Đề khảo sát chất lượng lần 3 môn Lịch sử Lớp 12 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Viết Xuân
Câu 12. Trong cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954, quân đội và nhân dân Việt Nam thực hiện kế sách gì để đối phó với kế hoạch Nava?
A. Lừa địch để đánh địch. B. Đánh vận động và công kiên.
C. Đánh điểm, diệt viện. D. Điều địch để đánh địch.
Câu 13. “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” là nguyên tắc tư tưởng của tổ chức cách mạng nào ở Việt Nam trong thời kì 1925 - 1930?
A. Việt Nam Quốc dân đảng. B. An Nam Cộng sản Đảng.
C. Tân Việt cách mạng Đảng. D. Đông Dương Cộng sản Đảng.
Câu 14. Điểm chung về hoạt động quân sự của quân dân Việt Nam trong các chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, Biên giới thu - đông năm 1950 và Điện Biên Phủ năm 1954 là có sự kết hợp giữa
A. đánh điểm, diệt viện và đánh vận động.
B. bao vây, đánh lấn và đánh công kiên.
C. tiến công quân sự và nổi dậy của nhân dân.
D. chiến trường chính và vùng sau lưng địch.
A. Lừa địch để đánh địch. B. Đánh vận động và công kiên.
C. Đánh điểm, diệt viện. D. Điều địch để đánh địch.
Câu 13. “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” là nguyên tắc tư tưởng của tổ chức cách mạng nào ở Việt Nam trong thời kì 1925 - 1930?
A. Việt Nam Quốc dân đảng. B. An Nam Cộng sản Đảng.
C. Tân Việt cách mạng Đảng. D. Đông Dương Cộng sản Đảng.
Câu 14. Điểm chung về hoạt động quân sự của quân dân Việt Nam trong các chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, Biên giới thu - đông năm 1950 và Điện Biên Phủ năm 1954 là có sự kết hợp giữa
A. đánh điểm, diệt viện và đánh vận động.
B. bao vây, đánh lấn và đánh công kiên.
C. tiến công quân sự và nổi dậy của nhân dân.
D. chiến trường chính và vùng sau lưng địch.
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng lần 3 môn Lịch sử Lớp 12 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Viết Xuân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_khao_sat_chat_luong_lan_3_mon_lich_su_lop_12_nam_hoc_2022.docx
Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng lần 3 môn Lịch sử Lớp 12 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Viết Xuân
- SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 3 TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIẾT XUÂN NĂM HỌC 2022-2023 (Đề thi có 04 trang MÔN: LỊCH SỬ 12 Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Câu 1. Sự kiện nào trên thế giới có ảnh hưởng lớn đến cách mạng Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới nhất? A. Nước Pháp bị khủng hoảng kinh tế. B. Sự thành công của Cách mạng tháng Mười Nga (11/1917). C. Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách đến Hội nghị Vécxai (6/1919). D. Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội Tua của Đảng Xã hội Pháp (12/1920). Câu 2. Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam trong việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (06/3/1946) và Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (21/7/1954) là gì? A. Phân hoá và cô lập cao độ kẻ thù. B. Đảm bảo giành thắng lợi từng bước. C. Không vi phạm chủ quyền quốc gia. D. Đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng. Câu 3. Trong bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2 - 9 - 1945), đối tượng nào được Chủ tịch Hồ Chí Minh hướng tới sắp trở thành kẻ thù chính của cả dân tộc? A. Thực dân Pháp. B. Lực lượng Đồng minh. C. Thực dân Anh. D. Trung Hoa Dân quốc Câu 4. Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành Đảng cầm quyền ở Việt Nam từ sau khi A. thắng lợi của kháng chiến chống Pháp năm 1954. B. cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công. C. Nguyễn Ái Quốc về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng năm 1941. D. Xô viết Nghệ - Tĩnh ra đời, điều hành mọi mặt đời sống xã hội. Câu 5. Sau khi giành độc lập, quốc gia nào sau đây thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, trung lập tích cực? A. Ấn Độ. B. Trung Quốc. C. Cam-pu-chia D. Cuba. Câu 6. Sự xuất hiện của các tổ chức cộng sản năm 1929 phản ánh đúng đặc điểm nào sau đây của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam? A. Khuynh hướng dân chủ tư sản không còn ảnh hưởng trong các tầng lớp nhân dân. B. Mọi tổ chức chính trị ở Việt Nam đều chịu ảnh hưởng của quốc tế cộng sản. C. Lực lượng thanh niên tri thức đã có chuyển biến tích cực về nhận thức chính trị. D. Chính đảng của giai cấp công nhân đã giành được quyền lãnh đạo thống nhất Câu 7. Điểm khác nhau của chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 so với chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 của quân dân Việt Nam là về A. đối tượng tác chiến. B. lực lượng chủ yếu. C. loại hình chiến dịch D. địa hình tác chiến. Câu 8. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam (1945), cách mạng Trung Quốc (1949) và cách mạng Cuba (1959) có ý nghĩa nào sau đây? A. Là cơ sở quan trọng để hình thành trật tự hai cực Ianta. B. Mở rộng không gian địa lí của hệ thống xã hội chủ nghĩa. C. Làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân. D. Làm thất bại hoàn toàn chiến lược toàn cầu của Mĩ. Câu 9. Từ ngày 6-3-1946 đến trước ngày 19-12-1946, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện đối sách gì đối với Pháp? A. Không nhân nhượng về kinh tế. B. Từ chối tham gia Liên hiệp Pháp. C. Đối đầu trực tiếp về quân sự. D. Hòa hoãn, nhân nhượng. Câu 10. Ở Việt Nam phong trào cách mạng 1930 – 1931 một là bước phát triển mới về chất so với các phong trào đấu tranh trước đó vì một trong những lý do nào sau đây? A. Dùng phương pháp bạo lực để đánh đổ kẻ thù. B. Hoàn thành triệt để mục tiêu của cách mạng. C. Thành lập được chính quyền của toàn dân tộc. D. Xuất hiện liên minh của các lực lượng chủ lực Câu 11. Đông Khê được chọn là nơi mở đầu chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 của quân dân Việt
- A. Thông điệp của tổng thống Mĩ Truman. B. Sự ra đời của NATO và Tổ chức Hiệp ước Vácsava. C. Sự ra đời của “Kế hoạch Mácsan”. D. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) được thành lập. Câu 22. Trong thời kỳ từ năm 1911 đến năm 1917, kết luận quan trọng nào của Nguyễn Tất Thành tác động đến chủ trương xác định đồng minh quốc tế? A. Muốn giải phóng, Việt Nam chỉ có thể dựa vào lực lượng của dân tộc mình. B. Cần phải đoàn kết với các dân tộc bị áp bức để đấu tranh giành độc lập. C. Cần phải đoàn kết với nhân dân Pháp trong cuộc đấu tranh giành độc lập. D.Ở đâu chủ nghĩa đế quốc cũng là thù, ở đâu nhân dân lao động cũng là bạn. Câu 23. Thực tiễn phong trào yêu nước của Nhân dân Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX là một trong những cơ sở để nhiều sĩ phu đầu thế kỉ XX A. nhận thức được phải giải quyết hài hòa vấn đề dân tộc và dân chủ. B. nhận thức được mối quan hệ giữa dân trí với dân tộc và dân chủ. C. xác định được lực lượng cứu nước bao gồm toàn dân tộc. D. xác định được cần phải lập mặt trận dân tộc thống nhất. Câu 24. Điểm khác biệt căn bản về phương châm tác chiến của ta khi mở chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 so với cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 là gì? A. Đánh tiêu hao vào nơi quan trọng của Pháp. B. Đánh chắc thắng vào nơi tập trung binh lực lớn nhất của Pháp. C. Đánh thần tốc vào nơi tập trung binh lực lớn nhất của Pháp. D. Đánh vào nơi quan trọng mà quân Pháp sơ hở. Câu 25. Nguyên nhân chủ yếu nào khiến cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Pháp kéo dài từ năm 1858 đến năm 1884? A. Triều đình Nguyễn phát động toàn dân chống Pháp. B. Sự kháng cự quyết liệt của nhân dân ta. C. Pháp phải phân tán lực lượng trong chiến tranh xâm lược các nước khác. D. Những khó khăn kinh tế, chính trị trong nước của Pháp. Câu 26. Cuộc bầu cử Quốc hội khóa I và hội đồng nhân dân các cấp ở Việt Nam (1946) có tác dụng gì đối với việc củng cố chính quyền dân chủ nhân dân sau ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công? A. Làm cho các cơ quan tư pháp ở cơ sở được hoàn thiện hơn. B. Đánh dấu sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. C. Làm cho bộ máy nhà nước dân chủ nhân dân từng bước được kiện toàn. D. Nâng cao uy tín quốc tế của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Câu 27. Nội dung nào sau đây không phải là mục đích của Việt Nam khi mở chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950? A. Khai thông đường sang Trung Quốc và các nước khác trên thế giới. B. Củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc. C. Tạo thế và lực cho cuộc đấu tranh trên bàn đàm phán. D. Tiêu diệt một bộ phận sinh lực quân Pháp. Câu 28. Điểm chung về mục đích của thực dân Pháp khi đề ra kế hoạch Rơve và kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1945-1954) là A. khóa chặt biên giới Việt-Trung. B. giành quyền chủ động chiến lược. C. chuẩn bị tiến công lên Việt Bắc. D. nhanh chóng kết thúc chiến tranh, Câu 29. Trong nửa sau thế kỉ XX, quốc gia nào ở khu vực Đông Bắc Á vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới? A. Trung Quốc. B. Nhật Bản. C. CHDCND Triều Tiên. D. Hàn Quốc. Câu 30. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng mối quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX? A. Hợp tác. B. Thân thiện. C. Hòa hoãn. D. Đối đầu.