Đề giao lưu kiến thức thi THPT Quốc gia lần 3 môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Quảng Xương 1 (Có đáp án)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết của việc đứng lên từ nơi vấp ngã.

pdf 5 trang Bảo Ngọc 17/01/2024 540
Bạn đang xem tài liệu "Đề giao lưu kiến thức thi THPT Quốc gia lần 3 môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Quảng Xương 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_giao_luu_kien_thuc_thi_thpt_quoc_gia_lan_3_mon_ngu_van_na.pdf

Nội dung text: Đề giao lưu kiến thức thi THPT Quốc gia lần 3 môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Quảng Xương 1 (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG 1 GIAO LƯU KIẾN THỨC THI THPT QUỐC GIA LẦN 3 - NĂM HỌC: 2020 - 2021 (Đề gồm có 02 trang) MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề) Họ tên học sinh . SBD Phòng Phần I: Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc văn bản Hãy đứng lên từ nơi em vấp ngã Biết ăn năn và sửa đổi sai lầm Cuộc đời sẽ không tuyệt đường ai cả Em nhớ rằng hạnh phúc đến từ tâm Mình sức trẻ nên nề chi gian khổ Phàm là người ai chẳng muốn thảnh thơi Đời tuy rộng nhưng đời không có chỗ Cho những người sống chỉ biết ham chơi Em thấy đấy, cây tìm nguồn lòng đất Loài chim muông cũng lặn lội kiếm mồi Mình cao thượng mình coi thường vật chất Nhưng không tiền thì chết đói vậy thôi (thobuon.net/tho-tu-do/hay-dung-len-tu-noi-em-vap-nga.html) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1: Văn bản trên được viết theo thể thơ nào? (0,5điểm) Câu 2: Hãy chỉ ra hai câu thơ trong bài có nội dung khuyên nhủ. (0,75điểm) Câu 3: Những dòng thơ sau đây giúp anh/chị hiểu như thế nào về ý tưởng của tác giả ? Cuộc đời sẽ không tuyệt đường ai cả Em nhớ rằng hạnh phúc đến từ tâm (0,75điểm) Câu 4: Anh/Chị có đồng tình với quan điểm của người viết trong hai câu thơ: Mình cao thượng mình coi thường vật chất Nhưng không tiền thì chết đói vậy thôi (1,0điểm) Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết của việc đứng lên từ nơi vấp ngã.
  2. TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG 1 ĐÁP ÁN GIAO LƯU KIẾN THỨC THI THPT QUỐC GIA LẦN 3 - NĂM HỌC: 2020-2021 Môn NGỮ VĂN ( Đáp án gồm 03 trang) Phần Câu Nội dung cần đạt Điểm / Ý I ĐỌC HIÊU 3,0 1 Văn bản được viết theo thể thơ: 8 chữ 0,5 2 Hai câu thơ trong bài có nội dung khuyên nhủ: 0,75 Hãy đứng lên từ nơi em vấp ngã Biết ăn năn và sửa đổi sai lầm 3 Ý tưởng của tác giả trong hai câu thơ trên là: 0,75 - Cuộc đời con người vốn dĩ không bằng phẳng, khó khăn, thất bại là điều khó tránh khỏi, nhiều khi nó đẩy con người vào bước đường cùng. - Nhưng điều quan trọng là bạn phải có một cái tâm vững vàng, bản lĩnh, không được sợ khó khăn thất bại mà buông tay. - Hãy nỗ lực hết mình, và chính trong sự nỗ lực đó, bạn sẽ khơi dậy được tiềm năng và vượt qua được tất cả. -> Nghĩa là cuộc đời không tuyệt đường với ai mà vẫn cho ta cơ hội miễn là ta có có cách hành xử đúng đắn. Hạnh phúc hay không, tất cả đều đến từ tâm của mỗi người. Cuộc sống làm bạn buồn chán ư? Hãy lao vào công việc bằng tất cảcái tâm, sống vì nó, chết vì nó, và bạn sẽ tìm thấy thứ hạnh phúc tưởng chừngnhư không bao giờ đạt được (Dale Carnegie). 4 - Thí sinh có thể đồng tình hoặc không đồng tình với ý kiến của tác giả nhưng tất 1,0 cả các phương án đều phải có cách lí giải hợp lí. - Đề xuất phương án: Đồng tình với ý kiến trên. Vì: + Con người cao thượng thường có lối sống thanh cao, không vì quá coi trọng vật chất mà xem thường các giá trị tinh thần cao quí của cuộc sống. + Song, cũng như cây cối, chim muông, tất cả đều phải lao động tìm nguồn sống. Con người dù cao thượng đến mấy vẫn cần tiền để trang trải cuộc sống cho mình nên mỗi người đều phải nỗ lực học tập, lao động kiếm tiền một cách chính đáng. Ngược lại, nếu không chịu làm việc kiếm tiền thì con người dù cao thượng đến mấy cũng không thể tồn tại. + Vậy nên, mỗi người cần phải vừa biết kiếm tiền chăm lo cuộc sống vừa biết dùng tiền vào những mục đích đúng đắn, cao đẹp, tạo ra những giá trị sống đích