Đề khảo sát chất lượng lần 2 môn Lịch sử Lớp 12 - Mã đề 103 - Trường THPT Quế Võ 1 (Có đáp án)

Câu 11: Trong phong trào cách mạng 1930 – 1931, Xô viết Nghệ - Tĩnh đã thực hiện chính sách nào sau đây?
A. Mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho các tầng lớp nhân dân.
B. Tổ chức phong trào Bình dân học vụ để xóa nạn mù chữ.
C. Thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
D. Tổ chức tổng tuyển cử tự do bầu chính quyền địa phương.
Câu 12: Yếu tố quyết định để cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam thắng lợi nhanh chóng, ít đổ máu là
A. Yếu tố khách quan. B. Yếu tố chủ quan.
C. Nhật đầu hàng quân Đồng minh. D. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
doc 21 trang Bảo Ngọc 06/01/2024 2160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề khảo sát chất lượng lần 2 môn Lịch sử Lớp 12 - Mã đề 103 - Trường THPT Quế Võ 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_lan_2_mon_lich_su_lop_12_ma_de_103_tr.doc

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng lần 2 môn Lịch sử Lớp 12 - Mã đề 103 - Trường THPT Quế Võ 1 (Có đáp án)

  1. SỞ GD-ĐT BẮC NINH ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 2 TRƯỜNG THPT QUẾ VÕ 1 NĂM HỌC 2020-2021 BÀI THI: KHOA HỌC XÃ HỘI MÔN: LỊCH SỬ 12 Mã đề: 103 MỤC TIÊU - Củng cố kiến thức về lịch sử thế giới từ 1945 - 2000 và lịch sử Việt Nam từ 1919 - 1946. - Rèn luyện các kĩ năng giải thích, phân tích, đánh giá, liên hệ các sự kiện, vấn đề lịch sử thông qua luyện tập các dạng câu hỏi từ cơ bản đến nâng cao. Tổng số câu Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao 40 câu 26 4 6 4 Câu 1: Nhân tố nào dưới đây có yếu tố quyết định đối với sự tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người? A. Cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại. B. “Cách mạng chất xám”. C. “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp. D. “Cách mạng tri thức”. Câu 2: Con đường Cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo là A. Tịch thu hết sản nghiệp của bọn đế quốc, Việt gian chia cho dân nghèo. B. Thực hiện cách mạng ruộng đất triệt để. C. Đánh đổ địa chủ phong kiến, làm cách mạng thổ địa sau đó làm cách mạng dân tộc. D. Làm cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để đi tới xã hội cộng sản. Câu 3: Bài học kinh nghiệm nào về xây dựng lực lượng cách mạng được Đảng rút ra trong phong trào cách mạng 1930-1931? A. Xây dựng khối liên minh nông dân với tư sản và tiểu tư sản. B. Xây dựng khối liên minh công-nông vững chắc. C. Xây dựng khối đoàn kết dân tộc. D. Xây dựng khối liên minh công-nông với các lực lượng cách mạng khác.
  2. C. Đội Việt Nam giải phóng quân. D. Đội Cứu quốc quân. Câu 9: Năm 1942, Mặt trận Việt Minh đã thí điểm xây dựng các Hội Cứu quốc ở đâu? A. Cao Bằng B. Hà Giang. C. Lạng Sơn. D. Bắc Kạn. Câu 10: Từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-1946 Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương A. đấu tranh vũ trang với quân Trung Hoa Dân quốc và hòa với Pháp. B. đấu tranh vũ trang chống quân Trung Hoa Dân quốc và quân Pháp. C. hòa hoãn, nhân nhượng với thực dân Pháp và Trung Hoa Dân quốc. D. hòa hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc và kháng chiến chống Pháp. Câu 11: Trong phong trào cách mạng 1930 – 1931, Xô viết Nghệ - Tĩnh đã thực hiện chính sách nào sau đây? A. Mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho các tầng lớp nhân dân. B. Tổ chức phong trào Bình dân học vụ để xóa nạn mù chữ. C. Thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. D. Tổ chức tổng tuyển cử tự do bầu chính quyền địa phương. Câu 12: Yếu tố quyết định để cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam thắng lợi nhanh chóng, ít đổ máu là A. Yếu tố khách quan. B. Yếu tố chủ quan. C. Nhật đầu hàng quân Đồng minh. D. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Câu 13: Vì sao Hội nghị Trung ương Đảng lần VIII có tầm quan trọng đặc biệt đối với Cách mạng tháng Tám – 1945? A. Củng cố được khối đoàn kết toàn dân. B. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân. C. Chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc. D. Hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Hội nghị trung ương lần VI (11/1939) Câu 14: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp (5-1941) xác định đối tượng của cách mạng Đông Dương là A. Đế quốc Pháp, tay sai. B. Đế quốc Pháp - Nhật.
