Đề thi thử Tốt nghiệp THPT lần 1 môn Lịch sử - Năm học 2022-2023 - Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Có đáp án)

Câu 9: Ở Việt Nam, phong trào cách mạng 1930 - 1931 và phong trào giải phóng dân tộc 1939 - 1945 có điểm tương đồng nào?
A. Sử dụng bạo lực chính trị của quần chúng nhân dân.
B. Đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít để giải phóng dân tộc.
C. Thành lập được chính quyền cách mạng trên phạm vi cả nước.
D. Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất để giải phóng dân tộc.
Câu 10: Bài học kinh nghiệm nào trong phong trào giải phóng dân tộc (1939 – 1945) được Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vận dụng sáng tạo trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản (1945 – 1946)?
A. Tập trung đấu tranh vào kẻ thù nguy hiểm nhất.
B. Tăng cường sử dụng hình thức đấu tranh vũ trang.
C. Tranh thủ sự ủng hộ của các nước lớn trên thế giới.
D. Đẩy mạnh xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất.
Câu 11: Vào cuối những năm 20 của thế kỉ XX, khuynh hướng vô sản ngày càng chiếm ưu thế trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam vì
A. giải quyết được mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản.
B. đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc.
C. khuynh hướng dân chủ tư sản đã hoàn toàn thất bại.
D. phong trào công nhân đã hoàn toàn mang tính tự giác.
docx 12 trang Bảo Ngọc 06/01/2024 10120
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Tốt nghiệp THPT lần 1 môn Lịch sử - Năm học 2022-2023 - Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_thu_tot_nghiep_thpt_lan_1_mon_lich_su_nam_hoc_2022_20.docx

Nội dung text: Đề thi thử Tốt nghiệp THPT lần 1 môn Lịch sử - Năm học 2022-2023 - Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA LẦN 1 SỞ GD&ĐT HÀ GIANG NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ 12 PHAN BỘI CHÂU Thời gian làm bài: 50 phút Câu 1: Một trong những biện pháp về tài chính nhằm xây dựng chế độ mới ở Việt Nam những năm 1945 - 1946 là A. thành lập Nha Bình dân học vụ. B. mở nhiều lớp học xóa nạn mù chữ. C. quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam. D. mở lại trường học các cấp phổ thông. Câu 2: Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước Tây Âu trong giai đoạn 1950 - 1973? A. Áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất. B. Không bị Chiến tranh thế giới thứ hai tàn phá. C. Sự hợp tác có hiệu quả trong tổ chức liên kết khu vực. D. Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của nhà nước. Câu 3: Sau khi Liên Xô tan rã (1991), quốc gia nào được kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc? A. Anbani. B. Hunggari. C. Rumani. D. Liên bang Nga. Câu 4: Trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1954), Đảng Cộng sản Đông Dương xác định đường lối “kháng chiến toàn dân” xuất phát từ A. yêu cầu mở rộng Mặt trận Dân chủ Đông Dương. B. sự viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa. C. truyền thống toàn dân đánh giặc giữ nước. D. tương quan lực lượng ban đầu có lợi cho ta. Câu 5: Trong cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 – 1954, chiến dịch nào thể hiện tình đoàn kết chiến đấu của quân dân Việt - Lào? A. Việt Bắc. B. Lai Châu. C. Biên giới. D. Thượng Lào. Câu 6: Một trong những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa (từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX) là A. sự ra đời của Hội đồng tương trợ kinh tế. B. sự phát triển của các công ty xuyên quốc gia. C. sự thành lập Tổ chức Hiệp ước Vácsava. D. sự thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương Câu 7: Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng về cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam? A. Kết hợp đấu tranh quân sự, ngoại giao. B. Thực hiện xóa bỏ sự chia cắt đất nước. C. Hoàn thành triệt để nhiệm vụ dân chủ. D. Sử dụng bạo lực vũ trang là chủ yếu. Câu 8: Sự kiện nào dưới đây của tình hình thế giới có ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam trong hơn một năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945? A. Hội nghị Pốtxđam thỏa thuận việc giải giáp quân Nhật ở Đông Dương. B. Cách mạng tháng Mười Nga thành công, nhà nước Xô viết thành lập.2 C. Quốc tế Cộng sản có sự chỉ đạo đối với phong trào cách mạng thế giới. D. Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới lan rộng từ Âu sang Á.
