Đề khảo sát chất lượng kết hợp thi thử Tốt nghiệp THPT môn Lịch sử Lớp 12 - Mã đề 315 - Năm học 2020-2021 - Sở GD và ĐT Nghệ An (Có đáp án)

Câu 7: Sự kiện lịch sử nào đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ phong kiến Việt Nam?
A. Ngày 23/8/1945, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Huế thắng lợi.
B. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn độc lập”.
C. Nước Việt Nam Đàn chà Cộng hòa ra đời.
D. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị.
Câu 8: Yêu cầu số một của nhân dân Việt Nam được phản ánh trong nhiệm vụ nào của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2/1930)
A. Tiến hành cách mạng ruộng đất.
B. Lập chính phủ công nông binh.
C. Đánh đổ để quốc giành độc lập dân tộc.
D. Tịch thu ruộng đất của đế quốc chia cho dân cày.
doc 15 trang Bảo Ngọc 06/01/2024 2060
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng kết hợp thi thử Tốt nghiệp THPT môn Lịch sử Lớp 12 - Mã đề 315 - Năm học 2020-2021 - Sở GD và ĐT Nghệ An (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_ket_hop_thi_thu_tot_nghiep_thpt_mon_l.doc

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng kết hợp thi thử Tốt nghiệp THPT môn Lịch sử Lớp 12 - Mã đề 315 - Năm học 2020-2021 - Sở GD và ĐT Nghệ An (Có đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT NGHỆ AN KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG KẾT HỢP THI THỬ LỚP 12 ĐỢT 1 - NĂM HỌC 2020 2021 Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI Môn thị thành phần: LỊCH SỬ Mã đề: 315 MỤC TIÊU - Củng cố kiến thức về lịch sử thế giới từ 1917 - 2000 và lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỉ XX - 1954. - Rèn luyện các kĩ năng giải thích, phân tích, đánh giá, liên hệ các sự kiện, vấn đề lịch sử thông qua luyện tập các dạng câu hỏi từ cơ bản đến nâng cao. Tổng số câu Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao 40 câu 23 8 6 3 Câu 1: Cuộc Chiến tranh lạnh do Mĩ phát động chống Liên Xô là cuộc chiến A. không hồi kết về quân sự và ý thức hệ giữa Mỹ và Liên Xô. B. giành thị trường quyết liệt giữa Mỹ và Liên Xô. C. đối đầu căng thẳng giữa Liên Xô và Mĩ. D. với những xung đột trực tiếp Mĩ và Liên Xô. Câu 2: Ngày 14/10/2007, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bầu Việc Nam giữ vị trí nào? A. Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an, nhiệm kỳ 2008 - 2009. B. Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an, nhiệm kỳ 2008 - 2009. C. Ủy viên của Ban Thư ký Liên hợp quốc, nhiệm kỳ 2008 – 2009. D. Ủy viên của Tòa án quốc tế, nhiệm kỳ 2008 – 2009. Câu 3: Ngày 12/3/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra bản chỉ thị nhận định kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương lúc này là A. thực dân Pháp, phát xít Nhật. B. phát xít Nhật. C. phát xít Nhật và tay sai. D. đế quốc Nhật - Pháp và tay sai. Câu 4: Từ những năm 60-70 của thế kỷ XX trở đi, nhóm năm nước sáng lập ASEAN đã tiến hành chiến lược A. kinh tế hướng nội. B. phát triển ngoại thương. C. mở cửa nền kinh tế. D. kinh tế hướng ngoại. Câu 5: Sự kiện nào tác động tới sự điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của Mĩ những năm đầu thế kỉ XXI? A. Nước Mĩ bị khủng bố ngày 11/9/2001. B. Liên minh châu Âu mở rộng thành viên. C. ASEAN không ngừng mở rộng thành viên. D. Sự căng thẳng và tranh chấp ở Biển Đông.
  2. A. thâu tóm bộ máy chính quyền Đông Dương. B. khống chế toàn bộ nền kinh tế - chính trị Đông Dương. C. thúc đẩy kinh tế Đông Dương phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa. D. nắm quyền chỉ huy nền kinh tế Đông Dương. Câu 14: Năm 1990, EU chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với quốc gia nào dưới đây? A. Xingapo. B. Lào. C. Campuchia. D. Việt Nam. Câu 15: Yếu tố khách quan nào đã đưa đến sự thay đổi chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu từ năm 1991? A. Sự phát triển mạnh mẽ của nhóm NICs. B. Sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của các nước Tây Âu. C. Chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự 2 cực Ianta tan rã. D. Liên minh Châu Âu (EU) ra đời. Câu 16: Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản năm 1929 ở Việt Nam không phải là A. xu thế của cuộc vận động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản. B. mốc chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối của cách mạng Việt Nam. C. bước chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. D. bước phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân, phong trào yêu nước Việt Nam. Câu 17: Hoạt động nào sau đây của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên có tác dụng thúc đẩy phong trào công nhân trở thành nòng cốt trong phong trào dân tộc cả nước? A. Xuất bản tác phẩm Đường Kách mệnh. B. Thành lập 2 tổ chức cộng sản năm 1929. C. Tổ chức phong trào Vô sản hóa. D. Xuất bản báo Thanh niên. Câu 18: Quốc tế Cộng sản tiến hành Đại hội lần thứ VII tại Matxcơva (Liên Xô) trong hoàn cảnh nào? A. Đoàn kết nhân dân thế giới, lập khối Đồng minh chống phát xít. B. Thế lực phát xít cầm quyền ở một số nước ráo riết chuẩn bị chiến tranh thế giới. C. Các nước tư bản đã thành lập mặt trận nhân dân thi hành chính sách tiến bộ ở thuộc địa. D. Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít đã thất bại. Câu 19: Chính cương vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo xác định nhiệm vụ của cách mạng về phương diện chính trị là phải A. thiết lập chế độ cộng hòa tư sản. B. lập chính phủ dân chủ cộng hòa. C. xây dựng chính phủ tư sản dân quyền. D. lập chính phủ công nông binh. Câu 20: Thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã A. đưa nhân dân Nga lên làm chủ vận mệnh của mình. B. giúp Nga hoàn thành mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội. C. dẫn đến tình trạng hai chính quyền song song tồn tại. D. giúp Nga đẩy lùi được nguy cơ ngoại xâm và nội phản.
  3. Câu 29: Đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, quốc gia nào sau đây trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới? A. Trung Quốc. B. Italia. C. Liên Xô. D. Mĩ. Câu 30: Theo quyết định của Hội nghị Ianta (tháng 2/1945), quốc gia nào thực hiện nhiệm vụ chiếm đóng, giải giáp quân phiệt Nhật tại phía Nam vĩ tuyến 38 của bán đảo Triều Tiên? A. Liên Xô. B. Mĩ. C. Pháp. D. Anh. Câu 31: Nội dung nào sau đây không phải là âm mưu của Mỹ khi kí với thực dân Pháp “Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương ngày 23/12/1950? A. Từng bước thay chân thực dân Pháp ở Đông Dương. B. Từng bước can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương. C. Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh Đông Dương. D. Mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương. Câu 32: Nhân tố chủ quan đưa đến thắng lợi của cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng sau ngày 2/9/1945 của Việt Nam là A. chủ nghĩa xã hội dần dần trở thành hệ thống thế giới. B. nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập. C. phong trào đấu tranh vì hòa bình, tự do, dân chủ phát triển. D. phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc lên cao. Câu 33: Tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng chủ trương tiến hành cách mạng bằng phương pháp gì? A. Hòa bình. B. Cải cách. C. Bạo lực. D. Ám sát gây tiếng vang. Câu 34: Từ cuộc đấu tranh ngoại giao của ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, rút ra được bài học kinh nghiệm gì cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền Tổ quốc hiện nay? A. Tăng quan hệ đối tác thì có khả năng giảm quan hệ đối tượng. B. Ngoại giao đóng vai trò quyết định trong bảo vệ chủ quyền đất nước. C. Luôn mềm dẻo trong nguyên tắc đấu tranh. D. Phải giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Câu 35: Điểm khác biệt cơ bản giữa hai xu hướng cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là gì? A. Bao động vũ trang - cải cách xã hội. B. Nhờ Nhật để đánh Pháp - dựa vào Pháp để chống Nhật. C. Cứu nước để cứu dân – cứu dân và cứu nước. D. Quân chủ chuyên chế dân chủ cộng hòa. Câu 36: Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của các đời Tổng thống Mĩ (1945 – 1991) là A. thực hiện xuyên suốt “Chiến lược toàn cầu”. B. sử dụng khẩu hiệu “dân chủ” để can thiệp vào nội bộ các nước. C. thực hiện chiến lược “Cam kết mở rộng”. D. chuẩn bị tiến hành “Chiến tranh tổng lực”.
  4. ĐÁP ÁN 1-C 2-A 3-B 4-D 5-A 6-A 7-D 8-C 9-B 10-D 11-B 12-C 13-D 14-D 15-C 16-B 17-C 18-B 19-D 20-A 21-D 22-A 23-A 24-A 25-B 26-C 27-D 28-D 29-C 30-B 31-C 32-B 33-C 34-D 35-C 36-A 37-D 38-C 39-B 40-D HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 1 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 60. Cách giải: Cuộc Chiến tranh Lạnh do Mĩ phát động chống Liên Xô là cuộc đối đầu căng thẳng giữa hai phe TBCN do Mĩ đứng đầu và phe XHCN do Liên Xô đứng đầu. Chọn C. Câu 2 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 8. Cách giải: Ngày 14/10/2007, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bầu Việc Nam giữ vị trí Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an, nhiệm kỳ 2008 - 2009. Chọn A. Câu 3 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 112. Cách giải: Ngày 12/3/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra bản chỉ thị nhận định kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương lúc này là phát xít Nhật. Chọn B. Câu 4 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 29. Cách giải: Từ những năm 60-70 của thế kỷ XX trở đi, nhóm năm nước sáng lập ASEAN đã tiến hành chiến lược kinh tế hướng ngoại. Chọn D. Câu 5 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 46. Cách giải:
  5. - Trong Hiệp định Giơnevơ, các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia. + Điểm chung là đều công nhận quyền thống nhất của dân tộc Việt Nam. Chọn B. Câu 10 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 32. Cách giải: Năm 2007, sự kiện các nước thành viên kỷ bản Hiến chương ASEAN đã đánh dấu một bước phát triển mới trong quá trình hoạt động của ASEAN. Chọn D. Câu 11 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 150. Cách giải: Mục tiêu của Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ (đầu tháng 12/1953) là tiêu diệt địch, giải phóng vùng Tây Bắc tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào. Chọn B. Câu 12 (TH): Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án. Cách giải: A, B, D loại vì nội dung của các phương án này đã phản ánh đúng sự tăng trưởng kinh tế của Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai. C chọn và Nhật Bản trở thành nền kinh tế đứng thứ hai thế giới tự bản chứ không phải nền kinh tế đứng thứ hai thế giới (đứng thứ hai thế giới là Liên Xô). Chọn C. Câu 13 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 77. Cách giải: Vai trò của ngân hàng Đông Dương trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919-1929) là nắm quyền chỉ huy nền kinh tế Đông Dương. Chọn D. Câu 14 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 52. Cách giải: Năm 1990, EU chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Chọn D. Câu 15 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 50. Cách giải: Chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự 2 cực Ianta tan rã đã đưa đến sự thay đổi chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu từ năm 1991.
  6. Phương pháp: Suy luận, loại trừ. Cách giải: - Mêhicô, Mĩ và Ấn Độ là các quốc gia đi đầu thế giới về cuộc “Cách mạng Xanh" trong nông nghiệp. Khi xét các phương án của câu hỏi ta thấy xuất hiện Mĩ và Ấn Độ → loại phương án A (Liên Xô) và phương án B (Anh). - Xét tiếp hai phương án Mĩ và Ấn Độ ta thấy, Mĩ là nước bảo vệ được nền độc lập của mình và tiến hành cuộc “Cách mạng Xanh" trong nông nghiệp trước, còn Ấn Độ phải từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX mới tiến hành cuộc “Cách mạng Xanh" trong nông nghiệp → chọn phương án D (Mĩ), loại phương án C (Ấn Độ). Chọn D. Câu 22 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 57. Cách giải: Những năm 90 của thế kỷ XX, ở lĩnh vực khoa học kỹ thuật, Nhật Bản hợp tác có hiệu quả với Mỹ, Nga trong các chương trình vũ trụ quốc tế. Chọn A. Câu 23 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 33. Cách giải: “Phương án Maobatton”(1947) đã chia Ấn Độ thành 2 quốc gia là Ấn Độ của người theo Ấn Độ giáo, Pakistan của người theo Hồi giáo. Chọn A. Câu 24 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 19 – 20. Cách giải: Trung Quốc và Hàn Quốc là hai quốc gia thuộc khu vực Đông Bắc Á. Chú ý khi giải: - Ấn Độ không thuộc khu vực Đông Bắc Á. - Nước Nga có một phần lãnh thổ thuộc Đông Bắc Á - Ma Cao và Đài Loan không phải là quốc gia mà là những bộ phận thuộc lãnh thổ Trung Quốc. → chưa đáp ứng yêu cầu của câu hỏi nên không chọn phương án có nội dung này. Chọn A. Câu 25 (TH): Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án. Cách giải: A loại vì giai cấp tư sản Việt Nam gồm tư sản mại bản và tư sản dân tộc. Trong đó, tư sản mại bản gắn quyền lợi của mình với thực dân Pháp và trở thành tay sai cho chúng nên đây là đối tượng của cách mạng. Còn tư sản dân tộc thì non yếu về kinh tế và chính trị, dễ thỏa hiệp khi Pháp nhượng cho 1 số quyền lợi. C loại vì các cuộc cách mạng tư sản được bắt đầu từ thế kỉ XVI.