câu 23. Sự kiện lịch sử thế giới nào sau đây đưa đến chủ trương chuyển hướng chỉ đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương trong những năm 1939 – 1945? A. Mĩ phát động Chiến tranh lạnh. B. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. C. Trật tự hai cực Ianta hình thành. D. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Câu 24. Điểm khác nhau cơ bản giữa chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 và chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 của quân đội nhân dân Việt Nam là gì? A. Lực lượng hậu cần chiến dịch. B. Thế và lực khi mở chiến dịch. C. Địa bàn tác chiến chiến dịch. D. Đối tượng của chiến dịch. Câu 25. Hình thức đấu tranh phổ biến của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. đấu tranh vũ trang. B. đấu tranh ngoại giao. C. đấu tranh chính trị. D. đấu tranh tư tưởng. Câu 26. Đại hội Đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 2 – 1951) đã quyết định xuất bản tờ báo nào làm cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng? A. Nhân dân. B. Thanh niên. C. Đại đoàn kết. D. Tiền phong. Câu 27. Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2 – 1945), quân đội nước nào chiếm đóng Nhật Bản? A. Mĩ, Anh. B. Mĩ, Pháp. C. Liên Xô. D. Mĩ. Câu 28. Phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam bùng nổ trong bối cảnh A. Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp. B. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. C. phong trào cách mạng thế giới dâng cao. D. quân phiệt Nhật xâm lược Đông Dương. Câu 29. Năm 1997, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) kết nạp thêm A. Campuchia B. Brunây C. Lào D. Việt Nam. Câu 30. Nội dung nào sau đây không phải là vấn đề cấp bách đặt ra đối với ba trung tâm kinh tế – tài chính Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản vào đầu những năm 70 của thế kỉ XX? A. Chủ động để tham gia vào xu thế toàn cầu hóa. B. Điều chỉnh các chính sách phát triển đất nước. C. Nhanh chóng vượt qua khủng hoảng, suy thoái. D. Nghiên cứu tìm ra các nguồn năng lượng mới. Câu 31. Một trong những điểm tương đồng của phong trào cách mạng 1930 – 1931 và cao trào kháng Nhật cứu nước (từ tháng 3 đến giữa tháng 8/1945) ở Việt Nam là A. tập dượt cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. B. đề ra những mục tiêu và hình thức đấu tranh mới. C. để lại bài học về xây dựng khối liên minh công nông. D. tạo ra những điều kiện chủ quan cho Tổng khởi nghĩa Câu 32. Yếu tố nào dưới đây tác động tới sự thành bại của Mĩ trong nỗ lực vươn lên xác lập trật tự thế giới “đơn cực” giai đoạn sau Chiến tranh lạnh? A. Sự mở rộng và phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa. B. Tương quan lực lượng giữa các cường quốc trên thế giới. C. Sự hình thành của các trung tâm kinh tế - tài chính thế giới. D. Vai trò ngày càng to lớn của các công ty xuyên quốc gia. Trang 3/4 - Mã đề thi 101