Đề thi thử Tốt nghiệp THPT lần 1 môn Ngữ văn năm 2022 - Trường THPT Vĩnh Linh (Có đáp án)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày

suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa đức hi sinh của người mẹ.

pdf 6 trang Bảo Ngọc 17/01/2024 940
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Tốt nghiệp THPT lần 1 môn Ngữ văn năm 2022 - Trường THPT Vĩnh Linh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_tot_nghiep_thpt_lan_1_mon_ngu_van_nam_2022_truong.pdf

Nội dung text: Đề thi thử Tốt nghiệp THPT lần 1 môn Ngữ văn năm 2022 - Trường THPT Vĩnh Linh (Có đáp án)

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LẦN 1 TRƯỜNG THPT VĨNH LINH NĂM 2022 (Đề có 02 trang) Bài thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài:120 phút, không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản: HOA VÀ ĐẤT (1) Khi con ra đời Cha gọi con là nụ hoa Cha gọi con là ngọn gió Cha gọi con là mặt trời Cha gọi con bằng tất cả Những từ ngữ đẹp nhất trên đời. (2) Khi ấy phía sau vầng trán của con là bóng mẹ rất âm thầm Mẹ không làm thơ không viết văn nên chỉ gọi con bằng con của mẹ. Đôi mắt mẹ thâm quầng thiếu ngủ bao nhiêu đêm con khó nhọc trong người mẹ gầy đi, mẹ nhỏ nhoi đi đứng, ra vào như chiếc bóng để dành cho cha niềm hạnh phúc cho cha chạy nhảy trong nhà cho cha đích thực được làm cha mẹ tiêu hao quá nhiều sinh lực cha chỉ thức vài hôm Mẹ có mấy khi được ngủ nằm xuống, ngồi lên đêm hóa thành ngày dòng sữa dành cho con Mẹ nổi gân tay Đã có bài thơ nào cho mẹ của con đây Cha không nhớ ra một điều đơn giản nhất nụ hoa nào có thể ra đời thiếu sự cưu mang của đất. (Hoa và đất, Đỗ Trung Quân, dẫn theo http:/thivien.net) Trả lời các câu hỏi sau: Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. Câu 2. Hãy chỉ ra những dòng thơ nào trong đoạn (2) nhắc đến mối quan hệ không thể thiếu giữa “hoa” và “đất”? Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép điệp ngữ, điệp cấu trúc trong đoạn (1)? Câu 4. Thông điệp nào của văn bản có ý nghĩa nhất với anh/chị? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa đức hi sinh của người mẹ. -1-
  2. SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ THI THỬ TN THPT LẦN 1, NĂM HỌC 2021- 2022 TRƯỜNG THPT VĨNH LINH ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn (Đáp án và hướng dẫn chấm gồm 04 trang) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 -Văn bản trên thuộc PCNN nghệ thuật 0,75 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh không trả lời đúng “PCNN nghệ thuật”: không cho điểm 2 - Những dòng thơ: 0,75 nụ hoa nào có thể ra đời thiếu sự cưu mang của đất. Hướng dẫn chấm: - Trả lời như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh trích được 3 câu sau hoặc cả đoạn (2) cũng đạt điểm tối đa. 3 - Chỉ ra biện pháp tu từ: 1,0 + Điệp ngữ: lặp lại cụm từ “Cha gọi con là” + Điệp cấu trúc: lặp cấu trúc câu “Cha gọi con là ” - Tác dụng: + Tạo nhịp điệu cho lời thơ, giúp cho lời thơ giàu hình ảnh, giàu sức gợi. + Nhấn mạnh: với cha, con như là mọi điều đẹp đẽ và quý giá nhất. Qua đó, đoạn thơ diễn tả tình yêu tha thiết, niềm hạnh phúc vô bờ của người cha khi nói về con. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời được như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh chỉ ra phép điệp từ, điệp cấu trúc, mỗi biện pháp: 0,25 điểm - Học sinh trả lời được 1/2 ý của phần tác dụng: 0,25 điểm. 4 Học sinh rút ra một thông điệp có ý nghĩa nhất đối với bản thân. 0,5 Có thể theo gợi ý sau: Tình yêu gia đình; cách yêu thương của cha, mẹ; đức hi sinh của mẹ; chữ hiếu Hướng dẫn chấm: - Học sinh trình bày thuyết phục: 0,5 điểm. - Học sinh trình bày chưa thuyết phục: 0,25 điểm. II LÀM VĂN 7,0 1 Viết đoạn văn về ý nghĩa đức hi sinh của người mẹ 2,0 a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0, 25 Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Ý nghĩa đức hi sinh của người mẹ c. Triển khai vấn đề nghị luận 1,0 Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ đức hi sinh của người mẹ. Có thể theo hướng sau: - “Đức hi sinh” là sự quên mình vì người khác. Đây là một trong những phẩm chất quý giá của người mẹ. - Biểu hiện của đức hi sinh ở mẹ: yêu thương con vô điều kiện, từ việc sinh thành, dưỡng dục . mẹ đều chấp nhận khổ cực, vất vả, sự hạn chế về thời -3-
  3. * Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong đoạn trích “Trong phút chốc ăn no.” Từ đó, rút ra nhận xét về tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Minh Châu được thể hiện trong đoạn trích. Giới thiệu ngắn gọn về nhân vật người đàn bà hàng chài: 0,5 - Không có tên cụ thể - Tuổi trạc 40. - Dáng vóc thô kệch, mặt rỗ, sắc thái mỏi mệt. Ngoại hình của người đàn bà đã vẽ nên diện mạo lam lũ, nhọc nhằn - Thái độ cam chịu những trận đòn của người chồng. Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong câu chuyện tại tòa án 1,5 huyện: Qua thái độ, cách xưng hô, lời kể (cũng là lời giải thích lí do xin không bỏ chồng) của người đàn bà, ta thấy: - Cuộc đời lấm láp nỗi khổ: từ nạn bạo hành, từ nghề mưu sinh vất vả, từ hoàn cảnh gia đình đông con - Vẻ đẹp tỏa sáng từ tính cách, tâm hồn: + Lòng bao dung, nhân ái, vị tha: chị nhận tất cả lỗi về mình, nhận hết trách nhiệm về mình. + Sự thấu hiểu lẽ đời: Chị hiểu nguyên nhân sâu xa dẫn đến hành động vũ phu của chồng. Chị không coi chồng là thủ phạm gây ra nỗi khổ đời mình + Đức hi sinh, lòng thương con vô bờ bến: Chị quan niệm lấy chồng thì phải theo chồng rồi phải nuôi con khôn lớn. Chị chấp nhận tất cả vì con. Chị không muốn con bị tổn thương về tâm hồn. Tình thương con của chị không chỉ gắn liền với cảm xúc, tình cảm mà còn là lí trí, trách nhiệm của một người mẹ. + Niềm khát khao hạnh phúc bình dị đời thường. - Nghệ thuật đặc sắc: Đặt nhân vật trong tình huống cụ thể, thông qua sự phát hiện và nhận thức của Phùng và Đẩu, sử dụng chi tiết nghệ thuật đặc sắc (chi tiết miêu tả thái độ, giọng điệu, lời nói ), ngôn từ giản dị mà sâu sắc 0,5 Nhận xét về tư tưởng nhân đạo của tác giả thể hiện trong đoạn trích: - Thể hiện tấm lòng thương cảm, thấu hiểu sâu sắc của tác giả cho số phận và cuộc đời của người đàn bà hàng chài - những người dân vùng biển luôn có cuộc sống bấp bênh, lam lũ, vất vả. - Khẳng định, trân trọng và ngợi ca vẻ đẹp tính cách, tâm hồn của người phụ nữ lao động và đặt niềm tin tốt đẹp ở họ. - Thương cho một kiếp người như gã chồng bị thay đổi tính cách do môi trường, hoàn cảnh sống. - Tố cáo những hậu quả mà chiến tranh để lại trên đất nước ta: đói nghèo, lạc hậu, sự thiếu hụt về tri thức, sự kém hiểu biết về kế hoạch hóa gia đình Hướng dẫn chấm: - Học sinh cảm nhận về nhân vật trong đoạn trích đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm. - Học sinh cảm nhận chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75 điểm - 2,25 điểm. - Cảm nhận chung chung, chưa rõ: 0,75 điểm - 1,25 điểm. - Cảm nhận sơ lược, không rõ: 0,25 điểm - 0,5 điểm. Đánh giá chung 0,5 - Đoạn trích góp phần khắc họa hoàn chỉnh, thành công, ấn tượng về nhân vật người đàn bà hàng chài; từ đó góp phần thể hiện quan niệm của Nguyễn Minh Châu về cách nhìn nhận, đánh giá con người và cuộc sống. - Người đàn bà hàng chài được khắc họa trong đoạn trích là hình ảnh -5-