Đề khảo sát chất lượng lần 3 môn Lịch sử Lớp 12 - Mã đề 103 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Quế Võ 1 (Có đáp án)

Câu 6: Bài học kinh nghiệm trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 mà Đảng Cộng sản Việt Nam có thể áp dụng trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hiện nay là
A. tập hơp, tổ chức các lực lượng yêu nước trong mặt trận dân tộc thống nhất.
B. sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng, kết hợp lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang.
C. Đảng vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn.
D. phụ thuộc vào sự ủng hộ của quốc tế.
Câu 7: Phong trào “Đồng khởi” ở miền Nam Việt Nam (1959 - 1960) đã đưa cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước chuyển sang
A. tổng tiến công chiến lược. B. chiến tranh trong cả nước
C. thế chiến lược tiến công. D. tổng khởi nghĩa ở miền Nam.
doc 8 trang Bảo Ngọc 06/01/2024 4200
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng lần 3 môn Lịch sử Lớp 12 - Mã đề 103 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Quế Võ 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_lan_3_mon_lich_su_lop_12_ma_de_103_na.doc

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng lần 3 môn Lịch sử Lớp 12 - Mã đề 103 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Quế Võ 1 (Có đáp án)

  1. SỞ GD-ĐT BẮC NINH ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 3 - NĂM HỌC 2020-2021 TRƯỜNG THPT QUẾ VÕ 1 BÀI THI: KHOA HỌC XÃ HỘI MÔN: LỊCH SỬ 12 (Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Mã đề: 103 Đề gồm có 5 trang, 40 câu (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ tên thí sinh: SBD: Câu 1: Quan hệ quốc tế sau năm 1945 được mở rộng và đa dạng do nguyên nhân nào? A. Sự ra đời và phát triển thành hệ thống thế giới của phe Xã hội chủ nghĩa. B. Sự hình thành, xói mòn, sụp đổ của trật tự hai cực Ianta. C. Mĩ - Nhật Bản - Tây Âu trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn. D. Các nước Á, Phi, Mĩ Latinh được giải phóng, tham gia vào hoạt động chính trị quốc tế. Câu 2: Thực dân Pháp và đế quốc Mĩ chọn Điện Biên Phủ để xây dựng thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương vì nơi đây A. có vị trí chiến lược then chốt ở biên giới Việt Nam - Trung Quốc. B. là vị trí chiến lược then chốt ở Đông Dương và Đông Nam Á. C. ngay từ đầu được Pháp chọn là tâm điểm của kế hoạch Nava. D. có vị trí chiến lược then chốt, án ngữ biên giới Việt Nam - Lào. Câu 3: Âm mưu của Mĩ và chính quyền Sài Gòn trong thủ đoạn dồn dân lập “ấp chiến lược” là nhằm A. củng cố quyền lực cho chính quyền ở nông thôn và đô thị. B. mở rộng vùng kiểm soát, ngăn cản nhân dân với cách mạng. C. tách dân khỏi cách mạng, thực hiện bình định toàn miền Nam. D. xây dựng miền Nam thành những khu biệt lập, dễ kiểm soát. Câu 4: Nội dung nào sau đây không phải là biện pháp của Chính phủ nước VNDCCH nhằm khắc phục tình trạng trống rỗng về ngân sách? A. Cho in và lưu hành tiền Việt Nam trên cả nước. B. Kêu gọi tinh thần tự nguyện đóng góp của toàn dân.
  2. A. sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Hồ Chí Minh. B. hậu phương kháng chiến phát triển mọi mặt. C. truyền thống yêu nước nồng nàn của dân tộc. D. sự đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương. Câu 11: Hoạt động nào có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của phong trào công nhân Việt Nam từ cuối năm 1928 ? A. Phong trào “vô sản hóa” của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên. B. Hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên ở Xiêm. C. Xuất bản báo “Thanh niên” và tác phẩm “Đường Kách mệnh”. D. Nguyễn Ái Quốc mở lớp đào tạo cán bộ cách mạng tại Quảng Châu. Câu 12: Phong trào Cần vương là phong trào yêu nước theo khuynh hướng ý thức hệ tư tưởng nào? A. Dân chủ tư sản. B. Vô sản. C. Tư sản. D. Phong kiến. Câu 13: Trận đánh đầu tiên nào của quân dân miền Nam Việt Nam đã đánh bại chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của Mĩ? A. Núi Thành (5/1965). B. Bình Giã (12/1964). C. Vạn Tường (8/1965). D. Ấp Bắc (1/1963). Câu 14: Một trong những mặt tiêu cực của toàn cầu hóa là A. hạn chế sự chuyển biến về cơ cấu kinh tế. B. tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc. C. hạn chế sự tăng trưởng kinh tế. D. kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Câu 15: “Đánh sập ngụy quân, ngụy quyền, giành chính quyền về tay nhân dân, buộc Mĩ phải đàm phán rút quân về nước”. Đó là mục tiêu của Việt Nam trong A. chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. B. phong trào Đồng Khởi(1959-1960). C. cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. D. chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. Câu 16: Chiến thắng quân sự nào được coi là “Ấp Bắc”, đối với quân Mĩ và mở ra cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam? A. Vạn Tường (Quảng Ngãi). B. Trà Bồng (Quảng Ngãi). C. Bình Giã (Bình Định). D. Núi Thành (Quảng Nam).
