Đề thi đánh giá năng lực xét tuyển sinh Đại học môn Lịch sử - Mã đề 071 - Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Câu 5. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu nhằm thực hiện một trong
những mục tiêu nào sau đây?
A. Phát động cuộc chiến tranh tổng lực chống lại Liên Xô.
B. Chỉ chống lại các chính sách đối ngoại của Liên Xô.
C. Tiêu diệt chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
D. Thành lập liên minh quân sự ở châu Âu và châu Á.
Câu 6. Nội dung nào sau đây là một trong những nguyên nhân thúc đẩy kinh tế Tây Âu phát triển
nhanh chóng sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Biết tận dụng Chiến tranh thế giới thứ hai để làm giàu.
B. Không phải chi ngân sách cho quốc phòng và an ninh.
C. Duy trì được hệ thống thuộc địa ở mọi nơi trên thế giới.
D. Áp dụng hiệu quả thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại.
pdf 4 trang Bảo Ngọc 09/01/2024 3620
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi đánh giá năng lực xét tuyển sinh Đại học môn Lịch sử - Mã đề 071 - Trường ĐH Sư phạm Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_danh_gia_nang_luc_xet_tuyen_sinh_dai_hoc_mon_lich_su.pdf

Nội dung text: Đề thi đánh giá năng lực xét tuyển sinh Đại học môn Lịch sử - Mã đề 071 - Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC XÉT TUYỂN SINH ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Bài thi: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian phát đề ĐỀ THI THAM KHẢO (Đề thi có 04 trang) Họ, tên thí sinh: Mã đề thi: 071 Số báo danh: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1. Tổ chức Liên hợp quốc được thành lập năm 1945 nhằm thực hiện mục đích nào sau đây? A. Mở rộng, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các nước thành viên. B. Giám sát lực lượng các nước Đồng minh tiêu diệt phát xít Đức. C. Bảo đảm việc duy trì hiện trạng trật tự thế giới hai cực Ianta. D. Hỗ trợ các nước sớm khắc phục hậu quả chiến tranh thế giới. Câu 2. Liên Xô sớm hoàn thành kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 – 1950) vì lí do nào sau đây? A. Ý thức tự lực, tự cường của toàn dân. B. Thực hiện chính sách Kinh tế mới. C. Tận dụng nguồn viện trợ bên ngoài. D. Tiến hành cuộc cải tổ toàn diện. Câu 3. Sự kiện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập năm 1949 có ý nghĩa quốc tế nào sau đây? A. Đưa Trung Quốc trở thành quốc gia độc lập và tự do. B. Chấm dứt ách cai trị, nô dịch của tư bản phương Tây. C. Trung Quốc bước vào thời kì xây dựng chế độ mới. D. Cổ vũ các dân tộc đứng lên đấu tranh tự giải phóng. Câu 4. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ La-tinh phát triển là do điều kiện khách quan thuận lợi nào sau đây? A. Chủ nghĩa phát xít đã bị tiêu diệt hoàn toàn. B. Chính quyền Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu. C. Nhận được viện trợ của tất cả các nước Tây Âu. D. Các cường quốc ủng hộ phong trào cách mạng thế giới. Câu 5. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu nhằm thực hiện một trong những mục tiêu nào sau đây? A. Phát động cuộc chiến tranh tổng lực chống lại Liên Xô. B. Chỉ chống lại các chính sách đối ngoại của Liên Xô. C. Tiêu diệt chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. D. Thành lập liên minh quân sự ở châu Âu và châu Á. Câu 6. Nội dung nào sau đây là một trong những nguyên nhân thúc đẩy kinh tế Tây Âu phát triển nhanh chóng sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Biết tận dụng Chiến tranh thế giới thứ hai