Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Lịch sử - Mã đề 210 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Kiến Thụy

Câu 13: Chủ trương cứu nước của Phan Châu Trinh (đầu thế kỷ XX) không có nội dung nào dưới đây?
A. Đề cao cải cách, duy tân nhằm nâng cao dân trí và dân quyền.
B. Đánh đuổi giặc Pháp, thành lập Cộng hòa Dân quốc Việt Nam.
C. Chấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh, phát triển kinh tế.
D. Dựa vào Pháp đánh đổ ngôi vua và chế độ phong kiến lạc hậu.
Câu 14: Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), phong trào công nhân Việt Nam có đặc
điểm nổi bật nào sau đây ?
A. Mang tính tự phát. B. Mang tính tự giác. C. Chuyển dần sang tự giác. D. Bước đầu chuyển sang tự giác.
Câu 15: Quyết định nào sau đây của Hội nghị Ianta (tháng 2/1945) đưa đến sự phân chia hai cực trong
quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
B. Liên Xô là quốc gia sẽ tham gia chống Nhật ở châu Á.
C. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc để giữ gìn hoà bình và an ninh thế giới.
D. Thoả thuận việc đóng quân, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
pdf 5 trang Bảo Ngọc 09/01/2024 3580
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Lịch sử - Mã đề 210 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Kiến Thụy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_tot_nghiep_thpt_mon_lich_su_ma_de_210_nam_hoc_202.pdf

Nội dung text: Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Lịch sử - Mã đề 210 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Kiến Thụy

