Đề thi khảo sát chất lượng Tốt nghiệp THPT lần 1 môn Lịch sử - Mã đề 132 - Trường THPT chuyên Lam Sơn (Có đáp án)

Câu 6: Yếu tố quốc tế tác động trực tiếp đến việc kí kết Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập
lại hòa bình ở Đông Dương (1954) là
A. xu thế toàn cầu hóa xuất hiện. B. sự hòa hoãn giữa các nước lớn.
C. chiến tranh Triều Tiên bùng nổ. D. xu thế hòa hoãn Đông - Tây xuất hiện.
Câu 7: Những hoạt động cứu nước ban đầu của Nguyễn Tất Thành (1911 - 1918) có tác dụng như thế
nào?
A. Đây là quá trình khảo sát lí luận của chủ nghĩa Mác - Lênin.
B. Đây là quá trình tìm hiểu thông tin của các nước tư bản phương Tây.
C. Đây là quá trình kết nối giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới.
D. Đây là quá trình khảo sát thực tiễn để tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.
pdf 5 trang Bảo Ngọc 09/01/2024 3380
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng Tốt nghiệp THPT lần 1 môn Lịch sử - Mã đề 132 - Trường THPT chuyên Lam Sơn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_khao_sat_chat_luong_tot_nghiep_thpt_lan_1_mon_lich_su.pdf

Nội dung text: Đề thi khảo sát chất lượng Tốt nghiệp THPT lần 1 môn Lịch sử - Mã đề 132 - Trường THPT chuyên Lam Sơn (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA KÌ THI KSCL CÁC MÔN THI TỐT NGHIỆP THPT- LẦN 1 TRƯỜNG THPT CHUYÊN LAM SƠN NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn thi: Lịch sử ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi:11/1/2023 (Đề thi có 04 trang) Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề) Mã đề: 132 Họ và tên thí sinh Số báo danh Câu 1: Sự kiện chấm dứt vai trò lịch sử của Việt Nam Quốc dân đảng và khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản ở Việt Nam là A. sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản (1929). B. sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái (1930). C. vụ mưu sát trùm mộ phu Badanh ở Hà Nội. (1929). D. sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930). Câu 2: Hoạt động nào của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên gắn liền với vai trò của Nguyễn Ái Quốc? A. Lãnh đạo công nhân đấu tranh. B. Thực hiện phong trào “vô sản hóa”. C. Mở lớp đào tạo cán bộ, ra báo Thanh niên. D. Tiến hành Đại hội lần thứ nhất tại Hương Cảng. Câu 3: Giai cấp nào trong xã hội Việt Nam ra đời từ quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và phát triển mạnh sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Công nhân. B. Nông dân. C. Tư sản. D. Tiểu tư sản. Câu 4: Phong trào cách mạng Việt Nam từ 1919 đến 1930 có điểm giống so với phong trào yêu nước những năm đầu thế kỉ XX là A. khuynh hướng dân chủ tư sản bao trùm. B. xuất hiện khuynh hướng vô sản. C. bổ sung thêm các lực lượng xã hội mới. D. quan niệm về vận động cứu nước. Câu 5: Trong những năm 1973 - 1982, nền kinh tế Mĩ lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái chủ yếu là do A. tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới. B. tác động của phong trào giải phóng dân tộc thế giới. C. sự cạnh tranh của Nhật Bản và các nước Tây Âu. D. Mĩ kí Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam. Câu 6: Yếu tố quốc tế tác động trực tiếp đến việc kí kết Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương (1954) là A. xu thế toàn cầu hóa xuất hiện. B. sự hòa hoãn giữa các nước lớn. C. chiến tranh Triều Tiên bùng nổ. D. xu thế hòa hoãn Đông - Tây xuất hiện. Câu 7: Những hoạt động cứu nước ban đầu của Nguyễn Tất Thành (1911 - 1918) có tác dụng như thế nào? A. Đây là quá trình khảo sát lí luận của chủ nghĩa Mác - Lênin. B. Đây là quá trình tìm hiểu thông tin của các nước tư bản phương Tây. C. Đây là quá trình kết nối giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. D. Đây là quá trình khảo sát thực tiễn để tìm ra con đường cứu nước đúng đắn. Câu 8: Nội dung nào không phản ánh đúng thành tựu mà nhân dân Ấn Độ đạt được trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước sau khi giành được độc lập? A. Dẫn đầu thế giới trong các lĩnh vực công nghiệp vũ trụ, công nghiệp hạt nhân. B. Đứng hàng thứ 10 trong những nước sản xuất công nghiệp lớn nhất thế giới. C. Từ năm 1995 trở thành nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ ba trên thế giới. D. Trở thành một trong những cường quốc sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới. Trang 1/4 - Mã đề thi 132 -
  2. D. Các nước tiến hành cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc. Câu 19: Khuynh hướng cách mạng vô sản ngày càng thắng thế trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam cuối những năm 20 của thế kỉ XX vì A. đưa phong trào công nhân phát triển hoàn toàn tự giác. B. đã giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân. C. đã thu hút tư sản tham gia đấu tranh giải phóng dân tộc. D. đã đặt ra yêu cầu giải phóng dân tộc gắn với giải phóng giai cấp. Câu 20: Nhận xét nào sau đây phản ánh không đúng đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật từ những năm 40 của thế kỉ XX? A. Khoa học tham gia trực tiếp vào sản xuất. B. Cách mạng khoa học gắn liền với cách mạng kĩ thuật. C. Khoa học đi trước mở đường và tồn tại độc lập với kĩ thuật. D. Thời gian từ phát minh khoa học đến ứng dụng vào sản xuất được rút ngắn. Câu 21: Đông Dương Cộng sản liên đoàn ra đời (9/1929) từ sự chuyển hóa của tổ chức A. Đảng Lập hiến. B. Tân Việt cách mạng Đảng. C. Việt Nam Quốc dân đảng. D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Câu 22: Trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam những năm 1919 - 1925, tư tưởng đấu tranh của nhóm Trung Bắc tân văn là A. cộng hòa. B. quân chủ lập hiến. C. cải lương. D. trực trị. Câu 23: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền công nghiệp Nhật Bản phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu, nhiên liệu nhập khẩu vì A. bị Mĩ và Tây Âu cạnh tranh. B. mất cân đối giữa công nghiệp và nông nghiệp. C. tài nguyên khoáng sản nghèo nàn. D. cơ cấu vùng kinh tế không cân đối. Câu 24: Quốc gia đi đầu trong lĩnh vực công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. Liên Xô. B. Mĩ và Nhật Bản. C. Mĩ và Nga. D. Mĩ và Trung Quốc. Câu 25: Thực chất của quan hệ quốc tế trong phần lớn thời gian nửa sau thế kỉ XX là sự chi phối của A. trật tự “đa cực” nhiều trung tâm. B. trật tự 2 cực Ianta. C. Chiến tranh lạnh giữa Mĩ và Liên Xô. D. trật tự “đơn cực” do Mĩ cầm đầu. Câu 26: Theo thỏa thuận của Hội nghị Ianta (2/1945), quốc gia nào ở châu Á giữ nguyên trạng? A. Nêpan. B. Thái Lan. C. Mông Cổ. D. Iran. Câu 27: Điểm khác biệt của cao trào kháng Nhật cứu nước (từ tháng 3 đến tháng 8 năm 1945) so với phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam là A. cuộc tập dượt cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. B. có tác dụng chuẩn bị trực tiếp cho Tổng khởi nghĩa thắng lợi. C. sử dụng các hình thức đấu tranh phong phú, quyết liệt. D. chuẩn bị lực lượng cho Cách mạng tháng Tám năm 1945. Câu 28: Ý nào dưới đây không phản ánh đúng về nguyên nhân tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu (1988 - 1991)? A. Chế độ xã hội chủ nghĩa không phù hợp với các nước châu Âu. B. Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cơ chế quan liêu. C. Không bắt kịp sự phát triển của khoa học - kĩ thuật tiên tiến. D. Sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước. Câu 29: Căn cứ địa cách mạng đầu tiên của Việt Nam trong giai đoạn 1939 - 1945 là A. Thái Nguyên. B. Cao Bằng. C. Tân Trào - Tuyên Quang. D. Bắc Sơn - Võ Nhai. Câu 30: Cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là A. sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. B. phong trào cách mạng 1930 - 1931. Trang 3/4 - Mã đề thi 132 -
  3. mamon made Cau dapan Lịch sử 132 1 B Lịch sử 132 2 C Lịch sử 132 3 A Lịch sử 132 4 C Lịch sử 132 5 A Lịch sử 132 6 B Lịch sử 132 7 D Lịch sử 132 8 A Lịch sử 132 9 A Lịch sử 132 10 D Lịch sử 132 11 B Lịch sử 132 12 D Lịch sử 132 13 B Lịch sử 132 14 D Lịch sử 132 15 C Lịch sử 132 16 B Lịch sử 132 17 C Lịch sử 132 18 A Lịch sử 132 19 D Lịch sử 132 20 C Lịch sử 132 21 B Lịch sử 132 22 D Lịch sử 132 23 C Lịch sử 132 24 A Lịch sử 132 25 B Lịch sử 132 26 C Lịch sử 132 27 B Lịch sử 132 28 A Lịch sử 132 29 D Lịch sử 132 30 B Lịch sử 132 31 C Lịch sử 132 32 D Lịch sử 132 33 C Lịch sử 132 34 C Lịch sử 132 35 D Lịch sử 132 36 A Lịch sử 132 37 A Lịch sử 132 38 D Lịch sử 132 39 B Lịch sử 132 40 A