Đề khảo sát chất lượng thi THPT Quốc gia lần 1 môn Lịch sử năm 2020 - Mã đề 301 - Trường THPT Yên Lạc 2 (Có đáp án)

Câu 3: Điểm khác nhau căn bản giữa cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật ngày nay so với cuộc
cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII – XIX là:
A. mọi phát minh về kĩ thuật đều dựa trên các nghiên cứu khoa học.
B. mọi phát minh về kĩ thuật đều dựa trên các ngành khoa học cơ bản.
C. mọi phát minh về kĩ thuật đều dựa trên kinh nghiệm thực tiễn.
D. mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ các nghành công nghiệp chế tạo.
Câu 4: Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến
năm 2000 là:
A. liên minh chặt chẽ với các nước Đông Nam Á.
B. liên minh chặt chẽ với Mĩ.
C. chống phá Liên Xô và các nước XHCN trên thế giới.
D. triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới.
pdf 6 trang Bảo Ngọc 09/01/2024 2720
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng thi THPT Quốc gia lần 1 môn Lịch sử năm 2020 - Mã đề 301 - Trường THPT Yên Lạc 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_khao_sat_chat_luong_thi_thpt_quoc_gia_lan_1_mon_lich_su_n.pdf

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng thi THPT Quốc gia lần 1 môn Lịch sử năm 2020 - Mã đề 301 - Trường THPT Yên Lạc 2 (Có đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ KSCL THI THPTQG NĂM 2020 LẦN 1 TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2 Đề thi môn: LỊCH SỬ Thời gian làm bài:50 phút, không kể thời gian phát đề Mã đề thi: 301 Đề thi gồm 06 trang Câu 1: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng chính sách ngoại giao của Việt Nam trong việc vận dụng nguyên tắc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trong việc giải quyết vấn đề biển Đông? A. Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo, liên kết với các nước lớn như Mĩ, Nhật Bản cùng giải quyết. B. Không làm tình hình căng thẳng và không mở rộng phạm vi tranh chấp. C. Tuyên bố lập trường nhất quán của Việt Nam về vấn đề biển Đông là mọi tranh chấp giải quyết bằng biện pháp hòa bình. D. Đưa ra đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lí để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Câu 2: Đặc điểm riêng của chủ nghĩa đế quốc Nhật là: A. đế quốc cho vay lãi. B. đế quốc phong kiến quân phiệt. C. đế quốc thực dân. D. đế quốc quân phiệt hiếu chiến. Câu 3: Điểm khác nhau căn bản giữa cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật ngày nay so với cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII – XIX là: A. mọi phát minh về kĩ thuật đều dựa trên các nghiên cứu khoa học. B. mọi phát minh về kĩ thuật đều dựa trên các ngành khoa học cơ bản. C. mọi phát minh về kĩ thuật đều dựa trên kinh nghiệm thực tiễn. D. mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ các nghành công nghiệp chế tạo. Câu 4: Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là: A. liên minh chặt chẽ với các nước Đông Nam Á. B. liên minh chặt chẽ với Mĩ. C. chống phá Liên Xô và các nước XHCN trên thế giới. D. triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới. Câu 5: Ý không đúng về nguyên nhân tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu là: A. không bắt kịp bước phát triển của khoa học-kĩ thuật tiên tiến trên thế giới. B. sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước. C. đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, quan liêu. D. người dân không ủng, hộ, không hào hứng với chế độ XHCN. Câu 6: Sự ra đời khối quân sự NATO và Tổ chức Vác-sa-va tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế? A. Tạo nên sự đối lập Đông Âu và Tây Âu. B. Đặt nhân loại trước nguy cơ chiến tranh thế giới. C. Xác lập cục diện hai cực, hai phe. D. Đánh dấu chiến tranh lạnh bùng nổ. Câu 7: Trật tự thế giới hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1991 có đặc trưng nổi bật nhất là: A. các cuộc chiến tranh cục bộ xảy ra ở nhiều khu vực. Trang 1/6 - Mã đề thi 301
  2. Câu 15: Hội nghị Ianta đã có những quyết định quan trọng, ngoại trừ việc: A. phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh. B. thành lập tổ chức Liên hợp quốc. C. thiết lập trật tự thế giới hai cực Ianta do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực. D. tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. Câu 16: Sự kiện đánh dấu chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị sụp đổ là: A. năm 1994, Nenxơn Manđêla trở thành tổng thống da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi. B. năm 1990, Namibia tuyên bố độc lập. C. năm 1975, cuộc đấu tranh của nhân dân Môdămbích và Ănggôla thắng lợi. D. năm 1960, 17 nước được trao trả độc lập. Câu 17: Mục tiêu bao trùm trong chính sách đối ngoại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là: A. thực hiện chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới. B. lôi kéo các nước Tây Âu vào khối quân sự NATO. C. bao vây, tiêu