Đề thi thử Tốt nghiệp THPT lần 1 môn Lịch sử năm 2021 - Trường THPT Hồng Lĩnh (Có đáp án)

Câu 10. Sự kiện nào dưới đây đánh dấu sự khởi sắc của tổ chức ASEAN?
A. 10 nước Đông Nam Á tham gia vào tổ chức năm 1999.
B. Vấn đề Cam-pu-chia được giải quyết năm 1989.
C. Việt Nam gia nhập vào tổ chức năm 1995.
D. Hiệp ước Ba-li được kí kết năm 1976.
Câu 11. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần Vương là gì?
A. Phong trào diễn ra rời rạc, lẻ tẻ.
B. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và sự chỉ huy thống nhất.
C. Triều đình đã đầu hàng thức dân Pháp.
D. Thực dân Pháp mạnh và đã củng cố được nền thống trị ở Việt Nam.
Câu 12. Nhận định nào sau đây đánh giá đúng sự phát triển kinh tế Nhật Bản từ những năm 60 của thế kỷ XX trở đi?
A. Sự phát triển "thần kì”. B. Sự phát triển nhảy vọt.
C. Sự phát nhanh chóng. D. Sự phát triển mạnh mẽ.
doc 5 trang Bảo Ngọc 06/01/2024 1960
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Tốt nghiệp THPT lần 1 môn Lịch sử năm 2021 - Trường THPT Hồng Lĩnh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_tot_nghiep_thpt_lan_1_mon_lich_su_nam_2021_truong.doc

Nội dung text: Đề thi thử Tốt nghiệp THPT lần 1 môn Lịch sử năm 2021 - Trường THPT Hồng Lĩnh (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THPT HỒNG LĨNH KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2021, LẦN THỨ 1 Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI (Đề thi có 04 trang) Môn thi thành phần: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1. Sự kiện nào dưới đây đánh dấu Chiến tranh lạnh kết thúc? A. Cuộc gặp không chính thức giữa Busơ và Goocbachốp tại đảo Manta (12-1989). B. Định ước Henxinki năm 1975. C. Hiệp ước về hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM) năm 1972. D. Hiệp định về một giải pháp toàn diện cho vấn đề Campuchia (10-1991). Câu 2. Trong giai đoạn 1945-1950, các nước Tây âu có điểm chung trong chính sách đối ngoại đó là A. mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới. B. liên minh chặt chẽ với Mỹ. C. Phát triển quan hệ với Liên xô. D. phát triển quan hệ với Châu Á. Câu 3. Nguyên nhân nào quyết định thúc đẩy kinh tế Mỹ phát triển mạnh mẽ sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Nhờ áp dụng những thành tựu KHKT hiện đại. B. Nhờ quân sự hóa nền kinh tế. C. Nhờ trình độ tập trung sản xuất, tập trung tư bản cao. D. Nhờ tài nguyên thiên nhiên phong phú. Câu 4. Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đã đi đầu trong lĩnh vực A. sản xuất nông nghiệp. B. công nghiệp nặng. C. công nghiệp vũ trụ. D. công nghiệp nhẹ. Câu 5. Phan Châu Trinh chủ trương giải phóng dân tộc bằng con đường nào? A. Đưa thanh niên sang Nhật Bản để học tập. B. Bạo lực vũ trang để giành độc lập. C. Đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang. D. Cải cách kinh tế, xã hội. Câu 6. Điều kiện khách quan thuận lợi đối với cuộc đấu tranh giành độc lập ở các nước Đông Nam Á vào giữa tháng 8-1945 là gì? A. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh. B. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. C. Quân Đồng minh tiến công mạnh mẽ vào các vị trí của quân đội Nhật. D. Quân Đồng minh đánh thắng phát xít Đức. Câu 7. Thất bại nặng nề nhất của Mĩ trong "chiến lược toàn cầu" là A. thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949. B. thắng lợi của cách mạng Hồi giáo I-ran năm 1979. C. thắng lợi của cách mạng Việt Nam năm 1975. D. thắng lợi của cách mạng Cu-ba năm 1959. Câu 8. Chính sách đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai xuất phát A. muốn tiêu diệt Liên Xô và các nước XHCN. B. muốn nô dịch các nước Đồng minh. C. từ tham vọng mở rộng thuộc địa của mình. D. từ tham vọng làm bá chủ thế giới. Câu 9. Năm 1960 đã đi vào lịch sử với tên gọi là "Năm châu Phi" vì A. châu Phi là "Lục địa mới trỗi dậy".