để làm giàu. B. Không phải chi ngân sách cho quốc phòng và an ninh. C. Duy trì được hệ thống thuộc địa ở mọi nơi trên thế giới. D. Áp dụng hiệu quả thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại. Câu 7. Qua hơn bốn thập kỉ kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thế giới luôn ở trong tình trạng bất ổn, căng thẳng là do nhân tố nào sau đây? A. Sự xuất hiện trật tự thế giới đa cực nhiều trung tâm. B. Cuộc Chiến tranh lạnh kéo dài trong nhiều thập kỉ. C. Chủ nghĩa tư bản bị xóa bỏ hoàn toàn trên thế giới. D. Tác động tích cực của cách mạng khoa học - kĩ thuật. Trang 1/4 – Mã đề thi 071
  2. Câu 16. Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới đất nước (1986) không chịu sự tác động của bối cảnh quốc tế nào sau đây? A. Cải cách, mở cửa là xu thế chung của thế giới. B. Xu thế hòa hoãn Đông – Tây đang tiếp diễn. C. Việt Nam đang gặp nhiều bất lợi trong quan hệ quốc tế. D. Liên minh châu Âu không ngừng mở rộng thành viên. Câu 17. Trật tự hai cực Ianta có đặc điểm nào sau đây? A. Được thiết lập từ quyết định của Liên hợp quốc. B. Có hai hệ thống xã hội đối lập về kinh tế, quân sự. C. Hình thành gắn với hai cuộc chiến tranh thế giới. D. Là hệ quả của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật. Câu 18. Sự thắng lợi của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai có tác động gì đến quan hệ quốc tế? A. Mở đầu cho xu thế toàn cầu hóa trên toàn thế giới. B. Góp phần làm xói mòn và tan rã trật tự hai cực Ianta. C. Trực tiếp làm cho cuộc Chiến tranh lạnh chấm dứt. D. Chấm dứt vai trò của các nước tư bản trong lịch sử. Câu 19. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời không chịu tác động của bối cảnh nào sau đây? A. Xu thế hòa hoãn Đông – Tây đang tiếp diễn. B. Cuộc Chiến tranh lạnh đang diễn biến phức tạp. C. Nhiều nước trong khu vực có nhu cầu hợp tác. D. Mĩ đang tiến hành chiến tranh ở Đông Dương. Câu 20. Sự mở rộng thành viên của Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có điểm tương đồng nào sau đây? A. Đều chịu tác động của quan hệ quốc tế. B. Các nước thành viên là đồng minh chiến lược của Mĩ. C. Chịu tác động trực tiếp từ quyết định của Hội nghị Ianta. D. Mĩ và Nga đều là thành viên chủ chốt. Câu 21. Năm 1972, sự kiện Liên Xô và Mĩ kí kết Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM) và Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược có ý nghĩa nào sau đây? A. Góp phần giảm bớt căng thẳng trong quan hệ quốc tế. B. Chuyển quan hệ hai nước từ đối đầu sang đồng minh. C. Làm cho toàn cầu hóa trở thành một xu thế khách quan. D. Trực tiếp chấm dứt cuộc đối đầu giữa hai cực, hai phe. Câu 22. Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm cơ bản của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại (từ những năm 40 của thế kỉ XX đến năm 2000)? A. Cách mạng khoa học gắn liền với cách mạng kĩ thuật. B. Tất cả phát minh kĩ thuật đều khởi nguồn từ nước Mĩ. C. Khoa học luôn đi trước và tồn tại độc lập với kĩ thuật. D. Khoa học giải quyết được mọi nhu cầu của con người. Câu 23. Khi bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” không được Hội nghị Véc-xai (1919) chấp nhận, Nguyễn Ái Quốc đã rút ra kết luận nào sau đây? A. Các diễn đàn quốc tế không thể giải quyết được vấn đề dân tộc. B. Để giải phóng dân tộc, phải dựa vào phong trào công nhân quốc tế. C. Tất cả các dân tộc phải đi theo con đường cách mạng vô sản. D. Nội lực là yếu tố quyết định trong cuộc đấu tranh giải phóng. Trang 3/4 – Mã đề thi 071