Đề thi thử THPT Quốc gia lần 2 môn Lịch sử - Năm học 2020-2021 - Trường THPT chuyên Thái Bình (Có đáp án)

Câu 8 (NB): Cuộc đấu tranh nào của tư sản Việt Nam đã vận động người Việt Nam chỉ mua hàng người Việt Nam, “chấn hưng nội hóa”, “bài trừ ngoại hóa”:
A. phong trào đòi thả Phan Bội Châu, đám tang cụ Phan Châu Trinh.
B. chống độc quyền thương cảng Sài Gòn và độc quyền xuất khẩu lúa gạo tại Nam Kì.
C. lập Đảng Lập hiến, đưa một số khẩu hiệu đòi tự do, dân chủ.
D. tổ chức tẩy chay tư sản Hoa kiều.
Câu 9 (NB): Tại các lớp huấn luyện ở Quảng Châu - Trung Quốc (1925 – 1927), Nguyễn Ái Quốc đã huấn luyện cán bộ về cách:
A. sử dụng quân đội để tiêu diệt kẻ thù. B. làm cách mạng, học cách hoạt động bí mật.
C. tiến hành cách mạng dân chủ tư sản. D. giành quyền chủ động đánh địch về quân sự.
doc 17 trang Bảo Ngọc 06/01/2024 3060
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia lần 2 môn Lịch sử - Năm học 2020-2021 - Trường THPT chuyên Thái Bình (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_lan_2_mon_lich_su_nam_hoc_2020_2021.doc

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia lần 2 môn Lịch sử - Năm học 2020-2021 - Trường THPT chuyên Thái Bình (Có đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT THÁI BÌNH ĐỀ THI THỬ THPTQG LẦN 2 TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI BÌNH NĂM HỌC 2020 – 2021 MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian phát đề Câu 1 (NB): Đâu không phải là nguyên nhân tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu? A. Những xung đột sắc tộc, sự tranh chấp giữa các đảng phái. B. Không bắt kịp bước phát triển của khoa học kĩ thuật hiện đại. C. Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí. D. Khi tiến hành cải tổ phạm nhiều sai lầm. Câu 2 (NB): Đâu không phải là biểu hiện của xu thế hòa hoãn Đông Tây trong những năm 70 của thế kỉ XX: A. Liên Xô và Mĩ ký thỏa thuận về việc hạn chế vũ khí chiến lược. B. hiệp định hình chiến giữa 2 miền Triều Tiên được ký kết. C. 33 nước châu Âu cùng Mỹ và Canada ký định ước Henxinki. D. hai nước Đức kí hiệp định về những cơ sở của quan hệ Đông Đức và Tây Đức. Câu 3 (NB): Sự kiện nào đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam trong những năm 20 của thế kỷ XX? A. Công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn thành lập Công hội bí mật (1920). B. Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản (1929). C. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930). D. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son (1925). Câu 4 (NB): Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa A. nông dân với địa chủ. B. công nhân với tư sản. C. toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai. D. công nhân, nông dân với thực dân Pháp và tay sai. Câu 5 (NB): Nguyễn Ái Quốc rút ra kết luận "muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình" khi A. gửi bản Yêu sách đến Hội nghị Vécxai nhưng không được chấp nhận. B. ra đi tìm đường cứu nước. C. đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin. D. Tham gia Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp. Câu 6 (NB): Tại Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản (1924), Nguyễn Ái Quốc đã ba lần phát về vấn đề A. dân tộc và dân chủ. B. dân tộc và thuộc địa. C. dân tộc và giai cấp. D. dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
  2. C. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. D. mọi phát minh khoa học đều bắt nguồn từ kĩ thuật. Câu 15 (NB): Đâu là nguyên nhân chủ quan giúp Nhật khôi phục kinh tế, đạt mức trước chiến tranh những năm 1945-1952? A. Chỉ áp dụng khoa học kĩ thuật tập trung vào lĩnh vực sản xuất ứng dụng dân dụng. B. Nhật Bản kéo dài vĩnh viễn Hiệp ước an ninh Mĩ- Nhật. C. Tận dụng tốt yếu tố bên ngoài để phát triển. D. Sự nỗ lực của chính phủ và nhân dân Nhật Bản. Câu 16 (NB): Sự ra đời của tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương và tổ chức Hiệp ước Vácsava đã A. đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe. B. đặt thế giới đứng trước nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới. C. thể hiện cuộc chạy đua vũ trang giữa Mỹ và Liên Xô lên đến đỉnh điểm. D. chứng tỏ mâu thuẫn Đông - Tây, Xô - Mĩ đã lên đến đỉnh điểm. Câu 17 (NB): Sự kiện nào dưới đây được xem là khởi đầu cho cuộc Chiến tranh lạnh? A. Sự ra đời của Hội đồng tương trợ kinh tế (1949). B. Sự ra đời của Tổ chức Hiệp ước Vacsava (1955). C. Thông điệp của Tổng thống Mỹ Truman tại Quốc hội Mĩ (1947). D. Sự ra đời của Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương(1949). Câu 18 (NB): Từ nửa sau những năm 80 của thế kỷ XX, Nhật Bản đã vươn lên thành A. một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới B. cường quốc chính trị của thế giới. C. siêu cường tài chính số một thế giới. D. trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới. Câu 19 (NB): Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa ngày nay? A. Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn. B. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia. C. Sự hình thành ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới. D. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế. Câu 20 (NB): Đây là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mĩ cầm đầu? A. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương. B. Tổ chức Hiệp ước Vacsava. C. Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á. D. Tổ chức Hiệp ước Trung Đông. Câu 21 (NB): Phong trào vô sản hóa (1928) có tác dụng trực tiếp đối với việc: A. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. B. thúc đẩy phong trào công nhân phát triển mạnh, trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc trong cả nước.
  3. D. Đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa đế quốc trên phạm vi thế giới. Câu 28 (TH): Sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc là gì? A. Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đến tư tưởng cứu nước của Nguyễn Ái Quốc. B. Đọc Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7/1920). C. Đưa yêu sách đến Hội nghị Vécxai (18/6/1919). D. Bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế III và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12/1920). Câu 29 (NB): Tại sao sau Chiến tranh thế giới thứ hai, mối quan hệ Xô – Mĩ lại rơi vào tình trạng đối đầu? A. Liên Xô đã chế tạo được thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền về vũ khí nguyên tử của Mĩ. B. Vì sự đối lập nhau về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc. C. Vì hai nước không được chia đều về lợi ích sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. D. Mỹ lo ngại sự lớn mạnh về kinh tế của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Câu 30 (TH): Đặc điểm phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam giai đoạn 1919-1925: A. phong trào công nhân đã chuyển từ tự phát sáng tự giác. B. phong trào công nhân trở thành nòng cốt của phong trào yêu nước Việt Nam. C. phong trào mang tính lẻ tẻ, tự phát, chưa có sự liên kết. D. đấu tranh đòi quyền lợi về kinh tế và chính trị, liên kết phong trào công nhân thế giới. Câu 31 (VD): Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (đầu 1930) đã chứng tỏ điều gì? A. Đánh dấu phong trào đấu tranh của công nhân chuyển từ tự phát sang tự giác. B. Giai cấp công nhân Việt Nam đã chính thức bước lên vũ đài chính trị như một lực lượng cách mạng độc lập. C. Mở đường giải quyết khủng hoảng về đường lối, giai cấp lãnh đạo của cách mạng Việt Nam. D. Là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác- Lênin, phong trào công nhân Việt Nam. Câu 32 (TH): Đâu không phải là nguyên nhân khiến khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản thất bại tại Việt Nam? A. Chưa đáp ứng được những yêu cầu lịch sử dân tộc. B. Chưa lôi kéo được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. C. Chưa giải quyết được các mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam. D. Do các lực lượng cách mạng đã ngả hoàn toàn sang khuynh hướng vô sản. Câu 33 (TH): Sự kiện nào mở đầu cho một thời kì biến động lớn của tình hình thế giới khi bước sang thế kỉ XXI? A. CNXH sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu. B. Chiến tranh lạnh chấm dứt.
  4. A. Chấm dứt sự khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo cách mạng ở Việt Nam. B. Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. C. Hoàn tất quá trình chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. D. Chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đáp án 1-A 2-B 3-D 4-C 5-A 6-B 7-B 8-D 9-B 10-C 11-D 12-D 13-C 14-C 15-D 16-A 17-C 18-C 19-C 20-A 21-B 22-C 23-D 24-B 25-C 26-C 27-B 28-D 29-B 30-C 31-B 32-D 33-D 34-C 35-B 36-B 37-A 38-C 39-C 40-B LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án A Phương pháp giải: SGK Lịch sử 12, trang 17. Giải chi tiết: Những xung đột sắc tộc, sự tranh chấp giữa các đảng phái không phải là nguyên nhân tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Câu 2: Đáp án B Phương pháp giải: SGK Lịch sử 12, trang 62 – 63. Giải chi tiết: - Nội dung các phương án A, C, D là biểu hiện của xu thế hòa hoãn Đông Tây trong những năm 70 của thế kỉ XX. - Nội dung phương án B không phải là biểu hiện của xu thế hòa hoãn Đông Tây trong những năm 70 của thế kỉ XX. Cuộc chiến tranh Triều Tiên diễn ra trong giai đoạn 1950 – 1953 và kết thúc với hiệp định hình chiến giữa 2 miền Triều Tiên được ký kết năm 1953, mà xu thế hòa hoãn Đông – Tây thì diễn ra trong những năm 70 của thế kỉ XX. Câu 3: Đáp án D Phương pháp giải: SGK Lịch sử 12, trang 81. Giải chi tiết: Cuộc bãi công của công nhân Ba Son (1925) đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam trong những năm 20 của thế kỷ XX. Trong đó, phong trào công nhân Việt Nam đã bước đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác, đấu tranh không chỉ vì mục tiêu kinh tế mà còn vì mục tiêu chính trị. Câu 4: Đáp án C Phương pháp giải:
  5. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam (1919-1929), thực dân Pháp đầu tư nhiều nhất vào nông nghiệp. Câu 11: Đáp án D Phương pháp giải: SGK Lịch sử 12, trang 45. Giải chi tiết: Trong chiến lược “Cam kết và mở rộng Mĩ sử dụng khẩu hiệu thúc đẩy dân chủ để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác. Câu 12: Đáp án D Phương pháp giải: SGK Lịch sử 12, trang 45. Giải chi tiết: Từ năm 1991 đến năm 2000, nền kinh tế Mĩ có biểu hiện là trải qua những đợt suy thoái ngắn nhưng kinh tế vẫn đứng đầu thế giới. Câu 13: Đáp án C Phương pháp giải: Suy luận, loại trừ. Giải chi tiết: A loại vì SEATO là tổ chức được thành lập căn cứ theo Hiệp ước phòng thủ tập thể Đông Nam Á hay Hiệp ước Manila được ký vào tháng 9 năm 1954, thể chế chính thức của SEATO được thiết lập vào ngày 19 tháng 2 năm 1955 tại Băng Cốc (Thái Lan), trụ sở cũng đặt tại Băng Cốc. => không phù hợp với yêu cầu của đề bài. B, D loại vì các cuộc chiến tranh này diễn ra ở Đông Dương hay Việt Nam thì đều thuộc Đông Nam Á, không phù hợp với yêu cầu của đề bài. C chọn vì sự ra đời của hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên (1948) là biểu hiện chứng tỏ sự đối đầu Xô –Mĩ ở Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Câu 14: Đáp án C Phương pháp giải: SGK Lịch sử 12, trang 66. Giải chi tiết: Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật ngày nay là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Câu 15: Đáp án D Phương pháp giải: SGK Lịch sử 12, trang 53. Giải chi tiết: Sự nỗ lực của chính phủ và nhân dân Nhật Bản là nguyên nhân chủ quan giúp Nhật khôi phục kinh tế, đạt mức trước chiến tranh những năm 1945-1952. Câu 16: Đáp án A Phương pháp giải:
  6. Giải chi tiết: A loại vì việc thành lập Liên Bang Nga – quốc gia kế thừa địa vị pháp lý của Liên Xô không phải là hậu quả. B loại vì phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới vẫn tiếp tục. C chọn vì với sự tan rã chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu (1989 – 1991) thì Chủ nghĩa xã hội không còn là một hệ thống trên thế giới. D loại vì tuy hệ thống xã hội chủ nghĩa không còn tồn tại trên thế giới nhưng chủ nghĩa xã hội vẫn là mô hình nhà nước mà loài người hướng tới. Hiện nay, trên thế giới vẫn có những nước đi theo con đường XHCN như: Việt Nam, Lào, Cuba, Trung Quốc, Triều Tiên. Câu 23: Đáp án D Phương pháp giải: Dựa vào thời gian diễn ra các sự kiện để sắp xếp. Giải chi tiết: 3. Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vecxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam (1919). 4. Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp (1920). 2. Nguyễn Ái Quốc về đến Quảng Châu (Trung Quốc) (11/11/1924). 1. Nguyễn Ái Quốc cùng với một số nhà yêu nước Triều Tiên, Inđônêxia lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông (19/7/1925). Câu 24: Đáp án B Phương pháp giải: Suy luận, loại trừ. Giải chi tiết: A loại vì Chiến tranh lạnh kết thúc năm 1991, không phù hợp với thời gian đề bài đưa ra. B chọn vì với việc nhiều thuộc địa của Anh, Pháp, Hà Lan tuyên bố độc lập trong giai đoạn 1950-1973 đã đánh dấu thời kì “phi thực dân hóa” trên phạm vi thế giới. C loại vì Trung Quốc thu hồi chủ quyền với Hồng Kông (7/1997) và Ma Cao (12/1999). D loại vì nền độc lập của Việt Nam đã được cam kết tôn trọng trong nội dung của Hiệp định Giơnevơ (21/7/1954) mà cuộc chiến tranh Mĩ thực hiện tại Việt Nam bắt đầu từ tháng 11/1954 với chiến lược chiến tranh đơn phương. Sau thất bại của chiến lược này, Mĩ tiếp tục triển khai cuộc chiến tranh tại Việt Nam với nhiều chiến lược chiến tranh khác nhau và kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của Mĩ năm 1973 và tay sai (chính quyền Việt Nam Cộng hòa năm 1975). Câu 25: Đáp án C Phương pháp giải: Phân tích các phương án. Giải chi tiết: A loại vì phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới cơ bản hoàn thành trong thập niên 70 – 80 còn cuộc Chiến tranh lạnh phải đến năm 1991 với sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu mới thực sự chấm dứt.