  2. D. Phóng tàu vũ trụ đưa I. Gagarin bay vòng quanh trái đất. Câu 19. Hội đồng Bảo an có vai trò như thế nào trong tổ chức Liên hợp quốc? A. Giữ vai trò cố vấn.B. Là quan sát viên. C. Phải phục tùng Đại hội đồng.D. Giữ vai trò trọng yếu. Câu 20. Biến đổi cơ bản ở khu vực Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay là gì? A. Tham gia vào tổ chức Liên hợp quốc.B. Trở thành các nước công nghiệp mới. C. Lần lượt gia nhập ASEAN.D. Từ thuộc địa trở thành nước độc lập. Câu 21. Đường lối đối ngoại của Campuchia từ 1954 đến đầu năm 1970 là gì? A. Trung lập tích cực.B. Nhận viện trợ từ các nước. C. Xâm lược các nước láng giềng.D. Hòa bình, trung lập. Câu 22. Thành tựu cơ bản mà Liên Xô đạt được trong giai đoạn 1950 - 1973 là gì? A. Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới. B. Là nước đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái. C. Chế tạo thành công bom nguyên tử. D. Là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái Đất. Câu 23. Đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển kinh tế Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Vai trò điều tiết kinh tế có hiệu quả của nhà nước. B. Các công ti, tập đoàn tư bản có sức sản xuất và cạnh tranh hiệu quả. C. Hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ của cộng đồng các nước châu Âu (EC). D. Áp dụng thành tựu khoa học-kĩ thuật. Câu 24. Hội nghị Ianta (2-1945) được triệu tập trong bối cảnh lịch sử nào dưới đây? A. Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc. B. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. C. Chiến tranh thế giới thứ hai đang diễn ra quyết liệt. D. Chiến tranh thế giới thứ hai mới bùng nổ. Câu 25. Nhật Bản trở thành siêu cường tài chính số 1 của thế giới A. nữa sau những năm 70 của thế kỷ XX.B. đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX. C. đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX.D. từ nữa sau những năm 80 của thế kỷ XX. Câu 26. Sự kiện sau đây đánh dấu Châu Phi đã hoàn thành cơ bản cuộc đấu tranh đánh đổ nền thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ? A. Nam Phi tuyên bố độc lập. B. Ăngôla tuyên bố độc lập. C. Namibia tuyên bố độc lập. D. Angiêri tuyên bố độc lập. Câu 27. Từ năm 1946 đến năm 1949 ở Trung Quốc đã diễn ra cuộc nội chiến giữa A. Quốc dân Đảng và thế lực thân Mĩ. B. Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản. C. Đảng cộng sản và thế lực thân Mĩ. D. Đảng cộng sản với các lực lượng quân phiệt miền bắc. Câu 28. Đối với các nhà yêu nước tiền bối, Nguyễn Tất Thành có thái độ như thế nào? A. Không tán thành con đường cứu nước của họ. B. Khâm phục tinh thần yêu nước của họ. C. Rất tán thành con đường cứu nước của họ. D. Khâm phục tinh thần yêu nước nhưng không tán thành con đường cứu nước của họ. Câu 29. Chính sách đối ngoại của Liên Xô thực hiện từ 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX là
  3. Câu 39. Điểm khác biệt giữa Liên xô và các nước đế quốc trong thời kỳ 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX là gì? A. Thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới. B. Thực hiện các cải cách dân chủ. C. Nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, đẩy mạnh phát triển kinh tế. D. Chế tạo ra nhiều vũ khí và trang bị kỹ thuật hiện đại. Câu 40. Vai trò địa vị quốc tế của Liên bang Nga sau khi Liên Xô tan rã là gì? A. Ủy viên thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. B. Nga tiếp tục giữ vai trò là một đối trọng về quân sự với Mĩ. C. Nga tiếp tục giữ vững địa vị của một cường quốc Âu - Á. D. Nga không giữ vai trò chủ yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới. HẾT ĐÁP ÁN 1 A 6 A 11 B 16 D 21 D 26 B 31 C 36 D 2 B 7 C 12 A 17 B 22 A 27 B 32 C 37 D 3 A 8 D 13 C 18 D 23 B 28 D 33 B 38 B 4 C 9 C 14 C 19 D 24 B 29 D 34 B 39 A 5 D 10 D 15 B 20 C 25 D 30 B 35 D 40 A Mời bạn đọc tham khảo thêm tài liệu học tập lớp 12 tại đây: