Đề thi thử THPT Quốc gia lần 2 môn Lịch sử - Năm học 2020-2021 - Trường THPT chuyên Bắc Ninh (Có đáp án)

Câu 6 (TH): Quân lệnh số 1 của Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc (13/08/1945) có viết: “Hỡi quốc dân để bào!..Phát xít Nhật đã đầu hàng Đồng minh, quân Nhật đã bị tan rã tại khắp các mặt trận, kể chúng ta đã ngã gục ..”. Đoạn trích trên cho biết:
A. thời cơ cách mạng đã chín muồi. B. thời cơ cách mạng đang đến gần.
C. thời kì tiền khởi nghĩa đã bắt đầu. D. Cách mạng tháng Tám đã thành công.
Câu 7 (NB): Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan) là thuộc địa của
A. đế quốc Mĩ. B. thực dân Pháp. C. phát xít Nhật. D. đế quốc Âu – Mĩ.
doc 23 trang Bảo Ngọc 06/01/2024 2680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia lần 2 môn Lịch sử - Năm học 2020-2021 - Trường THPT chuyên Bắc Ninh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_lan_2_mon_lich_su_nam_hoc_2020_2021.doc

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia lần 2 môn Lịch sử - Năm học 2020-2021 - Trường THPT chuyên Bắc Ninh (Có đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT BẮC NINH ĐỀ THI THỬ THPTQG LẦN 2 TRƯỜNG THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2020 – 2021 BẮC NINH MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian phát đề Mã đề: 204 Câu 1 (VD): Nguyên nhân sâu xa của việc thực dân Pháp xâm lược Việt Nam vào nửa cuối thế kỷ XIX là? A. Chính sách “bế quan tỏa cảng” của nhà Nguyễn. B. Chính sách “cấm đạo” của triều đình nhà Nguyễn. C. Trừng phạt nhà Nguyễn về sự phản bội hiệp ước Véc xai (1787). D. Nhu cầu ngày càng cao của tư bản Pháp về vốn, nhân công và thị trường. Câu 2 (NB): Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến việc Mĩ và Liên Xô đi đến chấm dứt Chiến tranh lạnh? A. Mĩ và Liên Xô muốn có điều kiện hòa bình để hỗ trợ nhau cùng phát triển. B. Mĩ và Liên Xô bị suy giảm thế và lực, sự vươn lên của Tây Âu và Nhật Bản. C. Mĩ và Liên Xô muốn có thời gian hoà hoãn để củng cố lực lượng. D. Mĩ đang lâm vào tình trạng khủng hoảng toàn diện và trầm trọng. Câu 3 (TH): Giai cấp mới nào được hình thành trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919-1929)? A. Tư sản. B. Công nhân. C. Địa chủ. D. Nông dân. Câu 4 (VD): Từ những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Tây Âu liên kết lại với nhau dựa trên những điểm tương đồng nào? A. Chung ngôn ngữ, đều nằm ở phía Tây châu Âu, cùng thể chế chính trị. B. Tương đồng ngôn ngữ, đều nằm ở phía Tây châu Âu, chung nền văn hóa. C. Tương đồng nền văn hoá, trình độ phát triển, khoa học kĩ thuật. D. Chung nền văn hoá, trình độ phát triển, khoa học kĩ thuật.
  2. C. Chiến tranh tâm lí, chiến tranh kinh tế. D. Biện pháp ngoại giao, chiến tranh kinh tế. Câu 11 (NB): Nội dung nào không phải hệ quả của cách mạng khoa học - công nghệ nửa sau thế kỉ XX? A. Thay đổi lớn về cơ cấu dân cư. B. Hình thành một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa. C. Thay đổi lớn về chất lượng nguồn nhân lực. D. Sự khủng hoảng và sụp đổ của hệ thống XHCN. Câu 12 (NB): Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám (1945)? A. Thắng lợi của một dân tộc nhược tiểu đã tự giải phóng khỏi ách đế quốc thực dân. B. Mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. C. Phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp-Nhật, đem lại độc lập tự do cho dân tộc. D. Buộc Pháp công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Câu 13 (NB): Nhân tố chi phối quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX là A. xu thế toàn cầu hóa. B. sự ra đời các khối quân sự đối lập. C. sự hình thành các liên minh khu vực. D. “Chiến tranh lạnh”. Câu 14 (VD): Nguyên nhân cơ bản quyết định thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) của nhân dân ta là gì? A. Sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. B. Sự giúp đỡ của các nước Xã hội chủ nghĩa anh em. C. Tỉnh đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương. D. Hậu phương vững chắc và khối đoàn kết toàn dân. Câu 15 (VDC): Trong cao trào cách mạng 1930 - 1931, để tập hợp nhân dân, Đảng đã thành lập tổ chức này sau đây? A. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương. B. Hội phản đế đồng minh. C. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
  3. C. Thoả thuận việc đóng quân và phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á. D. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. Câu 21 (NB): Từ những năm 90 của thế kỉ XX đến nay, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang lĩnh vực nào? A. Hợp tác trên lĩnh vực du lịch. B. Hợp tác trên lĩnh vực quân sự. C. Hợp tác trên lĩnh vực kinh tế. D. Hợp tác trên lĩnh vực giáo dục. Câu 22 (TH): Văn kiện nào sau đây có ý nghĩa to lớn như lời “hịch cứu quốc”, như “mệnh lệnh chiến đấu" của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp? A. “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh (12/1946). B. “Luận cương chính trị” của Đảng Cộng sản Đông Dương (10/1930). C. “Cương lĩnh chính trị” đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (2/1930). D. “Tuyên ngôn Độc lập” khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945. Câu 23 (VD): Đặc điểm nổi bật của phong trào dân tộc, dân chủ Việt Nam đầu thế kỉ XX là A. sự phát triển mạnh mẽ của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản. B. cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo giữa khuynh hướng cách mạng vô sản và dân chủ tư sản. C. sự chuyển biến về tư tưởng của giai cấp tiểu tư sản trước tác động của chủ nghĩa Mác – Lênin. D. sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân từ tự phát sang tự giác. Câu 24 (NB): Tháng 6/1950, ta chủ động mở chiến dịch Biên giới nhằm mục đích cơ bản gì? A. Tiêu diệt sinh lực địch, khai thông biên giới Việt - Trung. B. Đánh bại quân Pháp, kết thúc cuộc kháng chiến. C. Đánh bại chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp. D. Phá tan cuộc hành quân mùa đông của Pháp. Câu 25 (NB): Thắng lợi nào có ý nghĩa kết thúc hoàn toàn cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) của nhân dân Việt Nam? A. Chiến thắng Biên giới thu – đông 1950.
  4. D. Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng. Câu 31 (NB): Tư tưởng cốt lõi trong “Cương lĩnh chính trị” đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là A. ruộng đất cho dân cày. B. đoàn kết với cách mạng thế giới. C. tự do và dân chủ. D. độc lập và tự do. Câu 32 (VD): Mục tiêu chung của các thế lực phản động trong và ngoài nước đối với nước ta sau Cách mạng thánh Tám là A. lật đổ chính quyền cách mạng ở Việt Nam. B. dọn đường cho thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam. C. bảo vệ chính phủ Trần Trọng Kim. D. mở đường cho đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam. Câu 33 (TH): Lí do nào là quan trọng nhất để Đảng chủ trương: “Khi thì tạm thời hoà hoãn với Trung Hoa Dân quốc để chống Pháp, khi thì hoà hoãn với Pháp để đuổi Trung Hoa Dân quốc” trong giai đoạn 1945- 1946? A. Thực dân Pháp rất mạnh, có sự hậu thuẫn của thực dân Anh. B. Chính quyền cách mạng còn non trẻ không thể cùng lúc chống lại hai kẻ thù mạnh. C. Lực lượng phản động trong nước nổi lên chống phá chính quyền cách mạng. D. Trung Hoa Dân quốc có nhiều âm mưu chống phá cách mạng. Câu 34 (TH): Một trong những lí do khiến Hội nghị Trung ương 8 (5/1941) có tầm quan trọng đặc biệt đối với cách mạng tháng Tám 1945? A. Xác định đúng kẻ thù của cách mạng. B. Xây dựng được khối đoàn kết toàn dân. C. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. D. Chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc. Câu 35 (VDC): Bài học nào của Cách mạng tháng Tám 1945 được áp dụng để giải quyết những vấn đề có ý nghĩa sống còn của nước ta hiện nay? A. Tập hợp rộng rãi các lực lượng yêu nước, cô lập kẻ thù. B. Vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lê nin vào thực tiễn cách mạng. C. Dự đoán, nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức.
  5. C. cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo giữa khuynh hướng cách mạng vô sản và dân chủ tư sản. D. sự chuyển biến về tư tưởng của giai cấp tiểu tư sản trước tắc động của chủ 1 lửa Mác – Lênin.
  6. Phương pháp giải: SGK Lịch sử 12, trang 78, suy luận. Giải chi tiết: - Giai cấp cũ trong xã hội là nông dân và địa chủ. - Giai cấp xuất hiện trong cuộc khai thác thuộc địa lần 1 là công nhân; còn tư sản và tiểu tư sản mới chỉ là tầng lớp. Đến cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp thì tư sản đã trở thành 1 giai cấp. Câu 4: Đáp án C Phương pháp giải: Phân tích các đáp án để chọn đáp án đúng. Giải chi tiết: - Đáp án A loại vì tham gia EU có nước Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch theo thể chế quân chủ lập hiển còn các khác lại theo thể chế cộng hòa. - Đáp án B, D loại vì ngoài những nét giống nhau về văn hóa thì mỗi nước lại có một bản sắc văn hóa riêng nên không thể đánh giá là có chung nền văn hóa. - Đáp án C chọn vì các nước Tây Âu có sự tương đồng về văn hóa, trình độ phát triển và khoa học kĩ thuật. Câu 5: Đáp án B Phương pháp giải: SGK Lịch sử 11, trang 124. Giải chi tiết: Từ bản Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) là bước đầu hàng đầu tiên của triều đình nhà Nguyễn trước thực dân Pháp, triều đình đã lần lượt kí vơi Pháp các bản Hiệp ước Giáp Tuất (1874), Hácmăng (1883) và Patơnốt (1884). Với Hiệp ước Patơnốt, thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành việc xâm lược Việt Nam => Hiệp ước Patơnốt cũng là hiệp ước đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình Huế đối với cuộc tình lược Việt Nam của thực dân Pháp. Câu 6: Đáp án A Phương pháp giải:
  7. - Đáp án B loại vì mục tiêu là đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc => nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất, chưa nêu vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu. - Đáp án C loại vì trong các tầng lớp nhân dân cần phải kể đến 1 bộ phận là đối tượng của cách mạng là đại địa chủ tay sai, tư sản mại bản. - Đáp án D loại vì ngay từ giai đoạn đầu thế kỉ XX, công nhân Việt Nam đã có các cuộc bãi công, tiêu biểu là bãi công Ba Son tháng 8/1925 hay đến năm 1928 khi các hội viên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thực hiện phong trào vô sản hóa thì công nhân đã có các hoạt động bãi công rộng lớn ở nhiều nơi trên cả nước. Câu 9: Đáp án B Phương pháp giải: SGK Lịch sử 12, trang 118. Giải chi tiết: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững nền tự do và độc lập ấy”. Đoạn tư liệu trên được trích trong văn kiện Tuyên ngôn độc lập. Câu 10: Đáp án C Phương pháp giải: SGK Lịch sử 12, trang 140. Giải chi tiết: Từ cuối năm 1950, để đánh phá hậu phương của ta, ngoài biện pháp quân sự, Đờ Lát đơ Tátxinhi còn sử dụng biện pháp chiến tranh tâm lí, chiến tranh kinh tế. Trong đó, chiến tranh tâm lí là đánh vào tâm lí dưới hình thức chiêu hồi, dụ hàng là chủ yếu. Còn chiến tranh kinh tế là phá hoại kinh tế ở cả hậu phương và tiền tuyến. Câu 11: Đáp án D Phương pháp giải: SGK Lịch sử 12, trang 68 – 69. Giải chi tiết: - Nội dung các đáp án A, B, C là hệ quả của cách mạng khoa học - công nghệ nửa sau thế kỉ XX.
  8. => Nguyên nhân chủ quan luôn đóng vai trò quyết định, mà cụ thể là sự lãnh đạo sáng suốt, đúng đắn của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nếu không có sự lãnh đạo của Đảng trong việc đoàn kết nhân dân tập dượt lâu dài 15 năm từ 1930 – 1945 với các phong trào 1930 - 1931, 1936 – 1939, 1939 – 1945 và sự nhạy bén chớp thời cơ khi phát xít Nhật đầu hàng Đông minh để lãnh đạo nhân dân nhanh chóng đấu tranh giành độc lập trước khi quân Đồng minh kéo vào nước ta thì chắc chắn dù có điều kiện khách quan thuận lợi đến đâu ta cũng không thể giành được độc lập. Xét ngay trong khu vực Đông Nam Á, cùng trong bối cảnh khách quan thuận lợi là phát xít Nhật đầu hnagf Đồng minh, chỉ có 3 nước In-đô-nê-xi-a, Việt Nam và Lào là giành được độc lập. Câu 15: Đáp án B Phương pháp giải: Liên hệ kiến thức về phong trào 1930 – 1931, học sinh có thể tham khảo bài viết về tên gọi mặt trân dân tộc thống nhất qua các thời kì lịch sử. Giải chi tiết: Giữa lúc cao trào cách mạng đầu tiên do Đảng lãnh đạo mà đỉnh cao là phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh đang diễn ra sôi nổi và rầm rộ trong cả nước, ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra chỉ thị về vấn đề thành lập Hội phản đế Đồng minh, hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam. Câu 16: Đáp án C Phương pháp giải: SGK Lịch sử 12, trang 156. Giải chi tiết: Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954) đã chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp, miền Bắc được giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa. Câu 17: Đáp án A Phương pháp giải: SGK Lịch sử 12, trang 6. Giải chi tiết: Theo nghị quyết của Hội nghị Pốtxđam, quân đội Anh và Trung Hoa Dân quốc sẽ làm nhiệm vụ giải giáp chủ nghĩa phát xít ở Đông Dương. Câu 18: Đáp án A