  1. SỞ GD&ĐT HẢI PHÒNG ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT 2022 - 2023 MÔN: LỊCH SỬ 12 Thời gian làm bài: 50' (Đề thi có 05 trang) (Không kể thời gian phát đề) Họ và tên: Số báo danh: Mã đề 210 Câu 1: Sự kiện nào sau đây mở đầu cho cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga ? A. Cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân ở thủ đô Pêtơrôgrat. B. Các Xô viết công – nông được thành lập. C. Cuộc tấn công vào Cung điện Mùa Đông. D. Lê Nin về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Câu 2: Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô thực hiện nhiệm vụ trọng tâm nào sau đây ? A. Khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh. B. Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. C. Củng cố, hoàn thiện hệ thống chính trị của chủ nghĩa xã hội. D. Thành lập và phát triển Hội đồng tương trợ kinh tế. Câu 3: Tháng 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập là biểu hiện rõ nét của xu thế nào sau đây ? A. Toàn cầu hóa. B. Liên kết khu vực. C. Hòa hoãn Đông - Tây. D. Đa cực, nhiều trung tâm. Câu 4 : Đến năm 1968, quốc gia nào sau đây có nền kinh tế đứng thứ hai thế giới tư bản? A. Brunây. B. Mianma. C. Nhật Bản. D. Campuchia. Câu 5: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919-1929), xã hội Việt Nam có chuyển biến nào sau đây? A. Giai cấp địa chủ tiếp tục phân hóa. B. Giai cấp công nhân xuất hiện. C. Giai cấp nông dân xuất hiện. D. Nền kinh tế phát triển cân đối. Câu 6: Sự phân hóa của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thành hai tổ chức cộng sản (1929) thể hiện nội dung nào sau đây ? A. Tư tưởng tư sản không còn ảnh hưởng đến phong trào yêu nước. B. Sự phát triển của phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản. C. Phong trào công nhân đã bước đầu chuyển từ tự phát sang tự giác. D. Phong trào công nhân hoàn toàn trở thành một phong trào tự giác. Câu 7: Trong những năm 20 của thế kỉ XX, ở Việt Nam tổ chức nào dưới đây ra đời sớm nhất? A. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. B. Đông Dương Cộng sản đảng. C. An Nam Cộng sản đảng. D. Đông Dương Cộng sản liên đoàn. Câu 8: Văn kiện nào sau đây được Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) thông qua? A. Đề cương văn hóa Việt Nam. B. Luận cương chính trị. C. Báo cáo chính trị. D. Chính cương vắn tắt. Câu 9: Ở Việt Nam, đỉnh cao nhất của phong trào cách mạng 1930 -1931 được đánh dấu bằng sự kiện nào sau đây? A. Cuộc biểu tình của công nhân ngày 1/5/1930. B. Cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy sợi Nam Định. C. Cuộc đấu tranh của công nhân Vinh – Bến Thủy D. Sự thành lập các Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh. Câu 10: Nhân dân Việt Nam thực hiện nhiệm vụ chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh trong phong trào nào sau đây?
  2. D. Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa vũ trang để khôi phục nền cộng hòa. Câu 21: Trong thời gian ở Quảng Châu (Trung Quốc) từ năm 1924 đến năm 1927, Nguyễn Ái Quốc có hoạt động nào sau đây nhằm chuẩn bị cho bước chuyển biến về chất của phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam ? A. Khởi đầu tạo dựng các mối quan hệ với cách mạng thế giới. B. Trực tiếp tạo ra sự phân hóa trong các tổ chức tiền cộng sản. C. Trực tiếp truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc. D. Bắt đầu xây dựng lí luận cách mạng theo khuynh hướng vô sản. Câu 22: Nội dung nào sau đây là một trong những điểm sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam? A. Tập hợp quần chúng thành lập mặt trận chung toàn Đông Dương. B. Thành lập một tổ chức quá độ để chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản. C. Thành lập mặt trận dân tộc thống nhất ngay khi thành lập Đảng. D. Xây dựng lí luận cách mạng nhấn mạnh cuộc đấu tranh giai cấp. Câu 23: Nội dung nào sau đây thuộc bối cảnh lịch sử của phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam? A. Cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và lan rộng. B. Kinh tế Việt Nam đang trên đà phục hồi và phát triển. C. Chính quyền thực dân Pháp thi hành chính sách khủng bố. D. Nhân dân Đông Dương chịu hai tầng áp bức của Nhật-Pháp. Câu 24: Phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam là một bước chuẩn bị cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 vì một trong những lí do nào sau đây ? A. Đã đưa Đảng Cộng sản Đông Dương ra hoạt động công khai. B. Đã khắc phục triệt để hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10 - 1930. C. Bước đầu xây dựng được lực lượng vũ trang nhân dân. D. Xây dựng được một lực lượng chính trị quần chúng đông đảo. Câu 25: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tiến trình khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân Việt Nam trong năm 1945? A. Giành chính quyền đồng thời ở cả hai địa bàn nông thôn và thành thị. B. Giành chính quyền bộ phận tiến lên giành chính quyền toàn quốc. C. Giành chính quyền ở các vùng nông thôn rồi tiến vào thành thị. D. Giành chính quyền ở các đô thị lớn rồi tỏa về các cùng nông thôn. Câu 26: Yếu tố nào sau đây quyết định sự xuất hiện của khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất (1918) ? A. Những chuyển biến về kinh tế, xã hội, tư tưởng. B. Sự xuất hiện của giai cấp tư sản và tiểu tư sản. C. Sự lỗi thời của hệ tư tưởng phong kiến. D. Sự khủng hoảng suy yếu của chế độ phong kiến. Câu 27: Những hiệp ước, hiệp định được kí kết giữa Liên Xô và Mĩ trong những năm 70 của thế kỉ XX có tác động nào sau đây đến quan hệ quốc tế ? A. Chấm dứt tình trạng chạy đua vũ trang giữa các cường quốc trên thế giới. B. Mở đầu quá trình ngừng chế tạo vũ khí hạt nhân của các nước trên thế giới. C. Trực tiếp dẫn đến sự giải thể các liên minh quân sự ở châu Âu. D. Góp phần thúc đẩy xu hướng đối thoại trong quan hệ Đông - Tây. Câu 28: Sự ra đời tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (1949) và tổ chức Hiệp ước Vácsava (1955) là hệ quả trực tiếp của sự kiện nào sau đây ? A. Các cuộc chiến tranh cục bộ trên thế giới. B. Xung đột vũ trang giữa Tây Âu và Đông Âu. C. Cuộc Chiến tranh lạnh do Mĩ phát động. D. Chiến lược Ngăn đe thực tế của Mĩ. Câu 29: Sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925) và Việt Nam Quốc dân đảng (1927) đều có tác dụng nào sau đây ?
  3. C. Tạo cơ sở cho sự hình thành phong trào dân tộc theo khuynh hướng vô sản. D. Trực tiếp chuẩn bị đầy đủ những điều kiện cho sự ra đời của Đảng Cộng sản. Câu 38: Phong trào cách mạng 1930-1931 đã để lại bài học kinh nghiệm nào sau đây cho sự nghiệp giải phóng dân tộc ở Việt Nam? A. Không giải quyết quyền lợi giai cấp để tập trung vào vấn đề dân tộc. B. Giải quyết nhiệm vụ dân chủ trước khi thực hiện nhiệm vụ dân tộc. C. Chỉ phát lệnh khởi nghĩa khi có sự giúp đỡ từ bên ngoài. D. Sử dụng bạo lực cách mạng để giành và giữ chính quyền. Câu 39: Phong trào cách mạng 1930-1931, phong trào dân chủ 1936-1939 và phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945 ở Việt Nam đều khẳng định trong thực tiễn nội dung nào sau đây ? A. Vai trò lãnh đạo quần chúng đấu tranh chính trị và vũ trang của chính đảng cách mạng. B. Tầm quan trọng của công tác xây dựng lực lượng chính trị và căn cứ địa cách mạng. C. Vai trò xung kích của lực lượng vũ trang trong hỗ trợ quần chúng đấu tranh chính trị. D. Bước phát triển của cách mạng trên hai địa bàn chiến lược nông thôn và thành thị. Câu 40: Thực tiễn về mối quan hệ giữa những điều kiện bùng nổ cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 cho thấy biện pháp quyết định để Việt Nam hội nhập quốc tế thành công là phải chú trọng nội dung nào sau đây ? A. Coi trọng quốc phòng, an ninh, chủ động đối phó trong mọi hoàn cảnh. B. Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng cuộc cách mạng 4.0. C. Coi trọng phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc. D. Coi những điều kiện chủ quan luôn giữ vai trò quyết định. HẾT