thực, đó mới là cách sống nhân văn, cao thượng nhất. Hiểu biết giá trị của tiền bạc và luôn biết hy sinh tiền bạc vì bổn phận hoặc vì nhân nghĩa, đó là một đức hạnh thực sự (Senancourt). II LÀM VĂN 7,0 1 Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về ý kiến được nêu trong đề. 2,0 1.1 Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, qui nạp, móc xích, song hành hoặc tổng - phân - hợp. 1.2 Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Trình bày suy nghĩ về sự cần thiết của việc đứng lên từ nơi vấp ngã. 1.3 Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ những ý cơ bản sau: * Giải thích 0,25
  3. người đàn bà xa lạ về gặp mẹ. Diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ trong đoạn trích 2,5 -Trước tình huống nhặt vợ của con, tâm trạng bà cụ Tứ có những diễn biến phức tạp: + Trước tiên bà phấp phỏng sau đó hết sức ngạc nhiên -> Dường như tự đáy sâu 0,5 cõi lòng, người mẹ nghèo cũng đang khao khát mong đợi điều gì hạnh phúc cho con nhưng sự việc bất ngờ khiến bà không khỏi ngạc nhiên. + Sự ngạc nhiên ấy còn thể hiện cả trong bước chân lập cập của bà khi theo con 0,25 bước vào nhà + Đến khi hiểu ra cơ sự, bà cúi đầu nín lặng, một sự im lặng chất chứa suy nghĩ: 0,5 Bà xót thương cho số kiếp con trai; bà thấu hiểu hoàn cảnh con dâu; sâu sa hơn, bà âm thầm tự trách bổn phận làm mẹ chưa tròn và bà hi vọng vào tương lai may ra qua được thì tao đoạn con bà có vợ, nó yên bề nó 0,5 + Bà mừng lòng tác hợp cho hai con -> niềm vui hiếm hoi của người mẹ nghèo trong hoàn cảnh cái đói tấn công ráo riết vào từng số phận con người không thể nào nở ra thành nụ cười mãn nguyện trên môi mà chỉ có thể đóng khép nơi cõi lòng chữ mừng lòng chứng tỏ Kim Lân vô cùng tinh tế và thấu hiểu tâm lí người mẹ, ông xứng đáng là nhà văn của nông dân. 0,5 + Đặt niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống ai giàu ba họ ai khó ba đời, hi vọng vào tương lai con cháu; Thể hiện tình cảm bao dung nhân hậu với nàng dâu mới Con ngồi xuống đây. Ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân 0,25 + Trong bữa ăn đón nàng dâu mới, dù bữa ăn ngày đói trông thật thảm hại nhưng bà toàn nói chuyện vui, chuyện của tương lai, chuyện sung sướng về sau ->Diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ trước tình huống nhặt vợ của con đan xen buồn vui lẫn lộn nhưng đọng lại là niềm vui. Trong hoàn cảnh tối tăm của năm đói, bà chính là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho các con, đồng thời là nơi đặt niềm tin hi vọng vào tương lai tươi sáng cho người lao động khổ nghèo. Nhận xét, đánh giá 0,5 - Dù chỉ là nhân vật phụ nhưng bà cụ Tứ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong 0,25 việc giúp Kim Lân hiện thực hóa một ý tưởng nhân văn sâu sắc: Những người đói không chịu nghĩ đến cái đói, cái chết mà chỉ nghĩ đến sựsống, muốn sống cho ra sống, sống cho ra con người. Không phải Tràng hay người vợ nhặt, mà chỉ có bà cụ Tứ, một người mẹ gần đất xa trời nhưng giàu sức trải nghiệm, bao dung và có niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống như thế mới có thể giúp nhà văn chuyển tải sâu nhất ý tưởng sáng tạo của mình. - Tư tưởng nhân văn ấy được chuyển tải qua nghệ thuật xây dựng tình huống 0,25 truyện độc đáo, cách dựng đối thoại, đặc biệt là nghệ thuật miêu tả diễn biến nội tâm nhân vật hết sức tài hoa, tinh tế của tác giả. -> Đoạn trích cũng như toàn bộ tác phẩm Vợ nhặt đã góp phần khẳng định tên tuổi Kim Lân trong nền văn học Kim Lân viết không nhiều và chuyên về một thể loại, lại “gác bút” sớm nhưng dấu ấn của ông để lại trong lòng độc giả thìrất sâu đậm. [ ] câu chữ của Kim Lân “gan lỳ” thách thức thời gian, đi vào chỗ sâu nhất của tâm trí người đọc (Lê Thành Nghị). 2.4 Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25 2.5 Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, mới mẻ và sâu sắc về vấn đề nghị luận. 0,5 HẾT Lưu ý: Thí sinh có thể không sắp xếp theo trình tự trên nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản. Ưu tiên cho những bài có kiến giải hay, sáng tạo.