Đề thi khảo sát chất lượng môn Lịch sử Lớp 12 - Mã đề 101 - Năm học 2019-2020 - Sở GD và ĐT Vĩnh Phúc (Có đáp án)

Câu 6: Việc Mĩ thực hiện “Kế hoạch Mácsan” (6-1947) đã
A. đánh dấu sự xác lập của cục diện hai phe, hai cực.
B. đánh dấu chiến tranh lạnh bao trùm toàn thế giới.
C. tạo nên sự cân bằng chiến lược về sức mạnh kinh tế giữa Mĩ và Liên Xô.
D. tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế và chính trị giữa Đông Âu và Tây Âu.
Câu 7: Trong đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12 năm 1986), về kinh tế, Đảng chủ trương
A. chuyển từ nền kinh tế thị trường sang nền kinh tế kế hoạch hóa.
B. tiếp tục duy trì cơ chế quản lí kinh tế tập trung.
C. thực hiện triệt để công cuộc cải cách ruộng đất.
D. phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa
pdf 5 trang Bảo Ngọc 09/01/2024 1860
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng môn Lịch sử Lớp 12 - Mã đề 101 - Năm học 2019-2020 - Sở GD và ĐT Vĩnh Phúc (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_khao_sat_chat_luong_mon_lich_su_lop_12_ma_de_101_nam.pdf

Nội dung text: Đề thi khảo sát chất lượng môn Lịch sử Lớp 12 - Mã đề 101 - Năm học 2019-2020 - Sở GD và ĐT Vĩnh Phúc (Có đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 12 NĂM HỌC 2019 – 2020 MÔN: LỊCH SỬ ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề (Đề thi có 04 trang) Mã đề thi: 101 Họ và tên thí sinh: SBD: Câu 1: Sự kiện nào sau đây đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác? A. Sự ra đời Cộng sản đoàn (2-1925). B. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son (8-1925). C. Công hội bí mật được thành lập ở Sài Gòn - Chợ Lớn (1920). D. Sự ra đời Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6-1925). Câu 2: Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là tờ báo A. An Nam trẻ. B. Búa liềm. C. Chuông rè. D. Thanh niên. Câu 3: Trong phong trào cách mạng 1930-1931, Xô viết Nghệ - Tĩnh đã thực hiện chính sách nào sau đây? A. Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. B. Cải tạo xã hội chủ nghĩa. C. Chia ruộng đất công cho dân cày nghèo. D. Cải cách ruộng đất. Câu 4: Từ năm 1950 đến năm 1973, nền kinh tế của các nước tư bản chủ yếu ở Tây Âu có biểu hiện nào sau đây? A. Phục hồi và phát triển. B. Phát triển không ổn định. C. Phát triển nhanh chóng. D. Suy thoái, khủng hoảng. Câu 5: Thời cơ “ngàn năm có một” để nhân dân Việt Nam tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 xuất hiện khi A. quân Đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân đội Nhật. B. Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương. C. phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện. D. quân Đồng minh tiến công quân Nhật ở châu Á - Thái Bình Dương. Câu 6: Việc Mĩ thực hiện “Kế hoạch Mácsan” (6-1947) đã A. đánh dấu sự xác lập của cục diện hai phe, hai cực. B. đánh dấu chiến tranh lạnh bao trùm toàn thế giới. C. tạo nên sự cân bằng chiến lược về sức mạnh kinh tế giữa Mĩ và Liên Xô. D. tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế và chính trị giữa Đông Âu và Tây Âu. Câu 7: Trong đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12 năm 1986), về kinh tế, Đảng chủ trương A. chuyển từ nền kinh tế thị trường sang nền kinh tế kế hoạch hóa. B. tiếp tục duy trì cơ chế quản lí kinh tế tập trung. C. thực hiện triệt để công cuộc cải cách ruộng đất. D. phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Câu 8: Năm 1963, quân dân miền Nam Việt Nam giành thắng lợi vang dội trong trận A. Ấp Bắc (Mĩ Tho). B. Bình Giã (Bà Rịa). C. An Lão (Bình Định). D. Ba Gia (Quảng Ngãi). Câu 9: Thực hiện kế hoạch Rơve, từ năm 1949 Pháp tiến hành A. chiến tranh tổng lực bình định vùng tạm chiếm. B. tập trung lực lượng ở đồng bằng Bắc Bộ. C. tiến công chiến lược ở Nam Đông Dương. D. tăng cường tuyến phòng thủ trên đường số 4. Câu 10: Bản chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (12-3-1945) đã xác định kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là A. tư sản mại bản. B. thực dân Pháp. C. phát xít Nhật. D. địa chủ phong kiến. Câu 11: Năm 1947, thực dân Anh thực hiện “phương án Maobáttơn” chia Ấn Độ thành hai quốc gia dựa trên cơ sở nào? A. Chính trị. B. Quân sự. C. Tôn giáo. D. Kinh tế. Trang 1/4 - Mã đề thi 101 -
  2. Câu 24: Một trong những nội dung của Chính sách kinh tế mới (1921) ở nước Nga Xô viết là A. không thực hiện chế độ thu thuế lương thực. B. thực hiện chế độ trưng thu lương thực thừa. C. tập trung khôi phục công nghiệp nhẹ. D. thực hiện chế độ thu thuế lương thực. Câu 25: Thắng lợi nào sau đây của quân dân Việt Nam đã buộc Mĩ phải chấp nhận đến đàm phán ở Pari để bàn về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam? A. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968). B. Trận “Điện Biên Phủ trên không” (1972). C. Chiến thắng Vạn Tường (1965). D. Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào (1971). Câu 26: Trong thời kỳ 1954-1975, thắng lợi nào của quân dân miền Nam mở ra khả năng đánh thắng chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ? A. Bình Giã (1964). B. Ấp Bắc (1963). C. Vạn Tường (1965). D. Mậu Thân (1968). Câu 27: Trong thời kì 1954-1975, thắng lợi quyết định của quân dân Việt Nam đã buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam là A. chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” (1972). B. cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968). C. chiến dịch đường số 14 - Phước Long (cuối năm 1974 đầu năm 1975). D. chiến dịch Đường 9 - Nam Lào (1971). Câu 28: Nội dung nào sau đây không thuộc chiến lược kinh tế hướng ngoại của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN (từ những năm 60-70 của thế kỉ XX)? A. Lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa chủ yếu. B. Tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu. C. Thu hút vốn đầu tư và kĩ thuật của nước ngoài. D. Tiến hành “mở cửa” nền kinh tế. Câu 29: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, bản đồ chính trị thế giới thay đổi to lớn và sâu sắc chủ yếu là do A. Mĩ thành công trong chiến lược toàn cầu. B. sự ra đời của hai khối quân sự đối lập. C. các cuộc chiến tranh cục bộ bùng nổ khắp nơi. D. thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc. Câu 30: Mĩ có âm mưu nào sau đây khi viện trợ cho Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương (1945-1954)? A. Lôi kéo Pháp gia nhập tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương. B. Từng bước nắm quyền điều khiển trực tiếp chiến tranh ở Đông Dương. C. Biến Đông Dương thành căn cứ tiền phương chống Trung Quốc. D. Biến Đông Dương thành căn cứ tiền phương chống Liên Xô và Đông Âu. Câu 31: Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919-1929) là mâu thuẫn giữa A. giai cấp vô sản với giai cấp tư sản. B. dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp. C. tư sản dân tộc với tư sản mại bản. D. giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ. Câu 32: Nội dung nào sau đây là điểm giống nhau giữa phong trào cách mạng (1930-1931) và phong trào dân chủ (1936-1939) ở Việt Nam? A. Nhiệm vụ chiến lược. B. Hình thành được khối liên minh công - nông. C. Thành lập được mặt trận dân tộc rộng rãi. D. Kẻ thù trước mắt. Câu 33: Việc Nguyễn Ái Quốc xác định con đường giải phóng dân tộc Việt Nam theo khuynh hướng vô sản (1920) có tác động nào sau đây? A. Chứng tỏ khuynh hướng vô sản đã hoàn toàn thắng thế ở Việt Nam. B. Chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước. C. Chứng tỏ khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản đã thất bại. D. Mở đường giải quyết khủng hoảng về đường lối cứu nước. Trang 3/4 - Mã đề thi 101 -
  3. made cautron dapan 101 1 B 101 2 D 101 3 C 101 4 C 101 5 C 101 6 D 101 7 D 101 8 A 101 9 D 101 10 C 101 11 C 101 12 A 101 13 C 101 14 D 101 15 C 101 16 A 101 17 B 101 18 C 101 19 B 101 20 B 101 21 B 101 22 B 101 23 B 101 24 D 101 25 A 101 26 C 101 27 A 101 28 A 101 29 D 101 30 B 101 31 B 101 32 A 101 33 D 101 34 A 101 35 A 101 36 C 101 37 D 101 38 B 101 39 D 101 40 A