Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2020 - Trường THPT Nguyễn Trung Thiên (Có đáp án)

Câu 1.Xác định phương thức biểu đạt trong văn bản trên.

Câu 2.Theo tác giả, người chủ động khi có vấn đề xảy ra, họ sẽ làm gì?

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói: “Tính chủ động không phải là làm bừa mà là dám nghĩ, dám nói và dám làm”.

pdf 5 trang Bảo Ngọc 17/01/2024 2420
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2020 - Trường THPT Nguyễn Trung Thiên (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_nam_2020_truong_thpt_ng.pdf

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2020 - Trường THPT Nguyễn Trung Thiên (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2020 TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG THIÊN Môn thi: NGỮ VĂN ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 120 phút (Đề thi gồm có 2 trang) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu Thành công đến từ việc bạn biết chủ động trong mọi tình huống, mọi hoàn cảnh.Nhiều trường hợp, sự chủ động rất quan trọng.Nó sẽ giúp bạn ứng phó linh hoạt, vượt qua khó khăn và thay đổi kịp thời để chớp lấy thời cơ. Thiếu tính chủ động thì cho dù có kiến thức, có tầm nhìn thì sự do dự cũng sẽ làm lỡ mất cơ hội. Người có tính chủ động sẽ suy nghĩ, hành động độc lập, làm chủ được tình thế.Khi có vấn đề xảy ra trước hết họ nhìn nhận chính bản thân mình, tìm ra khó khăn để vượt qua. Tính chủ động không phải là làm bừa mà là dám nghĩ, dám nói và dám làm.Nếu bạn dám hành động, hành động có suy nghĩ, chủ động và kiên quyết thì mọi việc đều dẫn đến thành công. Những người có tính chủ động là những người tự tin và biết mình cần làm gì trong cuộc sống. Họ theo đuổi đam mê bằng tất cả lòng nhiệt huyết và quyết tâm, không những thế họ còn thành công trên hầu hết mọi phương diện của cuộc sống, đặc biệt khi có cạnh tranh. Trong một xã hội đang ngày càng phát triển, bạn cần phải chủ động để không bị tụt lùi. (Vân Anh – tin-voi-cuoc-song-cua-chinh-minh- 554998.html/) Câu 1.Xác định phương thức biểu đạt trong văn bản trên. Câu 2.Theo tác giả, người chủ động khi có vấn đề xảy ra, họ sẽ làm gì? Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói: “Tính chủ động không phải là làm bừa mà là dám nghĩ, dám nói và dám làm”. Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm: “Trong một xã hội đang ngày càng phát triển, bạn cần phải chủ động để không bị tụt lùi” không? Vì sao? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày giải pháp để phát triển sự chủ động của bản thân. Câu 2. (5,0 điểm) Cưỡi lên thác sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ.Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá.Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy.Bốn năm bọn thủy quân cửa ải nước bờ bên trái liền xô ra định níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử.Ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến.Những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền.Chỉ còn vẳng tiếng reo hò của sóng thác
  2. KỲ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA 2020 MÔN THI: NGỮ VĂN HƯỚNG DẪN CHẤM Phần/Câu Các ý cơ bản Điểm I. Đọc hiểu 3.0 Câu 1 Phương thức biểu đạt: nghị luận 0.5 Câu 2 Theo tác giả, người chủ động khi có vấn đề xảy ra họ nhìn nhận chính bản thân 0.5 mình, tìm ra khó khăn để vượt qua. Câu 3 Có thể hiểu câu nói: chủ động không phải là tùy tiện, bạ đâu làm đó, mà họ đều có những dự tính. Người chủ động thường suy nghĩ chín chắn và hành động kiên 1.0 quyết. Câu 4 - Thí sinh thể hiện rõ quan điểm: có thể đồng tình/không đồng tình/ đồng tình 0.25 một phần. - Thí sinh lí giải được quan điểm của mình một cách hợp lý 0.75 II. Làm văn Câu 1 Viết đoạn văn về giải pháp để phát triển sự chủ động của bản thân 2.0 a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - 0.25 hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0.25 Giải pháp để phát triển sự chủ động của bản thân. c. Triển khai vấn đề nghị luận 1.0 Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ giải pháp để phát triển sự chủ động của bản thân. Có thể triển khai theo hướng: - Xây dựng một kế hoạch công việc rõ ràng - Tự tin trong mọi tình huống - Không quay đầu lại trước khó khăn - Quyết đoán trong suy nghĩ và hành động - Có tinh thần cầu tiến và thái độ học hỏi . d. Chính tả, ngữ pháp 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt e. Sáng tạo 0.25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. Câu 2 Cảm nhận về vẻ đẹp hình tượng ông lái đò trong đoạn trích. Từ đó nhận xét 5.0 quan niệm về con người của nhà văn Nguyễn Tuân. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 0.25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0.5 Hình tượng ông lái đò và quan niệm về con người của nhà văn Nguyễn Tuân c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác