Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2019 - Mã đề 485 - Trường THPT Thị xã Quảng Trị

Câu 3: Cuộc đấu tranh công khai, hợp pháp trong những năm 1936 – 1939 thực chất là
A. tuyên truyền, giác ngộ quần chúng.
B. cuộc đấu tranh giai cấp để giải phóng dân tộc.
C. cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
D. cuộc vận động dân tộc, dân chủ.
Câu 4: “Là phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức, dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Đông Dương… buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách
cụ thể, trước mắt về dân sinh, dân chủ”. Đây là nhận định về phong trào đấu tranh nào
của nhân dân ta?
A. Phong trào dân chủ 1936-1939
B. Cao trào kháng Nhật cứu nước.
C. Phong trào cách mạng 1930- 1931.
D. Phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945.
pdf 6 trang Bảo Ngọc 09/01/2024 1820
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2019 - Mã đề 485 - Trường THPT Thị xã Quảng Trị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_lich_su_nam_2019_ma_de_485_truo.pdf

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2019 - Mã đề 485 - Trường THPT Thị xã Quảng Trị

  1. SỞ GD- ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019 TRƯỜNG THPT THỊ XÃ QUẢNG TRỊ MÔN: LỊCH SỬ Thời gian: 50 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Mã đề thi 485 Họ và tên thí sinh: số báo danh Câu 1: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) của nhân dân Việt Nam thắng lợi là một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và tính thời đại sâu sắc vì đã A. tạo ra tác động cơ bản làm sụp đổ trật tự thế giới hai cực Ianta. B. giáng đòn mạnh mẽ vào âm mưu nô dịch của chủ nghĩa thực dân. C. dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế - chính trị trầm trọng ở Mỹ. D. tạo nên cuộc khủng hoảng tâm lý sâu sắc đối với các cựu binh Mỹ. Câu 2: Trong cuộc kháng chiến chống Pháp( 1946-1954) chiến dịch nào của ta có sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ Tịch Hồ Chí Minh ? A. Biên Giới thu đông 1950. B. Việt Bắc thu đông 1947. C. Điện BiênPhủ 1954. D. Trung Lào 1953. Câu 3: Cuộc đấu tranh công khai, hợp pháp trong những năm 1936 – 1939 thực chất là A. tuyên truyền, giác ngộ quần chúng. B. cuộc đấu tranh giai cấp để giải phóng dân tộc. C. cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. D. cuộc vận động dân tộc, dân chủ. Câu 4: “Là phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách cụ thể, trước mắt về dân sinh, dân chủ”. Đây là nhận định về phong trào đấu tranh nào của nhân dân ta? A. Phong trào dân chủ 1936-1939 B. Cao trào kháng Nhật cứu nước. C. Phong trào cách mạng 1930- 1931. D. Phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945. Câu 5: : Trong việc thực hiện chính sách đối ngoại từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, Mĩ đã thất bại ở nhiều nơi là do một trong những nguyên nhân sau đây? A. Mĩ đã thất bại trong cuộc chạy đua vũ trang với các nước phương Tây. B. Sự xuất hiện của xu thế hòa bình, hữu nghị, hợp tác trong quan hệ quốc tế. C. Sự liên minh giữa Mĩ và các nước phương Tây chưa chặt chẽ. D. Sự lớn mạnh của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Câu 6: Đặc điểm của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930 là A. sự tồn tại song song của khuynh hướng tư sản và khuynh hướng vô sản. B. cả hai khuynh hướng tư sản và vô sản đều sử dụng bạo lực để loại trừ nhau. C. sau thất bại của khuynh hướng tư sản, khuynh hướng vô sản phát triển mạnh. D. khuynh hướng vô sản phát triển nhờ kinh nghiệm của khuynh hướng tư sản. Trang 1/6 - Mã đề thi 485
  2. Câu 14: Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược (1858 - 1884) có đặc điểm gì? A. Lan rộng từ Bắc vào Nam theo sự mở rộng địa bàn xâm lược của thực dân Pháp. B. Hình thành một mặt trận thống nhất do các văn thân, sĩ phu tiến bộ lãnh đạo. C. Từ chống ngoại xâm đến kết hợp chống ngoại xâm và phong kiến đầu hàng. D. Kết hợp chặt chẽ đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị và ngoại giao. Câu 15: Đánh giá nào dưới đây là đúng về việc xác định nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của cách mạng Đông Dương tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (7 – 1936)? A. Hội nghị đã giải quyết được mâu thuẫn trước mắt của dân tộc. B. Đảng đã xác định được chủ trương làm cách mạng giải phóng dân tộc. C. Phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của Đông Dương và thế giới lúc bấy giờ. D. Hội nghị đã xác định được mục tiêu trước mắt của cách mạng nước ta. Câu 16: Nguyên nhân chủ yếu nào dưới đây dẫn đến thất bại của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản ở Việt Nam? A. Thiếu đường lối chính trị đúng đắn và phương pháp đấu tranh phù hợp B. Ngọn cờ tư tưởng tư sản đã lỗi thời, không tập hợp được lực lượng. C. Nổ ra trong tình thế bị động, tổ chức thiếu chu đáo, Pháp đang mạnh. D. So sánh lực lượng không có lợi cho cách mạng, thời cơ chưa xuất hiện. Câu 17: Vì sao sau khi hòa bình lập lại (1954), nhân dân miền Bắc phải tiến hành cải cách ruộng đất? A. Nông nghiệp lạc hậu, năng suất thấp. B. Chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến vẫn còn phổ biến. C. Để khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế. D. Để cải tạo quan hệ sản xuất XHCN. Câu 18: Phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị và phong trào phá "ấp chiến lược " ở nông thôn của nhân dân miền Nam chống chiến lược "chiến tranh đặc biệt" của Mĩ đã góp phần A. buộc Mĩ tuyên bố "phi Mĩ hóa" chiến tranh xâm lược. B. làm phá sản chiến lược "chiến tranh đặc biệt" của Mĩ. C. đẩy nhanh quá trình suy sụp của chính quyền Ngô Đình Diệm. D. lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm. Câu 19: Ý nghĩa lớn nhất của chiến thắng Biên Giới thu- đông năm 1950 là A. chiến dịch tiến công lớn đầu tiên của ta giành thắng lợi. B. ta giành quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ. C. chứng minh sự vững chắc của căn cứ địa Việt Bắc. D. chứng tỏ quân đội ta đã trưởng thành. Câu 20: Một trong những yếu tố tác động đến sự hình thành trật tự thế giới giai đoạn sau Chiến tranh lạnh là A. quá trình hình thành các trung tâm kinh tế - tài chính Tây Âu và Nhật Bản B. sự phát triển của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội. C. sự xuất hiện và chi phối nền kinh tế thế giới của tư bản tài chính. D. sự xuất hiện và ngày càng mở rộng của các công ty độc quyền. Câu 21: Bài học kinh nghiệm cơ bản được Đảng ta rút ra trong thời kì đầu đổi mới là gì? A. Tranh thủ sự giúp đở của các nước trong khu vực. B. Đẩy mạnh quan hệ đối ngoại hòa bình. Trang 3/6 - Mã đề thi 485
  3. Câu 29: Điểm giống nhau cơ bản giữa ba loại hình chiến lược chiến tranh của Mỹ ở miền Nam Việt Nam là gì? A. Có cố vấn Mĩ chỉ huy, tranh thủ ngoại giao với Liên Xô, Trung Quốc để cô lập ta. B. Quân đội Mĩ và quân đội Sài Gòn mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương. C. Sử dụng quân Sài Gòn, do Mĩ chỉ huy, vũ khí và phương tiện chiến tranh của Mĩ. D. Sử dụng quân Mĩ và đồng minh, với sự viện trợ quân sự cho quân đội Sài Gòn. Câu 30: Điều khoản nào sau đây không phải là nội dung của Hiệp ước Hác măng năm 1883? A. Pháp nắm và kiểm soát toàn bộ nguồn lợi kinh tế nước ta. B. Mọi việc giao thiệp của Việt Nam với nước ngoài đều do Pháp nắm giữ. C. Triều đình nhượng hẳn ba tỉnh miền Đông Nam kì cho Pháp. D. Việt Nam đặt dưới sự “bảo hộ” của Pháp. Câu 31: Điểm tương đồng giữa phong trào nông dân Yên Thế và phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam là A. quy mô rộng lớn. B. văn thân, sĩ phu lãnh đạo. C. phong trào vũ trang chống Pháp. D. đông đảo thành phần tham gia. Câu 32: Kế hoạch Nava của thực dân Pháp (1953) là sản phẩm của A. sự nỗ lực cao nhất, cuối cùng của thực dân Pháp ở Đông Dương. B. Chiến tranh lạnh. C. sự kết hợp sức mạnh của đế quốc Mĩ và thủ đoạn của thực dân Pháp. D. sự can thiệp sâu nhất của đế quốc Mĩ vào cuộc chiến tranh Đông Dương. Câu 33: Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam trong việc kí kết Hiệp định Sơ bộ ( 6/3/1946) và Giơnevơ về Đông Dương( 21/7/1954) là A. không vi phạm chủ quyền dân tộc. B. đảm bảo giành thắng lợi từng bước. C. giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng. D. phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù. Câu 34: Việc xác định con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, trước hết vì cuộc cách mạng này A. đã giải phóng hoàn toàn giai cấp công nhân và nông dân. B. đã giải phóng các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga. C. là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới. D. lật đổ được sự thống trị của tư sản và phong kiến. Câu 35: Chính quyền Sài Gòn ngang nhiên phá hoại Hiệp định Pari, liên tiếp mở những cuộc hành quân bình định, lấn chiếm, đây thực chất là hành động A. tiếp tục chiến lược chiến tranh Cục bộ của Mĩ. B. tiếp tục chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Níchxơn. C. chuẩn bị chiến tranh phá hoại miền Bắc. D. giúp quân Mĩ rút khỏi miền Nam Việt Nam. Câu 36: Đảng ta nhận định như thế nào về tác động của xu thế toàn cầu hóa đối với Việt Nam A. Xu thế toàn cầu hóa là không có ảnh hưởng gì đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. B. Xu thế toàn cầu hóa là một thách thức lớn đối với các nước kém phát triển trong đó có Việt Nam. Trang 5/6 - Mã đề thi 485