Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2021 - Trường THPT Hoàng Quốc Việt (Có đáp án)

Câu 10. “Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình” là kết luận của Nguyễn Ái Quốc sau khi
A. Nguyễn Ái Quốc thực sự trở thành chiến sĩ cộng sản quốc tế.
B. “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” không được Hội nghị Vecxai chấp nhận.
C. Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo luận cương của Lênin.
D. Nguyễn Ái Quốc đến học tập và làm việc tại Liên Xô.
Câu 11. Báo “Thanh niên” và tác phẩm “Đường Kách mệnh” đã trang bị lí luận gì cho các cán bộ của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên?
A. lí luận Mác – Lê nin. B. lí luận về khởi nghĩa vũ trang.
C. lí luận cách mạng giải phóng dân tộc. D. lí luận về chủ nghĩa xã hội.
Câu 12. Đặc điểm chung của nền kinh tế Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp là gì?
A. Kinh tế tư bản phát triển mạnh.
B. Tình trạng lạc hậu, nghèo nàn, bị lệ thuộc kinh tế Pháp.
C. Cơ cấu kinh tế hiện đại dần hoàn thiện
D. Kinh tế phong kiến vẫn còn tồn tại nhưng không đáng kể.
doc 6 trang Bảo Ngọc 06/01/2024 3340
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2021 - Trường THPT Hoàng Quốc Việt (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_tot_nghiep_thpt_mon_lich_su_nam_2021_truong_thpt.doc

Nội dung text: Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2021 - Trường THPT Hoàng Quốc Việt (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2021 TRƯỜNG THPT HOÀNG QUỐC VIỆT Thời gian làm bài: 50 phút Câu 1. Theo quy định của Hội nghị Ianta, quân đội nước nào sẽ chiếm đóng các vùng Đông Đức, Đông Âu và Bắc Triều Tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Liên Xô B. Anh C. Mĩ D. Pháp Câu 2. Vị trí nền kinh tế Liên Xô trong những năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX là A. siêu cường kinh tế duy nhất. B. cường quốc công nghiệp thứ hai ờ châu Âu. C. cường quốc công nghiệp đứng hàng thứ hai trên thế giới. D. một nước có nển nông nghiệp hiện đại nhất thế giới. Câu 3. Những quốc gia và vùng lãnh thổ nào ở khu vực Đông Bắc Á được mệnh danh là “con rồng” kinh tế châu Á? A. Triều Tiên, Hàn Quốc, Đài Loan. B. Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. C. Nhật Bản, Ma Cao, Trung Quốc. D. Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan. Câu 4. Kẻ thù chủ yếu của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. chủ nghĩa thực dân cũB. chế độ phân biệt chủng tộc C. chế độ độc tài thân Mĩ.D. chủ nghĩa thực dân mới Câu 5. Sau khi trật tự thế giới hai cực Ianta sụp đổ (1991) chính sách đối ngoại của Mĩ là? A. Thiết lập trật tự thế giới “đơn cực“ do Mĩ là siêu cường duy nhất lãnh đạo. B. Từ bỏ tham vọng làm bá chủ thế giới, chuyển sang chiến lược chống khủng bố . C. Tiếp tục thực hiện chính sách ngăn chặn, xoá bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới. D. Ủng hộ trật tự đa cực, nhiều trung tâm đang hình thành trên thế giới. Câu 6. Đặc điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. liên minh chặt chẽ với Mĩ, ủng hộ Mĩ trong các vấn đề quốc tế. B. mâu thuẫn với Mĩ và là đối trọng của của các nước XHCN Đông Âu. C. thực hiện chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá với bên ngoài D. quan hệ mật thiết với Mĩ và Liên Xô, Trung Quốc. Câu 7. Vào thời gian nào của thế kỉ XX, Tây Âu đã trở thành một trong ba trung tâm kinh tế- tài chính lớn của thế giới? A. Nửa sau thập kỉ 50. B. Đầu thập kỉ 70. C. Đầu thập niên 90. D. Giữa thập niên 90. Câu 8. Một trong những mục tiêu của học thuyết Truman là A. giúp các nước Tây Âu khôi phục nền kinh tế bị tàn phá sau chiến tranh. B. tập hợp các nước Tây Âu vào Liên minh quân sự chống Liên Xô. C. biến Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì thành căn cứ tiền phương chống Liên Xô. D. tạo sự phân chia đối lập về chính trị giữa Tây Âu và Đông Âu. Câu 9. Một trong những hệ quả tích cực của toàn cầu hóa là A. giải quyết triệt để những bất công xã hội. B. thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất. C. giải quyết căn bản sự phân hóa giàu nghèo. D. giúp các nước giữ nguyên cơ cấu kinh tế.
