Đề khảo sát chất lượng thi Tốt nghiệp THPT lần 3 môn Lịch sử - Mã đề 132 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT chuyên Lam Sơn (Có đáp án)

Câu 4: Thất bại của các phong trào yêu nước Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho cách mạng nước ta trong các giai đoạn sau?

A. Sự giúp đỡ từ bên ngoài là điều kiện tiên quyết để đấu tranh giành độc lập.

B. Tiến hành đồng thời cách mạng giải phóng dân tộc và thổ địa cách mạng.

C. Chỉ khi lực lượng vũ trang lớn mạnh mới phát động quần chúng đấu tranh.

D. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ.

Câu 5: Lí luận giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc có tác động như thế nào đối với lịch sử Việt Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX?

A. Trực tiếp chuẩn bị đầy đủ những điều kiện cho sự ra đời của Đảng Cộng sản.

B. Làm cho phong trào yêu nước chuyển hẳn sang quỹ đạo cách mạng vô sản.

C. Tạo cơ sở cho sự hình thành phong trào dân tộc theo khuynh hướng vô sản.

D. Chấm dứt tình trạng khủng khoảng về đường lối cứu nước đầu thế kỉ XX.

pdf 4 trang Bảo Ngọc 09/01/2024 3420
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng thi Tốt nghiệp THPT lần 3 môn Lịch sử - Mã đề 132 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT chuyên Lam Sơn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_khao_sat_chat_luong_thi_tot_nghiep_thpt_lan_3_mon_lich_su.pdf

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng thi Tốt nghiệp THPT lần 3 môn Lịch sử - Mã đề 132 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT chuyên Lam Sơn (Có đáp án)