  3. Câu 20: Bản chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12-3-1945) của Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương xác định kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là A. thực dân Pháp. B. thực dân Pháp và tay sai. C. phát xít Nhật. D. phát xít Nhật và thực dân Pháp. Câu 21: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (11-1939) xác định nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương như thế nào? A. Nhiệm vụ chống chủ nghĩa phát xít và chống chiến tranh. B. Giải phóng các dân tộc Đông Dương đặt lên hàng đầu. C. Giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp lên hàng đầu. D. Đặt nhiệm vụ chống phong kiến, đế quốc lên hàng đầu. Câu 22: Sự xuất hiện của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929 chứng tỏ điều gì? A. Cuộc khủng hoảng đường lối cứu nước ở Việt Nam đã được giải quyết. B. Giai cấp công nhân đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng Việt Nam. C. Phong trào công nhân Việt Nam đã hoàn toàn trở thành phong trào tự giác. D. Sự phát triển của khuynh hướng cứu nước theo con đường cách mạng vô sản. Câu 23: Nét độc đáo về hình thức khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là gì? A. Đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên chiến tranh cách mạng. B. Khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền từng bộ phận. C. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền diễn ra trên toàn quốc. D. Đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên Tổng khởi nghĩa. Câu 24: Khẩu hiệu thành lập "Chính phủ dân chủ cộng hòa" được đưa ra trong A. Đại hội Quốc dân Tân Trào (16 đến 17-8-1945). B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (11-1939). C. Hội nghị toàn quốc của Đảng (14 đến 15-8-1945). D. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5-1941).
  4. B. Xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai C. Nenxơn Manđêla làm tổng thống Nam Phi D. Mở đầu cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc Câu 31: Nội dung nào không được ghi trong Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946? A. Hai bên thực hiện ngừng mọi cuộc xung đột vũ trang trên toàn Nam Bộ B. Chính phủ Việt Nam tiếp tục nhân nhượng Pháp một số quyền lợi về kinh tế - văn hóa C. Chính phủ Việt Nam chấp nhận 15000 quân Pháp ra miền Bắc và rút dần trong 5 năm D. Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là quốc gia tự do Câu 32: Hai khẩu hiệu chiến lược của cách mạng Việt Nam thời kì 1930-1945 là gì? A. “Đánh đổi phong kiến “ và “giải phóng dân tộc” B. “Đánh đuổi Nam triều” và “Người cày có ruộng”. C. “Độc lập dân tộc” và “Người cày có ruộng”. D. “Dân quyền tự do” và “Người cày có ruộng”. Câu 33: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 10-1930 đã quyết định đổi tên Đảng thành A. Đảng Cộng sản Đông Dương. B. Đảng Lao động Việt Nam. C. Đông Dương Cộng sản Đảng. D. Đảng Dân chủ Việt Nam. Câu 34: Hội nghị Ianta (2-1945) không đưa ra quyết định nào dưới đây? A. tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật. B. thoả thuận việc phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu, châu Á. C. thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hoà bình, an ninh thế giới. D. đưa quân Đồng minh vào Đông Dương làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật. Câu 35: Nội dung nào sau đây là một trong những tác động của việc chấm dứt Chiến tranh lạnh? A. Mở ra thời kì nền hòa bình thế giới hoàn toàn được củng cố. B. Chấm dứt mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các quốc gia.
