Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1 môn Lịch sử - Mã đề 301 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT chuyên Phan Ngọc Hiển (Có đáp án)

Câu 12: Trong công cuộc khôi phục kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ 1945 đến nửa đầu thập niên
70), Liên Xô không đạt thành tựu nào dưới đây?
A. Chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền của Mĩ.
B. Khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai.
C. Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới.
D. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo và tàu vũ trụ có người lái.
Câu 13: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929), thực dân Pháp mở rộng ngành công
nghiệp chế biến ở Việt Nam vì
A. tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có và nhân công dồi dào.
B. là ngành kinh tế thu được nhiều lợi nhuận cho nước Pháp.
C. đây là ngành kinh tế chủ đạo của xứ thuộc địa ở Việt Nam.
D. có thể tận dụng được nguồn nhân công rẻ mạt ở xứ thuộc địa.
pdf 5 trang Bảo Ngọc 09/01/2024 2280
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1 môn Lịch sử - Mã đề 301 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT chuyên Phan Ngọc Hiển (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_thpt_quoc_gia_lan_1_mon_lich_su_ma_de_301_nam_hoc.pdf

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1 môn Lịch sử - Mã đề 301 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT chuyên Phan Ngọc Hiển (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CÀ MAU KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 THPT CHUYÊN PHAN NGỌC HIỂN NĂM HỌC 2019-2020 (Đề có 04 trang) BÀI THI: KHXH – MÔN THI: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề. Họ và tên học sinh: ; Số báo danh: Mã đề: 301 Câu 1: Căn cứ địa cách mạng đầu tiên của Việt Nam trong giai đoạn 1939 - 1945 là A. Thái Nguyên. B. Bắc Kạn. C. Tân Trào - Tuyên Quang. D. Bắc Sơn - Võ Nhai. Câu 2: Những quốc gia ở khu vực Đông Nam Á tham gia sáng lập tổ chức ASEAN (1967) là A. Philippin, Singapo, Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia. B. Việt Nam, Philippin, Singapo, Thái Lan, Inđônêxia. C. Malaixia, Philippin, Mianma, Thái Lan, Inđônêxia. D. Philippin, Singapo, Thái Lan, Inđônêxia, Brunây. Câu 3: Sự kiện nào được coi là khởi đầu của Chiến tranh lạnh? A. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ra đời (1949). B. Mĩ đưa ra Kế hoạch phục hưng châu Âu (6/1947). C. Thông điệp của Tổng thống Mĩ Truman (3/1947). D. Hội đồng SEV (1949) và tổ chức Vácsava ra đời (1955). Câu 4: Một trong những nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc là A. không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào. B. hợp tác, bình đẳng dựa trên cơ sở các bên cùng có lợi. C. không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực đối với nhau. D. đẩy mạnh hợp tác quốc tế giữa các nước. Câu 5: Trong quá trình chuẩn bị lực lượng tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền (1941 - 1945), một trong những nhiệm vụ cấp bách của Đảng Cộng sản Đông Dương là vận động quần chúng tham gia A. Hội Liên Việt. B. các Ủy ban hành động. C. Mặt trận Việt Minh. D. các Hội Phản đế. Câu 6: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã A. đưa nhân dân Nga lên làm chủ vận mệnh của mình. B. dẫn đến tình trạng hai chính quyền song song tồn tại. C. giúp Nga đẩy lùi được nguy cơ ngoại xâm và nội phản. D. giúp Nga hoàn thành mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Câu 7: Trong phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam (1919 – 1930), tổ chức chính trị nào dưới đây không thuộc khuynh hướng vô sản? A. An Nam cộng sản đảng. B. Cộng sản đoàn. C. Tâm tâm xã. D. Đông Dương cộng sản đảng. Câu 8: Trong hai cuộc khai thác thuộc địa ở Đông Dương, thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành kinh tế nào? A. Nông nghiệp B. Công nghiệp C. Thủ công nghiệp D. Thương nghiệp Câu 9: Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi, trên thực tế nhân dân Việt Nam giành chính quyền từ A. thực dân Pháp và tay sai. B. thực dân Pháp. C. phát xít Nhật và tay sai. D. thực dân Pháp và phát xít Nhật. Câu 10: “Lục địa mới trỗi dậy” là cụm từ dùng để diễn tả phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở A. khu vực Mĩ Latinh. B. châu Phi. C. châu Á. D. khu vực Đông Nam Á. Câu 11: “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói” là khẩu hiệu được Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra trong phong trào đấu tranh nào? A. Phong trào dân chủ 1936 – 1939. B. Cách mạng Tháng Tám năm 1945. C. Cao trào cách mạng 1930 - 1931. D. Cao trào kháng Nhật cứu nước. Trang 1/4 - Mã đề 301 -
  2. Câu 22: Sự ra đời của hai tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO, 1949) và Hiệp ước Vácsava (1955) là hệ quả trực tiếp của A. các cuộc chiến tranh cục bộ lớn trên thế giới. B. xung đột vũ trang giữa Tây Âu và Đông Âu. C. tham vọng làm bá chủ thế giới của Mĩ. D. cuộc Chiến tranh lạnh do Mĩ phát động. Câu 23: Nhân tố hàng đầu chi phối quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX là gì? A. Mĩ xâm lược Việt Nam. B. Cuộc Chiến tranh lạnh. C. Trật tự hai cực Ianta. D. Xu thế toàn cầu hóa. Câu 24: Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược (1858 – 1884) của nhân dân Việt Nam có đặc điểm gì nổi bật? A. Hình thành được mặt trận thống nhất do các văn thân, sĩ phu tiến bộ lãnh đạo. B. Lan rộng từ Bắc vào Nam theo sự mở rộng địa bàn xâm lược của thực dân Pháp. C. Có sự kết hợp chặt chẽ đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị và ngoại giao. D. Đi từ chống ngoại xâm đến kết hợp chống ngoại xâm và phong kiến đầu hàng. Câu 25: Ý nào dưới đây là nhận định đúng về lí do Nguyễn Ái Quốc quyết định chọn Cao Bằng là nơi xây dựng căn cứ địa cách mạng ? A. Đồng bào dân tộc Tày rất yêu nước và trung thành với cách mạng. B. Cao Bằng hội tụ đủ yếu tố thiên thời, địa lợi và nhân hòa. C. Nơi đây có điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển lực lượng. D. Nơi đây hội tụ yếu tố địa lợi và nhân hòa để xây dựng lực lượng. Câu 26: Một trong những điểm giống nhau của phong trào cách mạng 1930 – 1931 và phong trào 1936 – 1939 ở Việt Nam là A. đều huy động lực lượng của toàn dân tộc để cùng tham gia đấu tranh. B. đều để lại cho Đảng bài học kinh nghiệm quý báu về giành và giữ chính quyền. C. đều thành lập mặt trận dân tộc để tập hợp đông đảo quần chúng đấu tranh. D. đều xác định nhiệm vụ chiến lược là chống đế quốc, chống phong kiến. Câu 27: Một trong những tác động to lớn của phong trào giải phóng dân tộc đối với quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. đưa tới xu thế hòa hoãn Đông – Tây. B. ảnh hưởng đến xu thế toàn cầu. C. góp phần kết thúc Chiến tranh lạnh. D. đã giải trừ được chủ nghĩa thực dân. Câu 28: Một trong những điểm khác nhau giữa xu hướng cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh những năm đầu thế kỷ XX là về A. mục đích cứu nước. B. chủ trương cứu nước. C. động cơ cứu nước. D. khuynh hướng cứu nước. Câu 29: Lực lượng đóng vai trò chủ yếu nhất trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 ở Việt Nam là A. lực lượng vũ trang. B. lực lượng chính trị. C. giai cấp nông dân. D. giai cấp công nhân. Câu 30: Một điểm tương đồng về sự phát triển kinh tế của Liên Xô và Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Cả hai nước là trụ cột của trật tự thế giới “hai cực Ianta”, chi phối các quan hệ quốc tế. B. Nhờ sự phát triển kinh tế và khoa học, hai nước đều đi tiên phong trong chinh phục vũ trụ. C. Dù hoàn cảnh khác nhau nhưng cả hai đều trở thành cường quốc kinh tế đứng đầu thế giới. D. Dù đối đầu nhưng cả hai quốc gia đều đóng vai trò trụ cột trong tổ chức Liên hợp quốc. Câu 31: Yếu tố nào tạo thời cơ để Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam diễn ra nhanh chóng và ít đổ máu? A. Nhân dân sẵn sàng khởi nghĩa. B. Phát xít Nhật đầu hành Đồng minh. C. Điều kiện chủ quan thuận lợi. D. Sự lãnh đạo kịp thời của Đảng. Câu 32: Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về vai trò của Mặt trận Việt Minh từ khi thành lập đến Cách mạng tháng Tám năm 1945? A. Cùng với Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền. B. Phối kết hợp với lực lượng quân Đồng minh cùng tham gia giành chính quyền. C. Tham gia xây dựng lực lượng vũ trang và tập dợt quần chúng nhân dân đấu tranh. D. Góp phần xây dựng lực lượng chính trị hùng hậu cho việc giành chính quyền. Trang 3/4 - Mã đề 301 -
  3. PHIẾU ĐÁP ÁN THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 - MÔN LỊCH SỬ CÂU/MÃ ĐỀ 301 302 303 304 305 306 307 1 D C B B B B B 2 A A A A B D B 3 C B C B A C B 4 A C A C D C D 5 C D C B B B A 6 A B C D B B C 7 C D C C A C D 8 A C D D D C B 9 C B D B B B A 10 B D C B D A A 11 D A B C A B D 12 B D C D D D A 13 A B C A C B A 14 D D B D B D B 15 C D B C A C C 16 C D D B B C B 17 C B C B A D D 18 B C A C C B D 19 D D D A A C C 20 A C D C B A C 21 C B D D A A A 22 D D D C A D A 23 B D A A B A D 24 D D C C A D B 25 B A A C A B B 26 D A D D B D C 27 D A D D A A B 28 B A D D B A C 29 B A C D D B A 30 C B B D C C C 31 B C A A D A B 32 B D B B D D B 33 C A C B A C C 34 B D B D A B C 35 B D D A D D A 36 D C D D B C C 37 C C D B A B C 38 C B A C D A D 39 A C C B C B B 40 C C B D B D D