  2. A. tính dân tộc. B. tính cách mạng. C. giai cấp lãnh đạo. D. nhiệm vụ trước mắt. Câu 19. Hội nghị tháng 11/1939 và Hội nghị tháng 5/1941 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương có điểm khác biệt về A. việc giải quyết vấn đề quyền lợi ruộng đất cho nông dân. B. việc xác định hình thức chính quyền cách mạng. C. chủ trương đoàn kết các lực lượng dân tộc. D. chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc tự quyết. Câu 20. Cao trào kháng Nhật cứu nước của nhân dân Việt Nam diễn ra trong bối cảnh A. chính quyền của thực dân Pháp ở Đông Dương đã bị lật đổ. B. phát xít Nhật đầu hàng quân Đồng Minh. C. quân đội các nước Đồng Minh lũ lượt kéo vào giải giáp vũ khí quân Nhật. D. thực dân Pháp, phát xít Nhật bắt đầu câu kết bóc lột nhân dân ta. Câu 21. Tình hình thế giới tác động trực tiếp tới những chuyển biến về kinh tế, chính trị và xã hội Việt Nam trong những năm 1936 - 1939 là A. Đại hội VII Quốc tế Cộng sản quyết nghị nhiều vấn đề cho cách mạng Việt Nam. B. Mặt trận Nhân dân Pháp thắng cử và lên cầm quyền. C. Phát xít Nhật tràn vào Đông Dương. D. Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh đế quốc. Câu 22. Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng biểu hiện về tính chất dân tộc trong phong trào đấu tranh 1936-1939 ở Việt Nam do Đảng cộng sản Đông Dương lãnh đạo? A. Chống lại một bộ phận nguy hiểm nhất trong hàng ngũ kẻ thù của dân tộc. B. Đảng vẫn lãnh đạo, tiếp tục giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc. C. Đòi quyền tự do, dân sinh, dân chủ và cũng là quyền lợi của dân tộc. D. Lực lượng phong trào chủ yếu là lực lượng của dân tộc Việt Nam. Câu 23. Để khắc phục tình trạng trống rỗng của ngân sách sau cách mạng tháng Tám 1945, chính phủ Việt Nam đã phát động phong trào A. “Quỹ độc lập”. B. “Tăng gia sản xuất”. C. “Ngày đồng tâm”. D. “Không một tấc đất bỏ hoang”. Câu 24. Trận đánh mở màn của quân ta trong chiến dịch Biên giới Thu – Đông 1950 là A.Trận Thất Khê. B.Trận Đông Khê. C.Trận Na Sầm. D.Trận Cao Bằng. Câu 25. Trong thu – đông 1953, nơi tập trung quân lớn nhất theo kế hoạch Nava là ở đâu? A. Đồng bằng Bắc Bộ. B. Tây Bắc. C. Thượng Lào. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 26. Việc Trung Quốc, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam đầu năm 1950 đã
  3. B. phong trào đấu tranh ở nông thôn với phong trào đấu tranh ở thành thị. C. tác chiến trên cả 3 vùng rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị. D. hoạt động của bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích. Câu 35. Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) đều A. có sự kết hợp giữa tiến công và nổi dậy. B. có sự điều chỉnh phương châm tác chiến. C. tiêu diệt mọi lực lượng của đối phương. D. là những trận quyết chiến chiến lược. Câu 36. Sự kiện nào đánh dấu hoàn thành quá trình thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam sau Đại thắng mùa Xuân 1975? A. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước (11/1975). B. Tổng tuyển cử trong cả nước (25/4/1976). C. Kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI của nước Việt Nam (7/1976). D. Đại hội thống nhất Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1976). Câu 37. Cuộc khởi nghĩa nào có thời gian dài nhất phong trào Cần Vương (1885-1896)? A. Yên Thế. B. Hương Khê. C. Bãi Sậy. D. Ba Đình. Câu 38. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp đã dẫn tới sự ra đời của giai cấp mới nào ở Việt Nam? A. nông dân. B. công nhân. C. tư sản. D. tiểu tư sản. Câu 39. Đảng cộng sản Đông Dương bắt đầu chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu trong bối cảnh A. Phát xít Nhật tràn vào Đông Dương. B. Hồng quân Liên Xô giành thắng lợi ở Xtalingrat. C. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. D. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh. Câu 40. Đâu không phải là tác động của cách mạng tháng Mười Nga 1917 đối với phong trào cách mạng thế giới? A. khiến chủ nghĩa xã hội trở thành một lực lượng hùng hậu, đối đầu với các nước tư bản. B. cổ vũ, khích lệ tinh thần đấu tranh cho nhân dân lao động thế giới. C. chỉ ra con đường để giai cấp vô sản thực hiện thành công cuộc cách mạng giành chính quyền. D. đưa ra một mô hình nhà nước kiểu mới sau khi giai cấp vô sản giành được chính quyền. -Hết-