Đề khảo sát chất lượng thi Tốt nghiệp THPT lần 1 môn Lịch sử - Năm học 2022-2023 - Trường THPT chuyên Lam Sơn (Có đáp án)

Câu 12: Tình hình chung của các nước Đông Bắc Á trong nửa sau thế kỉ XX là gì?
A. Các nước bắt tay vào xây dựng, phát triển kinh tế và đạt nhiều thành tựu quan trọng.
B. Trừ Nhật Bản, các nước Đông Bắc Á khác đều chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
C. Các nước Đông Bắc Á nằm trong tình trạng kinh tế thấp kém, chính trị bất ổn.
D. Các nước tiến hành cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc.
Câu 13: Giai cấp nào trong xã hội Việt Nam ra đời từ quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và phát triển mạnh sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Nông dân. B. Tiểu tư sản. C. Công nhân. D. Tư sản.
Câu 14: Sự kiện nào đánh dấu mối quan hệ đồng minh chống phát xít giữa Mĩ và Liên Xô bắt đầu tan vỡ?
A. Sự ra đời của Học thuyết Truman và Chiến tranh lạnh (1947).
B. Sự phân chia đóng quân giữa Mĩ và Liên Xô tại Hội nghị Ianta (1945).
C. Sự ra đời của khối quân sự Bắc Đại Tây Dương - NATO (1949).
D. Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập khối Hiệp ước Vacsava (1955).
docx 4 trang Bảo Ngọc 06/01/2024 4900
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng thi Tốt nghiệp THPT lần 1 môn Lịch sử - Năm học 2022-2023 - Trường THPT chuyên Lam Sơn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_khao_sat_chat_luong_thi_tot_nghiep_thpt_lan_1_mon_lich_su.docx

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng thi Tốt nghiệp THPT lần 1 môn Lịch sử - Năm học 2022-2023 - Trường THPT chuyên Lam Sơn (Có đáp án)

