Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Lịch sử - Mã đề 001 - Trường THPT Trần Quốc Tuấn (Có đáp án)

Câu 4: Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định kẻ thù chủ yếu trước mắt của nhân dân Đông Dương trong thời kì 1936 – 1939 là:
A. thực dân Pháp và tay sai.
B. địa chủ phong kiến và tư sản Việt Nam.
C. đế quốc Pháp và phát xít Nhật.
D. bọn phản động thuộc địa và tay sai.
Câu 5: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, lực lượng quân Đồng minh chiếm đóng ở Nhật Bản từ 1945 đến 1952 là:
A. Anh. B. Liên Xô. C. Pháp. D. Mĩ.
Câu 6: Giai cấp tư sản Việt Nam sau CTTG I phân hóa thành những bộ phận nào sau đây? A. Đại tư sản tài chính, tư sản công thương và tư sản nhỏ.
B. Tư sản hạng trung và nhỏ.
C. Tư sản mại bản và tư sản dân tộc.
D. Đại Tư sản tài chính và tư sản công thương.
docx 8 trang Bảo Ngọc 06/01/2024 2440
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Lịch sử - Mã đề 001 - Trường THPT Trần Quốc Tuấn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_thu_tot_nghiep_thpt_mon_lich_su_ma_de_001_truong_thpt.docx

Nội dung text: Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Lịch sử - Mã đề 001 - Trường THPT Trần Quốc Tuấn (Có đáp án)

  1. SỞ GD & ĐT TỈNH QUẢNG NGÃI KỲ THI TIẾP CẬN THI TỐT NGHIỆM THPT 2022 TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TUẤN Bài thi : Khoa học xã hội; Môn thi: LỊCH SỬ Thời gian làm bài 50 Phút ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 4 trang) Mã đề 001 Họ tên: . Số báo danh: Câu 1: Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5/1941) đã xác định nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân trong giai đoạn này là: A. tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền. B. tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng. C. phát triển Mặt trận Việt Minh tại địa bàn thành phố, thị xã. D. chuẩn bị lực lượng cho khởi nghĩa vũ trang. Câu 2: Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945 là: A. sự quyết tâm, không sợ hi sinh, gian khổ của nhân dân ta B. sự đoàn kết nhất trí của toàn Đảng, toàn dân. C. truyền thống yêu nước của dân tộc. D. sự lãnh đạo tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Câu 3: Tính quyết liệt trong phong trào đấu tranh của nông dân hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh trong tháng 91930 là: A. tập trung tại huyện lị, tỉnh lị đòi giảm sưu, giảm thuế, chia ruộng đất. B. đưa ra các khẩu hiệu phản đối chính sách khủng bố của bọn thực dân và tay sai. C. khẩu hiệu kinh tế kết hợp với khẩu hiệu đấu tranh chính trị. D. biểu tình có vũ trang tự vệ, vũ trang cướp chính quyền địch. Câu 4: Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định kẻ thù chủ yếu trước mắt của nhân dân Đông Dương trong thời kì 1936 – 1939 là:
  2. D. Sự liên minh chiến đấu của 3 nước Đông Dương, sự giúp đỡ của các nước XHCN anh em. Câu 10: Một trong những thành viên thường trực thuộc Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc từ sau 1991 là A. Ấn Độ. B. Đức. C. Liên bang Nga. D. Đại Hàn Dân quốc. Câu 11: Sự ra đời nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1949), thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp ở Việt Nam (1954) và cách mạng Cuba (1959) đã A. cỗ vũ phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh. B. làm sụp đổ hoàn toàn hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ. C. góp phần đánh bại chủ nghĩa thực dân mới trên thế giới. D. hạ nhiệt mối quan hệ giữa hai hệ thống xã hội đối lập. Câu 12: Để chống chiến tranh Đặc biệt của Mĩ ở miền Nam, trong những năm 1961-1965 nhân dân miền Nam đã đẩy mạnh A. cao trào “ Tìm Mĩ mà đánh, tìm Ngụy mà diệt” B. công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. C. phong trào phá Ấp chiến lược khắp nông thôn miền Nam. D. sản xuất để hoàn thành vai trò hậu phương lớn với cả nước. Câu 13: Hội nghị quốc tế để giải quyết các vấn đề quan trọng và cấp bách trong nội bộ phe Đồng minh khi Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc là A. Cairô. B. Manta. C. Pôtxđam. D. Ianta. Câu 14: Thắng lợi trên mặt trận quân sự ở Điện Biên Phủ đã tạo điều kiện thuận lợi cho ta giành thắng lợi trên mặt trận A. chính trị. B. ngoại giao . C. kinh tế. D. văn hóa. Câu 15: Chiến thắng nào sau đây của quân dân ta đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Rơve của Pháp trong cuộc chiến tranh Đông Dương ( 1945-1954) ? A. cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16.
  3. D. thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam. Câu 21: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919-1929), thực dân Pháp A. cho phép kinh tế thuộc địa cạnh tranh với kinh tế Pháp. B. chú trọng xây dựng các nhà máy luyện kim. C. mở mang một số ngành công nghiệp dệt, muối, xay xát. D. đầu tư nhiều vốn cho ngành công nghiệp nặng. Câu 22: Với việc thực hiện kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (12/1950), Pháp - Mĩ đã gây cho ta gặp nhiều khó khăn tại các địa bàn A. biên giới giáp Trung Quốc. B. vùng tự do. C. vùng sau lưng địch. D. căn cứ địa Việt Bắc. Câu 23: Chính sách đối ngoại của Mĩ từ năm 1945 đến năm 1973 là: A. thiết lập trật tự thế giới đơn cực. B. triển khai chiến lược toàn cầu. C. bình thường hóa quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa. D. làm bá chủ khu vực Mĩ Latinh. Câu 24: Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là: A. mâu thuẫn giữa công nhân Việt Nam với tư bản Pháp. B. mâu thuẫn giữa nông dân Việt Nam với tư bản Pháp. C. mâu thuẫn giữa công nhân Việt Nam với tư sản bản xứ. D. mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai. Câu 25: Tình hình kinh tế nước Mĩ từ năm 1973 đến năm 1982 là: A. khủng hoảng và suy thoái. B. bị các nước Tây Âu vượt qua. C. tiếp tục ổn định, phát triển. D. trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất của thế giới. Câu 26: Nội dung nào sau đây không đúng với quyết định của Hội nghị quân sự Bắc Kì tháng 5 năm 1945? A. Phát triển chiến tranh du kích, xây dựng chiến khu chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa. B. Phát động quần chúng nổi dậy tổng khởi nghiã giành chính quyền.
  4. C. Tổ chức thống nhất Châu Phi. D. Liên minh Châu Âu (EU). Câu 33: Kẻ thù trực tiếp của nhân dân miền Nam kể từ tháng 7-1954 là A. chủ nghĩa thực dân kiểu cũ. B. chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. C. chủ nghĩa thực dân kiểu mới. D. chủ nghĩa phát xít. Câu 34: Năm 1950, để can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương, đã Mĩ kí với Pháp A. Hiệp định Giơ-ne-vơ. B. Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt-Mĩ. C. Hiệp định Sơ Bộ. D. Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương. Câu 35: Đường lối thể hiện sự sáng tạo, độc đáo của Đảng ta trong thời kì chống Mĩ cứu nước là A. tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. B. tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược khác nhau ở hai miền. C. thực hiện cuộc cách mạng giải phóng dân tộc trên phạm vi cả nước. D. liên minh chiến đấu cùng Lào và Campuchia chống kẻ thù chung. Câu 36: Nhiệm vụ cách mạng miền Nam sau Hiệp định Giơ-ve –vơ 1954 là A. hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế. B. tiếp tục cuộc kháng chiến chống Pháp. C. tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. D. xây dựng chủ nghĩa xã hội. Câu 37: Lịch sử ghi nhận năm 1960 là “Năm châu Phi” vì A. có 17 quốc gia ở châu Phi giành được độc lập. B. nhân dân châu Phi hoàn thành cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. C. chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi đã bị sụp đổ về cơ bản. D. chế độ phân biệt chủng tộc (Apácthai) đã bị huỷ bỏ ở Nam Phi. Câu 38: Để tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp, năm 1951 Đảng Lao động Việt Nam đã thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt thành A. Mặt trận Dân chủ Việt Nam. B. Mặt trận Việt Liên. C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. D. Mặt trận Liên Việt.