Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử - Mã đề 105 - Năm học 2018-2019 - Hội 8 trường chuyên

Câu 3: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (7 – 1936) đã quyết định thành lập
A. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
B. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
C. Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương.
D. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
Câu 4: Trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp (1858 – 1884) của nhân dân ta, tính chất
chống phong kiến bắt đầu xuất hiện từ sau khi triều đình Huế ký hiệp ước nào với thực dân Pháp?
A. Hiệp ước Giáp Tuất (1874). B. Hiệp ước Patơnốt (1884).
C. Hiệp ước Hácmăng (1883). D. Hiệp ước Nhâm Tuất (1862).
pdf 6 trang Bảo Ngọc 09/01/2024 1980
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử - Mã đề 105 - Năm học 2018-2019 - Hội 8 trường chuyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_lich_su_ma_de_105_nam_hoc_2018.pdf

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử - Mã đề 105 - Năm học 2018-2019 - Hội 8 trường chuyên

  1. HỘI 8 TRƯỜNG CHUYÊN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN THI CHUNG THỨ BA Năm học 2018 – 2019 MÔN: LỊCH SỬ MÃ ĐỀ: 105 Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi gồm 40 câu, 05 trang) Họ và tên thí sinh : . SBD : Câu 1: Năm 1961, Liên Xô phóng tàu Phương Đông với nhà du hành I. Gagarin đã A. phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ. B. lần đầu tiên đưa con người đặt chân lên Mặt Trăng. C. mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người. D. tạo ra sự cân bằng tương đối về quân sự với Mĩ. Câu 2: Một trong những nguyên nhân Liên Xô và Mĩ cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh vào năm 1989 là A. nền kinh tế hai nước lâm vào khủng hoảng trầm trọng. B. trật tự hai cực Ianta bị xói mòn và sụp đổ hoàn toàn. C. sự suy giảm thế mạnh của hai nước về nhiều mặt. D. phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô bị mất, của Mĩ bị thu hẹp. Câu 3: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (7 – 1936) đã quyết định thành lập A. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương. B. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. C. Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương. D. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh. Câu 4: Trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp (1858 – 1884) của nhân dân ta, tính chất chống phong kiến bắt đầu xuất hiện từ sau khi triều đình Huế ký hiệp ước nào với thực dân Pháp? A. Hiệp ước Giáp Tuất (1874). B. Hiệp ước Patơnốt (1884). C. Hiệp ước Hácmăng (1883). D. Hiệp ước Nhâm Tuất (1862). Câu 5: Tháng 11 – 1993, Hiến pháp mới của Cộng hòa Nam Phi được thông qua đã A. lật đổ ách cai trị trong nhiều thế kỉ của thực dân Anh. B. xóa bỏ hệ thống chính quyền cai trị của người da trắng. C. đưa Nenxơn Manđêla trở thành Tổng thống da đen đầu tiên. D. chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai. Câu 6: Các cuộc chiến tranh Đông Dương (1945 – 1954), chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953), chiến tranh Việt Nam (1954 – 1975) chứng tỏ A. sự can thiệp của Mĩ đối với các cuộc chiến tranh cục bộ. B. thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh. C. Đông Nam Á là tâm điểm đối đầu giữa hai cực Xô – Mĩ. D. Chiến tranh lạnh đã lan rộng và bao trùm toàn thế giới. Câu 7: Đối tượng đấu tranh trong Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917 ở Nga là A. các nước Đức – Áo Hung. B. chính phủ Nga hoàng. C. giai cấp vô sản. D. chính phủ tư sản lâm thời. Câu 8: Sự kiện Nhật đảo chính Pháp độc chiếm Đông Dương (3 – 1945) chứng tỏ A. thời cơ của cách mạng Việt Nam chưa xuất hiện. B. kẻ thù của cách mạng Việt Nam vẫn còn mạnh. C. phát xít Nhật không đủ sức chống lại phe Đồng minh. D. Pháp trở thành kẻ thù trực tiếp của cách mạng. Câu 9: Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc đã A. thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pháp. B. tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Trang 1/6 - Mã đề thi 105 -
  2. A. hình thức chính quyền. B. phương pháp đấu tranh. C. giai cấp lãnh đạo. D. nhiệm vụ cách mạng. Câu 20: Nội dung nào phản ánh đúng đặc điểm của tư sản dân tộc Việt Nam trong 30 năm đầu thế kỉ XX? A. Ra đời sau giai cấp nông nhân, có thế lực kinh tế nhưng không có địa vị chính trị. B. Ra đời trước giai cấp nông nhân, có thế lực kinh tế và địa vị chính trị. C. Ra đời sau giai cấp công nhân, nhỏ yếu về kinh tế và không có địa vị chính trị. D. Ra đời trước giai cấp công nhân, yếu ớt về kinh tế nhưng có địa vị chính trị. Câu 21: Mục tiêu của đường lối đổi mới ở Việt Nam được đề ra từ Đại hội Đảng VI (12 – 1986) là A. hoàn thành xây dựng chủ nghĩa xã hội. B. đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng. C. bước đầu khắc phục hậu quả chiến tranh. D. hoàn thành công cuộc cải cách ruộng đất. Câu 22: Phong trào cách mạng 1930 – 1931 và phong trào dân chủ 1936 – 1939 có điểm giống nhau về A. hình thức mặt trận. B. nhiệm vụ trước mắt. C. phương pháp đấu tranh. D. giai cấp lãnh đạo. Câu 23: Hiệp đinh Giơnevơ (1954) về Đông Dương quy định lực lượng kháng chiến Lào tập trung ở hai tỉnh A. Thà Khẹt và Phongxalì. B. Xiêng Khoảng và Thà Khẹt. C. Phongxalì và Sầm Nưa. D. Sầm Nưa và Xiêng Khoảng. Câu 24: Điểm nổi bật của tình hình miền Nam ngay sau Hiệp định Giơnevơ (1954) về Đông Dương là A. khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế. B. vẫn chịu ách thống trị của đế quốc và tay sai. C. chuyển sang đấu tranh vũ trang chống Mĩ. D. thành lập chính quyền cách mạng lâm thời ở miền Nam. Câu 25: Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Mĩ là A. trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất trên thế giới. B. quốc gia duy nhất sở hữu vũ khí nguyên tử. C. quốc gia dẫn đầu thế giới về dự trữ dầu mỏ. D. một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới. Câu 26: Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng (3 – 1945) diễn ra khi A. Nhật đã đầu hàng phe Đồng minh. B. quân Đồng minh vào Đông Dương. C. chiến tranh Xô – Đức bùng nổ. D. Nhật đang đảo chính Pháp ở Đông Dương. Câu 27: Âm mưu của thực dân Pháp khi kí Hiệp định Sơ bộ (1946) và Tạm ước Việt – Pháp (1946) là để A. có điều kiện thuận lợi tiến hành giải giáp phát xít Nhật. B. giải quyết mối quan hệ Việt – Pháp bằng con đường hòa bình. C. có thêm thời gian chuẩn bị các điều kiện xâm lược Việt Nam. D. thực hiện đúng các điều khoản trong Hiệp ước Hoa – Pháp (1946). Câu 28: Điểm chung của Hiệp ước Bali (1976) và Định ước Henxinki (1975) là A. tăng cường sự hợp tác giữa các nước trong lĩnh vực khoa học - kĩ thuật. B. hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa. C. xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước. D. khẳng định sự bền vững của đường biên giới giữa các quốc gia. Câu 29: Tình hình Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 và sau Hiệp định Giơnevơ (1954) về Đông Dương cho thấy A. thắng lợi quân sự có ý nghĩa quyết định trong việc kết thúc chiến tranh. B. sự cấu kết của chủ nghĩa đế quốc để đàn áp cách mạng Việt Nam. Trang 3/6 - Mã đề thi 105 -
  3. C. không có sự chuẩn bị chu đáo để chớp thời cơ. D. không có phong trào đấu tranh của nhân dân. Câu 40: Nhờ cuộc cách mạng nào mà Ấn Độ đã tự túc được lương thực từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX? A. “Cách mạng xanh”. B. “Cách mạng nhung”. C. “Cách mạng trắng”. D. “Cách mạng chất xám”. HẾT Trang 5/6 - Mã đề thi 105 -