Đề kiểm tra chất lượng lần 1 môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Hàn Thuyên (Có đáp án)

Câu 1 (2,0 điểm).
Anh/ Chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về quan niệm sống được Nguyễn Duy gửi gắm trong hai dòng thơ cuối: “Anh không thể chỉ đắm say đứng ngắm/ Anh phải là một nét vẽ dẫu đơn sơ”.
pdf 4 trang Bảo Ngọc 17/01/2024 3000
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng lần 1 môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Hàn Thuyên (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_chat_luong_lan_1_mon_ngu_van_lop_12_nam_hoc_2019.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng lần 1 môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Hàn Thuyên (Có đáp án)

  1. SỞ GD & ĐT BẮC NINH ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG LẦN 1 - KHỐI 12 Trường THPT Hàn Thuyên NĂM HỌC 2019 – 2020 MÔN: NGỮ VĂN (Đề thi gồm 01 trang) Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Họ, tên thí sinh: Số báo danh I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4: Bức tranh của tôi Tường nhà tôi thường treo nhiều tranh Đẹp nhất vẫn là bức tranh màu xanh Cửa sổ Khói trắng dăng dăng ngang tầm thành phố Dãy núi lam sương, cánh đồng biếc mạ Và rung rinh vài nhánh cây, chùm quả Cùng với những gì gọi là cuộc đời Tất cả dẵm trên nền vĩnh cửu: bầu trời Bức tranh màu xanh tôi thường say ngắm nhất Mỗi tia sáng làm đổi thay màu sắc Mỗi hạt mưa, làn sương, cánh chim Đã khảm vào tôi từ thuở biết nhìn Và phác trong tôi bao đường nét bình yên Rồi một sáng tôi nghe lời bức tranh đằm thắm: “- Anh không thể chỉ đắm say đứng ngắm Anh phải là một nét vẽ dẫu đơn sơ” (Nguyễn Duy, trích từ tập thơ Cát trắng, NXB Quân đội nhân dân, 1973) Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản? Câu 2. Theo tác giả, bức tranh nào là đẹp nhất? Bức tranh ấy được vẽ lên bởi những màu sắc, hình ảnh nào? Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được nhà thơ sử dụng trong các dòng thơ sau: Mỗi tia sáng làm đổi thay màu sắc Mỗi hạt mưa, làn sương, cánh chim Đã khảm vào tôi từ thuở biết nhìn Và phác trong tôi bao đường nét bình yên Câu 4. “Bức tranh màu xanh” được nói đến trong đoạn trích gợi cho anh/chị suy nghĩ gì? II. PHẨN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm). Anh/ Chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về quan niệm sống được Nguyễn Duy gửi gắm trong hai dòng thơ cuối: “Anh không thể chỉ đắm say đứng ngắm/ Anh phải là một nét vẽ dẫu đơn sơ”. Câu 2 (5,0 điểm) Nhận xét về “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh, có ý kiến cho rằng: “Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá”. Ý kiến khác lại khẳng định: “Tuyên ngôn độc lập là một áng văn chính luận mẫu mực”. Từ việc cảm nhận giá trị của bản Tuyên ngôn độc lập, anh/chị hãy chứng minh những nhận định trên? .Hết (Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
  2. e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 0.25 2 Nhận xét về Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh, có ý kiến cho rằng 5,0 “Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá”. Ý kiến khác lại khẳng định “Tuyên ngôn độc lập là một áng văn chính luận mẫu mực”. Từ việc cảm nhận giá trị của bản Tuyên ngôn độc lập, anh/chị hãy chứng minh những nhận định trên? a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0.25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. 0.5 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: 1. Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Chí Minh, tác phẩm “Tuyên ngôn độc 0.5 lập” (TNĐL), trích dẫn hai ý kiến. 2. Giải thích, khẳng định hai ý kiến: - Ý kiến thứ nhất: Văn kiện lịch sử: là văn bản ghi lại những sự kiện có ý nghĩa 0.5 lịch sử đối với dân tộc. Văn kiện lịch sử vô giá: nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của TNĐL có liên quan đến vận mệnh dân tộc. - Ý kiến thứ hai: Áng văn chính luận mẫu mực: là những áng văn đạt chuẩn mực cao về nội dung và nghệ thuật, có sức thuyết phục, quy tụ lòng người. => Hai ý kiến đều đánh giá cao tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập của Bác xét trên hai góc độ chính trị lịch sử và văn chương nghệ thuật. 3. Cảm nhận giá trị bản Tuyên ngôn độc lập 2.0 a, Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá - Là lời tuyên bố xóa bỏ chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta, chấm dứt mối quan hệ thuộc địa với Pháp, từ đó khẳng định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của dân tộc ta với thế giới - Là mốc son lịch sử mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do của dân tộc. - Tác phẩm kết tinh những tư tưởng cao đẹp của nhân loại: lý tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập tự do. b, Tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận mẫu mực Sức mạnh và tính thuyết phục của tác phẩm được thể hiện chủ yếu ở nghệ thuật viết văn chính luận mẫu mực qua bố cục ngắn gọn, logic, lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, bằng chứng xác thực, ngôn ngữ hùng hồn, đầy cảm xúc - Tác phẩm có bố cục ngắn gọn, súc tích gồm 3 phần liên kết chặt chẽ với nhau trong hệ thống lập luận sắc sảo: + Phần mở đầu: Nêu cơ sở pháp lí và chính nghĩa bằng việc trích dẫn 2 bản tuyên ngôn: Tuyên ngôn độc lập của Mĩ năm 1776 và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp năm 1791. Cách lập luận vừa khôn khéo, sắc sảo, vừa sáng tạo, sâu sắc. + Phần thứ hai: nêu cơ sở thực tiễn của bản Tuyên ngôn Độc lập bằng việc lập bản cáo trạng tố cáo tội ác của thực dân Pháp, đồng thời khẳng định thực tế lịch sử đấu tranh của dân tộc ta. + Phần kết luận: Lời tuyên bố của bản “Tuyên ngôn”: Tuyên bố và khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc VN trên 2 mặt: Lí luận và thực tiễn: “Nước VN