diệt Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. D. xâm lược các nước ở khu vực châu Á. Câu 18: Năm 1960 được lịch sử ghi nhận là “Năm châu Phi” bởi vì năm này A. mở đầu cuộc đấu tranh của nhân dân châu Phi. B. có 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập. C. chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó bị tan rã. D. chấm dứt chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở châu Phi. Câu 19: Nét tương đồng về sự hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là gì? A. Mục tiêu thành lập ban đầu là trở thành một liên minh kinh tế, văn hóa, chính trị để thoát khỏi sự chi phối, ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài. B. Thành lập khi bước vào thời kỳ xây dựng và phát triển kinh tế, trở thành những quốc gia độc lập, tự chủ, có nhu cầu liên minh, hợp tác. C. Ban đầu khi mới thành lập chỉ có 6 nước thành viên. D. Từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX, trở thành khu vực năng động, có địa vị quốc tế cao. Câu 20: Hiến chương Liên Hợp Quốc và quyết định chính thức thành lập Liên Hợp Quốc được thông qua tại Hội nghị nào ? A. Hội nghị Pôtxđam (7/1945, Đức). B. Hội nghị Ianta (2/1945, Liên Xô). C. Hội nghị Xan Phơranxixcô (4/1945,Mĩ). D. Hội nghị Matxcơva (12/1945, Liên xô). Câu 21: Vì sao bước sang thế kỉ XX, châu Á được mệnh danh là “châu Á thức tỉnh”? A. Vì tất cả các nước châu Á có nền kinh tế phát triển. B. Vì chế độ phong kiến không còn tồn tại ở châu Á. C. Vì phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ. D. Vì ở châu Á có nhiều nước giữ vai trò quan trọng trên trường quốc tế. Câu 22: Biểu hiện không đúng của xu thế toàn cầu hóa là: A. sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ thương mại quốc tế. B. sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế khu vực. C. sự ra đời của Liên minh châu Âu (EU). D. Mĩ và Nhật Bản kí kết Hiệp ước an ninh Mĩ-Nhật và được kéo dài vĩnh viễn. Trang 3/6 - Mã đề thi 301
  3. A. Người bạn lớn của EU, Trung Quốc và ASEAN. B. Đều ra sức điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình để mở rộng ảnh hưởng. C. Trở thành đồng minh, là nước lớn trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. D. Cả hai nước đều trở thành trụ cột trong “Trật tự thế giới hai cực”. Câu 32: Trong chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á đều chịu ách thống trị của A. phát xít Italia. B. quân phiệt Nhật. C. đế quốc Âu – Mĩ. D. phát xít Đức. Câu 33: Việt Nam có thể rút ra bài học gì từ công cuộc xây dựng đất nước của Ấn Độ và công cuộc cải cách - mở cửa của Trung Quốc trong quá trình đổi mới đất nước? A. Đẩy mạnh cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp để xuấ khẩu lúa gạo. B. Đẩy mạnh cuộc “Cách mạng chất xám” để trở thành nước xuất khẩu. C. Ứng dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật trong xây dựng đất nước. D. Nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân để khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên. Câu 34: Tổ chức liên kết kinh tế chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh là: A. Liên hợp quốc. B. Liên minh châu Âu (EU). C. Tổ chức thương mại thế giới (WTO). D. Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM). Câu 35: Nước nào được mệnh danh là “người khổng lồ về kinh tế, nhưng là chú lùn về chính trị”? A. Tây Âu B. Nga C. Nhật Bản D. Mĩ Câu 36: Tình trạng chiến tranh lạnh chỉ thực sự kết thúc sau sự kiện lịch sử nào dưới đây? A. Tháng 12-1991, Liên bang Xô viết tan rã, trật tự 2 cực không còn tồn tại. B. Năm 1972, Liên Xô bà Mĩ thỏa thuận về việc hạn chế vũ khí chiến lược. C. Tháng 12-1989, Liên Xô và Tổng thống Mĩ cùng tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh. D. Tháng 6-1947, Mĩ đề ra kế hoạch Macsan giúp các nước Tây Âu khôi phục kinh tế. Câu 37: Kẻ thù chính của nhân dân châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai là: A. chủ nghĩa thực dân kiểu cũ. B. chủ nghĩa thực dân kiểu mới. C. chế độ phân biệt chủng tộc. D. chế độ độc tài thân Mĩ. Câu 38: Đến giữa những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình nổi bật ở khu vực Đông Nam Á là gì? A. Hầu hết các quốc gia trong khu vực đã giành được độc lập. B. Tất cả cá quốc gia trong khu vực đều giành được độc lập. C. Tiếp tục chịu ách thống trị của chủ nghĩa thực dân mới. D. Tham gia Khối phòng thủ chung Đông Nam Á (SEATO) do Mĩ thành lập. Câu 39: Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi cũng được xem là phong trào giải phóng dân tộc bởi vì: A. chế độ phân biệt chủng tộc câu kết với bọn phát xít. B. chế độ phân biệt chủng tộc không coi trọng người da trắng. C. chế độ phân biệt chủng tộc đã phản bội nhân dân. D. chế độ phân biệt chủng tộc là một hình thái của chủ nghĩa thực dân. Câu 40: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 ở Mĩ bắt đầu từ ngành nào? A. Năng lượng. B. Tài chính – ngân hàng. C. Hóa chất. D. Sản xuất ô tô. Trang 5/6 - Mã đề thi 301