Đề kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Sở GD và ĐT Gia Lai (Có đáp án)

Câu 1. (2.0 điểm)
Từ nội dung ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý chí vượt qua khó khăn để đạt được ước mơ trong cuộc sống.
pdf 3 trang Bảo Ngọc 17/01/2024 3680
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Sở GD và ĐT Gia Lai (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_khao_sat_chat_luong_dau_nam_mon_ngu_van_lop_12_n.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Sở GD và ĐT Gia Lai (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM GIA LAI NĂM HỌC 2019 -2020 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 12 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu sau: Lê Minh Châu - người họa sĩ khuyết tật vẽ tương lai bằng miệng Lê Minh Châu sinh năm 1991, là một chàng trai sống và lớn lên tại làng Hòa Bình (Bệnh viện Từ Dũ) - nơi chăm sóc những đứa trẻ bị chất độc da cam. Ngay từ khi chào đời, Châu đã là một đứa trẻ bị khuyết tật ở cánh tay và chân, khiến việc đi lại trở nên khó khăn. Ở tuổi 17, vượt qua những tự ti của một nạn nhân chất độc da cam, với niềm khao khát thực hiện ước mơ cháy bỏng, Châu đã rời khỏi làng Hòa Bình và tự mở một phòng tranh cho mình, nuôi sống bản thân qua những bức tranh do chính cậu vẽ - bằng miệng. Châu không bao giờ muốn mọi người xem hay mua tranh của mình vì anh là người khuyết tật. Chàng trai trẻ trung này khao khát được cống hiến và mong muốn được xã hội công nhận tài năng như một người nghệ sĩ thực thụ. Để làm được tất cả những điều ấy, dĩ nhiên không gì khác ngoài việc lấy đam mê làm động lực sống. Với Châu, đam mê vẽ tranh chính là đôi cánh tay, đôi bàn chân giúp anh đứng dậy và vươn mình với đời. Tình yêu với hội họa còn mang Châu đi xa hơn so với những gì mà cậu có thể hình dung, từ xuất phát điểm là một đứa trẻ trong Làng Hòa Bình. Cuộc đời Châu được đạo diễn người Mỹ Courtney Marsh kể lại trong bộ phim "Chau beyond the Lines". Bộ phim đã được Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh nước Mỹ trao giải top 5 đề cử cho phim tài liệu xuất sắc nhất tại Oscar 2016. Sau đó ít lâu, Châu trở thành người nhiễm chất độc da cam Việt Nam đầu tiên tham gia kỳ họp thứ 9 về "Công ước về quyền của người khuyết tật" tại Liên Hiệp Quốc diễn ra tại New York (Mỹ). Diệu Thanh, theo Tri thức trẻ, ngày 4 tháng 8 năm 2017. Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ trong văn bản trên. (0.5 điểm) Câu 2. Theo văn bản, nhân vật Lê Minh Châu gặp khó khăn gì trong cuộc sống ? (0.5 điểm) Câu 3. Cảm nghĩ của anh/chị về câu: “Với Châu, đam mê vẽ tranh chính là đôi cánh tay, đôi bàn chân giúp anh đứng dậy và vươn mình với đời ? (1.0 điểm) Câu 4. Câu chuyện về Lê Minh Châu đã truyền cảm hứng cho anh/chị như thế nào ? (1.0 điểm) Phần II - Làm văn (7.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Từ nội dung ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý chí vượt qua khó khăn để đạt được ước mơ trong cuộc sống. Câu 2. (5.0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về khổ thơ sau: Sao anh không về chơi thôn Vĩ ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền. (Trích Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11, tập hai, NXB GD, tr.39) HẾT
  2. thực và ước mơ. - Dĩ nhiên không phải ước mơ nào cũng nên theo đuổi. Chỉ nên theo đuổi những ước mơ chân chính, tốt đẹp và phải cân nhắc hoàn cảnh thực tế. Phê phán những người không có nổi một ước mơ hoặc theo đuổi những ước mơ viễn vông, phi thực tế. - Rút ra bài học: cần có những ước mơ tốt đẹp và ý chí kiên định để từng bước thực hiện chúng. d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới 0.25 mẻ về vấn đề cần nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo đúng quy tắc chính tả, dùng 0.25 từ, đặt câu. Chữ viết đẹp, trình bày sạch sẽ, mạch lạc. - GK chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. - Nếu thí sinh có những suy nghĩ riêng mà hợp lí thì vẫn được chấp nhận. 2 Cảm nhận về khổ thơ: Sao anh không về chơi thôn Vĩ ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền. (Trích Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11, tập hai, NXB GD, tr.39) a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0.25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.5 Cảm nhận khổ thơ đầu trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ. c) Triển khai vấn đề nghị luận * Giới thiệu ngắn gọn tác giả, tác phẩm, đoạn trích. 0.5 * Cảm nhận đoạn thơ: Thí sinh có thể cảm nhận theo nhiều cách, song cần đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau: - Về nội dung: + Vẻ đẹp thơ mộng của bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ trong ánh bình minh ; + Đằng sau bức tranh phong cảnh là tâm hồn nhạy cảm của tác giả: yêu thiên nhiên, yêu con người tha thiết cùng nỗi niềm băn khoăn day dứt. 3.0 - Về nghệ thuật: + Nghệ thuật so sánh, miêu tả, điệp từ, sử dụng câu hỏi tu từ ; + Tả cảnh ngụ tình ; + Ngôn ngữ tinh tế, giàu liên tưởng tạo nên một phong cách rất riêng của Hàn Mặc Tử. d) Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0.25 e) Sáng tạo 0.5 Có cách diễn đạt mới mẻ, cảm nhận sâu sắc về vấn đề nghị luận. HẾT 2