  1. SỞ SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA KÌ THI KSCL CÁC MÔN THI TỐT NGHIỆP THPT- LẦN 1 T TRƯỜNG THPT CHUYÊN LAM SƠN NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn thi: Lịch sử ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 11/1/2023 (Đề thi có 04 trang) T Thời gian làm bài 50 phút (không kể thời gian phát đề) Họ và tên thí sinh Số báo danh Câu 1: Những hoạt động cứu nước ban đầu của Nguyễn Tất Thành (1911 - 1918) có tác dụng như thế nào? A. Đây là quá trình kết nối giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. B. Đây là quá trình khảo sát lí luận của chủ nghĩa Mác - Lênin. C. Đây là quá trình khảo sát thực tiễn để tìm ra con đường cứu nước đúng đắn. D. Đây là quá trình tìm hiểu thông tin của các nước tư bản phương Tây. Câu 2: Trong bối cảnh Hiệp ước Hoa - Pháp được kí kết (2/1946), Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có chủ trương gì? A. Hòa hoãn với thực dân Pháp để đánh Trung Hoa Dân quốc. B. Chiến đấu chống thực dân Pháp và Trung Hoa Dân quốc. C. Phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp. D. Hòa hoãn và nhân nhượng có nguyên tắc với thực dân Pháp. Câu 3: Cuộc khởi nghĩa thuộc phong trào Cần vương ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX là A. Yên Bái. B. Thái Nguyên. C. Yên Thế. D. Bãi Sậy. Câu 4: Hoạt động nào của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên gắn liền với vai trò của Nguyễn Ái Quốc? A. Mở lớp đào tạo cán bộ, ra báo Thanh niên. B. Tiến hành Đại hội lần thứ nhất tại Hương Cảng. C. Thực hiện phong trào “vô sản hóa”. D. Lãnh đạo công nhân đấu tranh. Câu 5: Luận cương chính trị (10 - 1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương không đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu mà nặng về đấu tranh giai cấp là do A. chưa xác định được mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Đông Dương thuộc địa. B. đánh giá không đúng khả năng chống đế quốc và phong kiến của tư sản dân tộc. C. chịu sự chi phối của tư tưởng tả khuynh từ các đảng cộng sản trên thế giới. D. đánh giá chưa đúng khả năng phân hóa, lôi kéo bộ phận địa chủ vừa và nhỏ. Câu 6: Yếu tố nào dưới đây tác động đến việc các nước tư bản có xu hướng liên kết kinh tế khu vực trong nửa sau thế kỷ XX? A. Chủ nghĩa khủng bố, li khai xuất hiện. B. Các nước lớn chi phối quan hệ quốc tế. C. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc. D. Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất. Câu 7: Quốc gia đi đầu trong lĩnh vực công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. Mĩ và Trung Quốc. B. Mĩ và Nga. C. Mĩ và Nhật Bản. D. Liên Xô. Câu 8: Một trong những hạn chế của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ là A. làm thay đổi căn bản cơ cấu dân cư. B. mọi mặt hoạt động và đời sống con người kém an toàn. C. làm thay đổi chất lượng nguồn nhân lực. D. những tai nạn lao động và giao thông. Câu 9: Sự kiện chấm dứt vai trò lịch sử của Việt Nam Quốc dân đảng và khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản ở Việt Nam là A. sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản (1929). B. vụ mưu sát trùm mộ phu Badanh ở Hà Nội. (1929). C. sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930). D. sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái (1930). Câu 10: Trong những năm 1973 - 1982, nền kinh tế Mĩ lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái chủ yếu là do A. tác động của phong trào giải phóng dân tộc thế giới. B. sự cạnh tranh của Nhật Bản và các nước Tây Âu.
  2. Câu 24: Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917? A. Đưa nhân dân Nga đứng lên làm chủ đất nước và vận mệnh của mình. B. Lật đổ chính phủ tư sản lâm thời, thiết lập nền chuyên chính vô sản. C. Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng thế giới. D. Cách mạng giành thắng lợi, chế độ phong kiến Nga hoàng bị lật đổ. Câu 25: Nội dung nào không phản ánh đúng thành tựu mà nhân dân Ấn Độ đạt được trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước sau khi giành được độc lập? A. Trở thành một trong những cường quốc sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới. B. Dẫn đầu thế giới trong các lĩnh vực công nghiệp vũ trụ, công nghiệp hạt nhân. C. Đứng hàng thứ 10 trong những nước sản xuất công nghiệp lớn nhất thế giới. D. Từ năm 1995 trở thành nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ ba trên thế giới. Câu 26: Ý nào dưới đây không phản ánh đúng về nguyên nhân tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu (1988 - 1991)? A. Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cơ chế quan liêu. B. Chế độ xã hội chủ nghĩa không phù hợp với các nước châu Âu. C. Không bắt kịp sự phát triển của khoa học - kĩ thuật tiên tiến. D. Sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước. Câu 27: Đông Dương Cộng sản liên đoàn ra đời (9/1929) từ sự chuyển hóa của tổ chức A. Tân Việt cách mạng Đảng. B. Đảng Lập hiến. C. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. D. Việt Nam Quốc dân đảng. Câu 28: Nội dung nào đúng về việc xác định lực lượng cách mạng của phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Đông Dương? A. Chủ yếu là công nhân và nông dân. B. Chỉ có công nhân và nông dân. C. Các lực lượng dân chủ ở Đông Dương. D. Tất cả các lực lượng ở Đông Dương. Câu 29: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền công nghiệp Nhật Bản phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu, nhiên liệu nhập khẩu vì A. bị Mĩ và Tây Âu cạnh tranh. B. mất cân đối giữa công nghiệp và nông nghiệp. C. cơ cấu vùng kinh tế không cân đối. D. tài nguyên khoáng sản nghèo nàn. Câu 30: Khuynh hướng cách mạng vô sản ngày càng thắng thế trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam cuối những năm 20 của thế kỉ XX vì A. đã đặt ra yêu cầu giải phóng dân tộc gắn với giải phóng giai cấp. B. đưa phong trào công nhân phát triển hoàn toàn tự giác. C. đã giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân. D. đã thu hút tư sản tham gia đấu tranh giải phóng dân tộc. Câu 31: Sự kiện nào đánh dấu cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân 3 nước Đông Dương (1945 - 1954) kết thúc thắng lợi? A. Hiệp định Viêng Chăn được kí kết. B. Hiệp định Pari được kí kết. C. Hiệp định Giơnevơ được kí kết. D. Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi. Câu 32: Biểu hiện không đúng của xu thế toàn cầu hóa là A. sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ thương mại quốc tế. B. Mĩ và Nhật Bản kí kết Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật. C. sự ra đời của Liên minh châu Âu (EU). D. sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế khu vực. Câu 33: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một trong những điều kiện khách quan thuận lợi thúc đẩy phong trào độc lập dân tộc ở châu Phi phát triển là A. sự giúp đỡ trực tiếp của Liên Xô. B. sự xác lập của trật tự hai cực Ianta. C. sự viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa. D. sự thất bại của chủ nghĩa phát xít. Câu 34: Điểm khác biệt của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh so với châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. hình thức đấu tranh phong phú. B. chủ yếu là đấu tranh chính trị. C. xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc. D. do giai cấp tư sản lãnh đạo. Câu 35: Yếu tố nào không dẫn đến sự xuất hiện xu thế hòa hoãn Đông - Tây vào đầu những năm 70 của thế kỉ XX? A. Sự cải thiện quan hệ giữa Liên Xô và Mĩ. B. Sự gia tăng mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa. C. Yêu cầu hợp tác giải quyết các vấn đề toàn cầu. D. Sự bất lợi do tình trạng đối đầu giữa hai phe. Câu 36: Tháng 8/1961, Mĩ thành lập tổ chức “Liên minh vì tiến bộ” nhằm