  2. D. Do sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới. Câu 16: Quốc gia nào đã khởi đầu cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp? A. Mĩ B. Đức. C. Pháp.D. Italia. Câu 17: Trong giai đoạn 1939 -1945, tổ chức nào được thành lập ở Việt Nam? A. Việt Nam Quốc dân đảng. B. Tân Việt Cách mạng đảng. C. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. D. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Câu 18: Nhận định nào sau đây là đúng khi đánh giá về tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng (thành lập 12/1927)? A. Tổ chức cách mạng có sự chuyển hóa thành các tổ chức cộng sản. B. Một chính đảng yêu nước, theo khuynh hướng dân chủ tư sản. C. Tổ chức chính trị đầu tiên của Việt Nam theo khuynh hướng tư sản. D. Một tổ chức yêu nước - cách mạng theo khuynh hướng vô sản. Câu 19: Một trong những biểu hiện chứng tỏ phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam là phong trào cách mạng vì A. đã phát triển từ phong trào cải lương thành phong trào chống phát xít. B. đảng Cộng sản Đông Dương được hoạt động công khai trở lại. C. lực lượng vũ trang cách mạng bước đầu hình thành ở một số nơi. D. đã hướng tới mục tiêu chiến lược cuối cùng là giải phóng dân tộc. Câu 20: Chiến thắng Việt Bắc năm 1947 của quân dân Việt Nam đã buộc thực dân Pháp phải chuyển từ chiến lược đánh nhanh thắng nhanh sang A. phòng ngự. B. đánh tiêu hao. C. đánh phân tán. D. đánh lâu dài. Câu 21: Nội dung nào sau đây thuộc nội dung Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 2-1951)? A. Đại hội đã đề ra đường lối đổi mới đất nước. B. Đại hội đã thông qua Báo cáo Bàn về Cách mạng Việt Nam. C. Đại hội đã đề ra đường lối hiện đại hóa đất nước. D. Đại hội đã thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Câu 22: Hoạt động nào sau đây không diễn ra trong phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam? A. Đưa yêu sách về dân sinh. B. Đấu tranh đòi cơm áo. C. Thành lập các Xô viết. D. Đấu tranh đòi quyền tự do. Câu 23: Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945), Liên Xô không đóng quân tại khu vực nào? A. Tây Đức. B. Bắc Triều Tiên. C. Đông Âu. D. Đông Đức. Câu 24: Chiến thắng nào của quân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) đã làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương? A. Biên giới thu - đông (1950). B. Điện Biên Phủ (1954). C. Trung Lào (1953). D. Việt Bắc thu - đông (1947). Câu 25: Một trong những bài học kinh nghiệm rút ra từ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 có thể vận dụng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay là A. chú trọng phát huy sức mạnh ngoại lực làm yếu tố then chốt. B. đa phương hóa quan hệ đối ngoại, tận dụng sự giúp đỡ từ bên ngoài.
  3. Ái Quốc, các đại biểu cuối cùng đều nhất trí lấy tên đảng là A. Đảng Cộng sản Đông Dương. B. Đông Dương Cộng sản đảng. C. An Nam Cộng sản đảng. D. Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 35: Sự kiện lịch sử thế giới nào có ảnh hưởng đến Việt Nam trong những năm 1930 – 1935? A. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. B. Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII. C. Mặt trận nhân dân Pháp lên cầm quyền. D. Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933. Câu 36: Các chiến dịch Việt Bắc (thu - đông 1947), Biên giới (thu - đông 1950) và Điện Biên Phủ (1954) của quân dân Việt Nam có điểm chung nào? A. Làm thất bại các kế hoạch chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp. B. Có sự ủng hộ về vật chất và tinh thần của các nước xã hội chủ nghĩa. C. Làm phá sản chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh của thực dân Pháp. D. Kết hợp hoạt động tác chiến của bộ đội với nổi dậy của quần chúng. Câu 37: Tư tưởng chủ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc giải quyết mối quan hệ Việt - Pháp (từ 6 - 3 - 1946 đến trước 19 - 12 - 1946) là A. đấu trang ngoại giao kết hợp quân sự. B. nhân nhượng có nguyên tắc. C. chỉ đấu tranh ngoại giao. D. đấu tranh trên mặt trận quân sự. Câu 38: Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của nhân dân Việt Nam thời kì 1936 - 1939 là A. chống đế quốc và chống phong kiến. B. khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. C. lật đổ ách thống trị của Pháp - Nhật. D. chống chế độ phản động thuộc địa.6 Câu 39: Sự ra đời của các tổ chức nào đã đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe và chiến tranh lạnh bao trùm cả thế giới? A. ASEAN và Tổ chức Hiệp ước Vácsava. B. Liên minh châu Âu và ASEAN. C. NATO và Tổ chức Hiệp ước Vácsava. D. Hội đồng tương trợ kinh tế và NATO. Câu 40: Nội dung nào sau đây thuộc bối cảnh bùng nổ phong trào Cần Vương vào cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam? A. Giai cấp công nhân tiến hành nhiều cuộc bãi công, biểu tình. B. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại Huế thất bại. C. Giai cấp tư sản tăng cường đấu tranh chống độc quyền. D. Tiểu tư sản tổ chức các cuộc đấu tranh đòi quyền tự do, dân chủ. HẾT HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT 1.C 2.B 3.D 4.C 5.D 6.B 7.D 8.A 9.A 10.A 11.B 12.B 13.A 14.C 15.C 16.A 17.D 18.B 19.D 20.D 21.B 22.C 23.A 24.B 25.C 26.B 27.A 28.A 29.B 30.A 31.A 32.C 33.D 34.D 35.D 36.A 37.B 38.D 39.C 40.B Câu 1 (NB):
  4. Câu 7 (TH): Phương pháp: Loại trừ phương án. Cách giải: Sử dụng bạo lực vũ trang là chủ yếu phản ánh đúng về cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam. Chọn D. Câu 8 (TH): Phương pháp: Loại trừ phương án. Cách giải: Hội nghị Pốtxđam thỏa thuận việc giải giáp quân Nhật ở Đông Dương có ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam trong hơn một năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Theo thoả thuận của hội nghị, quân Trung Hoa Dân Quốc sẽ vào giải giáp quân Nhật từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc và quân Anh sẽ giải giáp quân Nhật từ vĩ tuyến 16 trở và Nam. Sự xuất hiện của hai lực lượng này kéo theo nhiều khó khăn và thách thức cho Việt Nam những năm đầu sau năm 1945. Chọn A. Câu 9 (VD): Phương pháp: So sánh. Cách giải: Ở Việt Nam, phong trào cách mạng 1930 - 1931 và phong trào giải phóng dân tộc 1939 - 1945 có điểm tương đồng là sử dụng bạo lực chính trị của quần chúng nhân dân. Chọn A. Câu 10 (VDC): Phương pháp: Phân tích, rút ra bài học kinh nghiệm. Cách giải: Trong phong trào giải phóng dân tộc (1939 – 1945), trước sự thay đổi của tình hình thế giới và trong nước, Đảng quyết định gác lại cách mạng ruộng đất, tập trung mũi nhọn vào kẻ thù nhằm giải phóng dân tộc và giành độc lập. Bài học về tập trung đấu tranh vào kẻ thù nguy hiểm nhất của cách mạng tháng Tám là bài học quý giá được Đảng và Chính phủ vận dụng sáng tạo trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản (1945 – 1946). Trước những phân tích về hoàn cảnh cụ thể, trong giai đoạn này, kẻ thù nguy hiểm nhất của ta là thực dân Pháp. Vì vậy, Đảng và Chính phủ đã có nhiều sách lược để hoà hoãn, nhân nhượng với Pháp trước khi bước vào một cuộc chiến trường kì. Chọn A. Câu 11 (TH): Phương pháp: Giải thích. Cách giải: Vào cuối những năm 20 của thế kỉ XX, khuynh hướng vô sản ngày càng chiếm ưu thế trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam vì đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc. Chọn B. Câu 12 (NB):
  5. Phương pháp: Loại trừ phương án. Cách giải: Một chính đảng yêu nước, theo khuynh hướng dân chủ tư sản là nhận định đúng khi đánh giá về tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng (thành lập 12/1927). Chọn B. Câu 19 (TH): Phương pháp: Giải thích. Cách giải: Một trong những biểu hiện chứng tỏ phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam là phong trào cách mạng vì đã hướng tới mục tiêu chiến lược cuối cùng là giải phóng dân tộc. Chọn D. Câu 20 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Chiến thắng Việt Bắc năm 1947. Cách giải: Chiến thắng Việt Bắc năm 1947 của quân dân Việt Nam đã buộc thực dân Pháp phải chuyển từ chiến lược đánh nhanh thắng nhanh sang đánh lâu dài. Chọn D. Câu 21 (TH): Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án. Cách giải:11 Đại hội đã thông qua Báo cáo Bàn về Cách mạng Việt Nam thuộc nội dung Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 2-1951). Chọn B. Câu 22 (TH): Phương pháp: Loại trừ phương án. Cách giải: Thành lập các Xô viết không diễn ra trong phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam. Chọn C. Câu 23 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Hội nghị Ianta (2-1945). Cách giải: Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945), Liên Xô không đóng quân tại khu vực Tây Đức. Chọn A. Câu 24 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung chiến dịch Điện Biên Phủ. Cách giải: Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) của quân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) đã làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương. Chọn B.