  1. SỞ GD & ĐT THANH HÓA KÌ THI KSCL CÁC MÔN THI TỐT NGHIỆP THPT - LẦN 3 TRƯỜNG THPT CHUYÊN LAM SƠN Năm học: 2021-2022 Môn thi: Lịch sử ĐỀ THI CHÍNH THỨC Ngày thi: 12/06/2022 ( Đề thi gồm có 40 câu, 04 trang) Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề) Mã đề thi 132 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Sự kiện lịch sử thế giới nào sau đây có tác động đến cách mạng Việt Nam giai đoạn 1939 - 1945? A. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. B. Trật tự Vecsxai - Oasinhtơn ra đời. C. Cách mạng vô sản ở Nga thành công. D. Quốc tế Cộng sản được thành lập. Câu 2: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam và Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga có điểm chung nào sau đây? A. Diễn ra đồng thời ở cả nông thôn và thành thị. B. Đối tượng đấu tranh chủ yếu là giai cấp tư sản. C. Giành chính quyền ở đô thị quyết định thắng lợi. D. Nhiệm vụ chủ yếu là chống chủ nghĩa thực dân. Câu 3: Phan Bội Châu chủ trương đánh Pháp giành độc lập bằng phương pháp A. bạo động. B. bất bạo động. C. cải cách. D. bất hợp tác. Câu 4: Thất bại của các phong trào yêu nước Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho cách mạng nước ta trong các giai đoạn sau? A. Sự giúp đỡ từ bên ngoài là điều kiện tiên quyết để đấu tranh giành độc lập. B. Tiến hành đồng thời cách mạng giải phóng dân tộc và thổ địa cách mạng. C. Chỉ khi lực lượng vũ trang lớn mạnh mới phát động quần chúng đấu tranh. D. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ. Câu 5: Lí luận giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc có tác động như thế nào đối với lịch sử Việt Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX? A. Trực tiếp chuẩn bị đầy đủ những điều kiện cho sự ra đời của Đảng Cộng sản. B. Làm cho phong trào yêu nước chuyển hẳn sang quỹ đạo cách mạng vô sản. C. Tạo cơ sở cho sự hình thành phong trào dân tộc theo khuynh hướng vô sản. D. Chấm dứt tình trạng khủng khoảng về đường lối cứu nước đầu thế kỉ XX. Câu 6: Tháng 12 - 1993, Hiến pháp mới quy định thể chế chính trị của Liên bang Nga là A. Quân chủ chuyên chế. B. Cộng hòa liên bang. C. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa. D. Quân chủ lập hiến. Câu 7: Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) có ý nghĩa như một đại hội thành lập Đảng vì đã A. thể hiện sự sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc. B. quyết định nhiều vấn đề mang tầm chiến lược. C. chấm dứt được sự chia rẽ của các tổ chức cộng sản. D. chứng minh được tính ưu việt của khuynh hướng vô sản. Câu 8: Trong khoảng thời gian những năm 1975 - 1979, nhân dân Việt Nam thực hiện một nhiệm vụ nào sau đây? A. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế. B. Đánh đổ ách thống trị của thực dân Pháp. C. Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc. D. Hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc. Câu 9: Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 - 1975), chiến thắng nào của quân dân miền Nam đã mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam? A. An Lão 1965 (Bình Định). B. Núi Thành 1965 (Quảng Nam). C. Ấp Bắc 1963 (Mĩ Tho). D. Vạn Tường 1965 (Quảng Ngãi). Trang 1/4 - Mã đề thi 132
  2. Câu 21: Sự kiện nào sau đây diễn ra trong thời kì Chiến tranh lạnh (1947 - 1989)? A. Giới cầm quyền Mĩ thực hiện Chiến lược cam kết và mở rộng. B. Thông điệp của tổng thống Truman gửi tới Quốc hội Mĩ. C. Liên minh Mĩ - Nga chống chủ nghĩa khủng bố được hình thành. D. Trật tự thế giới mới theo xu thế đa cực chính thức được xác lập. Câu 22: Ngày 2 - 9 - 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố với toàn thể quốc dân và thế giới về sự ra đời của nước A. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. B. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. C. công – nông – binh Việt Nam. D. Cộng hòa Liên bang Việt Nam. Câu 23: Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam (1919 - 1929), tư bản Pháp đầu tư vào lĩnh vực nào sau đây? A. máy tính điện tử. B. khai thác dầu mỏ. C. trồng cây cao su. D. chế tạo máy móc. Câu 24: Phong trào “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói” (1945) thu hút đông đảo nông dân Việt Nam ở Bắc Kì và Bắc Trung Kì tham gia vì A. đáp ứng được yêu cầu cấp bách của nông dân. B. giải quyết cơ bản yêu cầu ruộng đất cho nông dân. C. đáp ứng đầy đủ yêu cầu của mọi giai cấp trong xã hội. D. giải quyết triệt để mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội. Câu 25: Nội dung nào không phản ánh đúng vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam? A. Soạn thảo và đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. B. Đánh giá chính xác thời cơ, kiên quyết phát động và lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa. C. Đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng. D. Củng cố và kiện toàn chính quyền dân chủ nhân dân từ trung ương xuống địa phương. Câu 26: Hoạt động nào sau đây diễn ra trong giai đoạn vận động giải phóng dân tộc của Việt Nam 1939 - 1945? A. Thống nhất các tổ chức cộng sản. B. Xây dựng căn cứ địa cách mạng. C. Thành lập lực lượng 3 thứ quân. D. Thành lập Xô viết Nghệ Tĩnh. Câu 27: Trong giai đoạn 1969 - 1973, Mỹ có hành động nào sau đây ở miền Nam Việt Nam? A. Giúp Pháp thực hiện kế hoạch quân sự Nava. B. Hòa hoãn với Liên Xô, bắt tay với Trung Quốc. C. Khóa chặt biên giới Việt Trung. D. Mở cuộc tiến công quy mô lên Việt Bắc. Câu 28: Để giải quyết căn bản nạn đói sau năm 1945, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đề ra biện pháp nào sau đây? A. Đẩy mạnh tăng gia sản xuất. B. Kêu gọi sự cứu trợ từ bên ngoài. C. Nhường cơm sẻ áo. D. Lập hũ gạo cứu đói. Câu 29: Ngày 19 - 12 - 1946, Đảng Cộng sản Đông Dương phát lệnh toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp vì A. Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ của Trung Quốc và Liên Xô. B. Việt Nam đã đủ sức chuyển sang thế chủ động tiến công. C. Pháp đã vượt qua giới hạn nhân nhượng của Việt Nam. D. Pháp ngày càng suy yếu và khủng hoảng trầm trọng. Câu 30: Một trong những quốc gia tham dự hội nghị Ianta (2-1945) là A. Liên Xô. B. Trung Quốc. C. Nhật. D. Đức. Câu 31: Nền tảng căn bản trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay là A. liên minh chặt chẽ với Mĩ. B. “quay trở về” châu Á và Mĩ Latinh. C. đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ. D. bình thường hóa quan hệ với các nước. Trang 3/4 - Mã đề thi 132