  3. Câu 23: Phong trào cách mạng Việt Nam 1930 - 1931 để lại bài học kinh nghiệm gì cho Cách mạng tháng Tám năm 1945? A. Thành lập ở mỗi nước Đông Dương một hình thức mặt trận riêng. B. Đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền. C. Sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng để giành chính quyền. D. Kết hợp các hình thức đấu tranh bí mật, công khai và hợp pháp. Câu 24: Sự phân hóa trong hội Việt Nam cách mạng thanh niên và sự chuyển hóa của Tân Việt cách mạng Đảng là do A. ảnh hưởng sâu rộng của chủ nghĩa Mác- Lê nin. B. tác động trực tiếp của Nguyễn Ái Quốc. C. cuộc đấu tranh nội bộ. D. sự phát triển không đồng đều của phong trào cách mạng. Câu 25: Giai cấp công nhân Việt Nam có mối quan hệ gắn bó mật thiết nhất với lực lượng xã hội nào? A. Thợ thủ công. B. Tiểu tư sản. C. Tiểu thương. D. Nông dân. Câu 26: Tại sao nói cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 đã tạo ra bước ngoặt căn bản cho cuộc đấu tranh ngoại giao của nhân dân ta? A. Làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mỹ, buộc phải tuyên bố “phi Mỹ hóa” chiến tranh xâm lược. B. Buộc Mỹ phải chấp nhận ký kết Hiệp định Paris và rút hết quân về nước. C. Buộc Mỹ phải chấp nhận chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc. D. Buộc Mỹ phải chấp nhận đến đàm phán ở Paris để bàn về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Câu 27: “Lục địa bùng cháy” là cụm từ dùng để phản ánh phong trào giải phóng dân tộc ở A. khu vực Đông Nam Á. B. châu Phi. C. khu vực Mĩ Latinh. D. châu Á. Câu 28: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7 – 1936) quyết định thành lập hình thức mặt trận dân tộc nào? A. Mặt trận Thống nhân dân phản đế Đông Dương. B. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương. C. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh. D. Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương.
  4. Câu 35: Trong thập kỉ 90 thế kỉ XX, với chiến lược "Cam kết và mở rộng" Mĩ coi trọng việc tăng cường A. hợp tác về kĩ thuật với các nước đồng minh để phát triển kinh tế. B. khôi phục, phát triển tính năng động và sức mạnh nền kinh tế Mĩ. C. trợ giúp nền kinh tế các nước tư bản đồng minh phát triển. D. ứng dụng khoa học - công nghệ để phát triển sản xuất. Câu 36: Quyết định nào của Hội nghị Ianta (2/1945) tác động trực tiếp đến việc hình thành trật tự hai cực Ianta? A. Thống nhất mục tiêu chung tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và phát xít Nhật. B. Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước và phân chia phạm vi ảnh hưởng ở Châu Âu và Châu Á. C. Thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc để nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới. D. Sau khi đánh bại phát xít Đức, Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở Châu Á. Câu 37: Nhận định nào không đúng khi đề cập giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954- 1964)? A. Mĩ tiến hành các chiến lược chiến tranh thực dân kiểu mới. B. Hậu phương miền Bắc đẩy mạnh chi viện cho tiền tuyến miền Nam. C. Cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. D. Các nước xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc, Liên Xô ủng hộ mạnh mẽ cuộc đấu tranh vũ trang của ta để thống nhất đất nước. Câu 38: Thực tiễn 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945-1975) chứng tỏ kết quả đấu tranh ngoại giao A. luôn phụ thuộc vào quan hệ và sự dàn xếp giữa các cường quốc. B. có tác động trở lại các mặt trận quân sự và chính trị. C. chỉ phản ánh kết quả của đấu tranh chính trị và quân sự. D. không thể góp phần làm thay đổi so sánh lực lượng trên chiến trường. Câu 39: Mục đích cao nhất của tổ chức Liên hợp quốc nêu trong Hiến chương (1945) là gì? A. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào. B. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới sau chiến tranh. C. Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc. D. Bình đẳng chủ quyền giữa các nước và quyền tự quyết dân tộc.