  5. HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm ĐÁP ÁN 1-A 2-D 3-B 4-C 5-A 6-D 7-C 8-A 9-A 10-D 11-A 12-B 13-D 14-B 15-B 16-A 17-C 18-A 19-D 20-C 21-B 22-D 23-D 24-B 25-A 26-A 27-C 28-B 29-C 30-B 31-B 32-C 33-A 34-D 35-C 36-D 37-B 38-D 39-C 40-C HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 1 (VD): Phương pháp: Dựa vào nguồn gốc và thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại để phân tích. Cách giải:
  6. Trong thập niên 60-70 của thế kỉ XX, Mĩ Latinh được mệnh danh là “Lục địa bùng cháy” vì cao trào đấu tranh vũ trang bùng nổ mạnh mẽ như ở Vênêxuela, Goatemala, Colombia, Peru, Niracagoa, Chilê, Chọn C. Câu 5 (TH): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 103 - 1004, suy luận. Cách giải: Yếu tố tác động đến sự chuyển hướng đấu tranh của Đảng Cộng sản Đông Dương tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11-1939 là Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Chọn A. Câu 6 (VD): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 98 – 100, phân tích các phương án. Cách giải: Các phương án nêu trên đều là nguyên nhân dẫn tới phong trào 1936 – 1939, trong đó, yếu tố quyết định sự bùng nổ của phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam là: Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936). Cụ thể: Tháng 7-1936, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã dựa trên nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Quốc tế cộng sản, căn cứ vào tình hình cụ thể của Việt Nam để ra đường lối và phương pháp đấu tranh (nhiệm vụ chiến lược, nhiệm vụ trước mắt, hình thức đấu tranh thành lập mặt trận). Chọn D. Câu 7 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 109. Cách giải: Mặt trận Việt Minh giữ vai trò chuẩn bị trực tiếp, quyết định thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam. Chọn C. Câu 8 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 113. Cách giải:
  7. D loại vì lúc này Đảng đã đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương và việc chỉ nêu tên Đảng cũng chưa thể hiện được vai trò quyết định dẫn tới sự thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu của Cách mạng tháng Tám. Chọn B. Câu 13 (TH): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 109, giải thích. Cách giải: Hội nghị Trung ương Đảng lần VIII có tầm quan trọng đặc biệt đối với cách mạng tháng Tám – 1945 vì đã hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Hội nghị trung ương lần VI (11/1939) nhằm giải quyết mục tiêu số một của cách mạng là dân tộc giải phóng và đề ra nhiều chủ trương, biện pháp sáng tạo để thực hiện mục tiêu ấy. Chọn D. Câu 14 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 109. Cách giải: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp (5-1941) xác định đối tượng của cách mạng Đông Dương là đế quốc Pháp - Nhật. Chọn B. Câu 15 (VD): Phương pháp: Dựa vào tình hình nước ta sau thành công của Cách mạng tháng Tám để phân tích. Cách giải: Khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám 1945: - Ngoại xâm và nội phản: Đây là kẻ thù nguy hiểm nhất vì chúng đều âm mưu phá chính quyền, chống phá cách mạng nước ta, đối lập lợi ích với nhân dân ta. Ngoại xâm là vấn đề rất nguy hiểm, nếu không có đường lối, phương pháp đấu tranh đúng đắn, linh hoạt, ta sẽ mất đi thành quả của CM tháng 8/1945 và bị biến thành nước mất độc lập như thời kì trước. - Giặc đói, giặc dốt, khó khăn về tài chính: cũng là những khó khăn rất lớn của ta nhưng đây là những vấn đề khó khăn trong nước. Các vấn đề này không nguy hại như ngoại xâm và nội phản, Đảng và Chính phủ cùng nhân dân có thể giải quyết được. Chọn B.
  8. Chọn C. Câu 18 (NB) Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 120. Cách giải: Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam có ý nghĩa quốc tế nổi bật là đã góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Chọn A. Câu 19 (TH): Phương pháp: Dựa vào thực tế lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 – 1930 để suy luận. Cách giải: Ở Việt Nam giai đoạn 1919 – 1930 tồn tại song song hai khuynh hướng cứu nước là dân chủ tư sản và vô sản. Chọn D. Câu 20 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 112. Cách giải: Bản chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12-3-1945) của Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương xác định kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là phát xít Nhật. Chọn C. Câu 21 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 104. Cách giải: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (11-1939) xác định nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương, làm cho các nước Đông Dương hoàn toàn độc lập. Chọn B. Câu 22 (VD): Phương pháp: Phân tích các phương án.