Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2022 - Trường THPT Hồ Nghinh (Có đáp án)

Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2: Theo đoạn trích, Nếu tổ quốc của chúng ta mất biển thì những hiểm họa gì có thể
xảy ra?
Câu 3. Xác định hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:
Siết tay nhau hóa biển sóng hòa bình
Siết tay nhau đem ánh bình minh
pdf 6 trang Bảo Ngọc 17/01/2024 1700
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2022 - Trường THPT Hồ Nghinh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_tot_nghiep_thpt_mon_ngu_van_nam_2022_truong_thpt.pdf

Nội dung text: Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2022 - Trường THPT Hồ Nghinh (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THPT HỒ NGHINH KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2022 TỔ NGỮ VĂN Bài thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề ĐỀ THI THỬ I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích: Nếu tổ quốc của chúng ta mất biển Máu nghìn đời sẽ biết chảy về đâu? Nếu tổ quốc của chúng ta mất biển Hồn ông cha biết nương náu nơi nào? Hôm nay bóng tối và lòng tham thộc bão giông vào biển Biển rùng mình, máu của biển đỏ loang Những tiếng thét trào lên bất tận Bắc Trung Nam lớp lớp sóng dâng tràn. Ta tan mình vào lòng đất nước Dưới ngọn cờ sáng rực tiếng cha ông Xung quanh ta triệu người dân đất Việt Siết tay nhau hóa biển sóng hòa bình Siết tay nhau đem ánh bình minh Đem sự thật đến đập tan lòng tham, bóng tối (Trích Biển là Tổ quốc, Nguyễn Phan Quế Mai, tập thơ Tổ quốc gọi tên mình, NXB Phụ nữ, 2015, tr.86 – 87) Trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2: Theo đoạn trích, Nếu tổ quốc của chúng ta mất biển thì những hiểm họa gì có thể xảy ra? Câu 3. Xác định hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau: Siết tay nhau hóa biển sóng hòa bình Siết tay nhau đem ánh bình minh Câu 4: Nội dung hai dòng thơ sau có ý nghĩa gì với anh chị? Ta tan mình vào lòng đất nước Dưới ngọn cờ sáng rực tiếng cha ông II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về giá trị của cuộc sống yên bình. 1
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu/Ý Nội dung Điểm I Đọc hiểu 3.0 1 Thể thơ: Tự do 0.5 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh không trả lời đúng như đáp án: không có điểm. 2 Theo đoạn trích, Nếu tổ quốc của chúng ta mất biển thì những 0.5 điều có thể xảy ra: - Máu nghìn đời sẽ biết chảy về đâu? - Hồn ông cha biết nương náu nơi nào? Mất biển đồng nghĩa mất cả giang sơn, mất cả truyền thống oai hùng của một dân tộc anh hùng Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án (hoặc diễn đạt tương đương với đáp án): 0,5 điểm. - Nếu học sinh nêu được một trong hai ý thì vẫn cho : 0,25 điểm. 3 Xác định hiệu quả nghệ thuật của của biện pháp tu từ được sử 1.0 dụng trong hai câu thơ sau: Siết tay nhau hóa biển sóng hòa bình Siết tay nhau đem ánh bình minh - Phép điệp ngữ “Siết tay nhau” nhấn mạnh tình yêu, tình đoàn kết và lòng quyết tâm bảo vệ biển đảo của quê hương; sự vững tin vào tương lai tươi sáng. - Tạo nhịp điệu, nhạc tính cho đoạn thơ. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời được 2 ý: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời được ý 1: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời được ý 2: 0,25 điểm. 4 Nội dung hai dòng thơ sau có ý nghĩa gì với anh chị?. 1.0 Ta tan mình vào lòng đất nước Dưới ngọn cờ sáng rực tiếng cha ông HS có thể diễn đạt nhiều cách khác nhau, dưới đây là một số nội dung chính mà các em cần trình bày được: - Mỗi người là một phần của đất nước, góp phần tạo dựng nên những giá trị truyền thống và bảo vệ chủ quyền của đất nước; - Các thế hệ cha ông đã dày công gây dựng và bảo vệ đất nước. 3
  3. cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể: - Giới thiệu về tác giả Nguyễn Minh Châu, tác phẩm Chiếc 0,5 thuyền ngoài xa và đoạn trích - Phân tích phát hiện thứ hai của nghệ sĩ Phùng 2.0 + Chứng kiến những cảnh tượng vô cùng đau lòng. Những cảnh tượng đó khiến cảm giác, cảm xúc trong Phùng hoàn toàn thay đổi: nhận ra ngay sau cảnh đẹp của chiếc thuyển ngoài xa là sự bạo hành của cái xẩu, cái ác. + Phát hiện thứ hai của nghệ sĩ nhiếp ảnh đầy nghịch lí. Nó bất ngờ và trớ trêu như trò đùa quái ác của cuộc sống. Đó chính là phát hiện về cuộc đời - một- cuộc đời thực trần trụi, đau đớn. + Đánh giá: Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm một thông điệp: Nghệ thuật đích thực không thể xa rời cuộc đời, dù cuộc đời đó có đau đớn, trần trụi và mỗi người, đặc biệt là người nghệ sĩ không nên nhìn nhận cuộc sống từ một phía mà phải nhìn từ nhiều phía, nhiều góc độ để cảm nhận được nhiều hơn về nó. - Về nghệ thuật: Thông điệp đó được thể hiện sâu sắc qua tình huống truyện độc đáo, có ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời 0,5 sống và lời văn giản dị mà sâu sắc, đa nghĩa. * Nhận xét tình huống nhận thức trong tác phẩm - Biểu hiện: Đó là tình huống nhân vật Phùng từ chỗ khám phá 0.5 cái đẹp của bức tranh thiên nhiên qua cảnh chiếc thuyền ngoài xa, anh đã phát hiện ra những nghịch lí của cuộc đời, để rồi cuối cùng nhận thức được nhiều điều: những vấn đề đầy nghịch lí, nghịch lí giữa cái đẹp của nghệ thuật với sự trần trụi, bi đát của cuộc sống hiện thực. - Ý nghĩa:Với tình huống của truyện, nhà văn đã đặt ra một vấn đề rất quan trọng để người đọc suy nghĩ, đó là mối quan hệ giữa văn chương, nghệ thuật với cuộc sống: nghệ thuật trước hết phải gắn liền với cuộc sống. d. Sáng tạo 0,25 5