Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2022 - Sở GD và ĐT Kiên Giang (Có đáp án)

Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Trong bài thơ, mỗi bình minh thức dậy, tác giả bắt gặp những hình ảnh thiên
nhiên nào?
Câu 3. Hãy cho biết hiệu quả của phép điệp trong những dòng thơ sau:
Là thi nhân - ta yêu hoa vô vàn
Yêu cuộc sống gia đình
Yêu bè bạn
Yêu cháu, thương con
Như là ánh sáng.
Trước mỗi bình minh
Ta vẫn tự yêu mình…
pdf 6 trang Bảo Ngọc 17/01/2024 380
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2022 - Sở GD và ĐT Kiên Giang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_tot_nghiep_thpt_mon_ngu_van_nam_2022_so_gd_va_dt.pdf

Nội dung text: Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2022 - Sở GD và ĐT Kiên Giang (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2022 KIÊN GIANG Bài thi: NGỮ VĂN ĐỀ THI CHÍNH THỨC Ngày thi: 26/5/2022 (Đề thi có 02 trang) Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc bài thơ: Mỗi bình minh thức dậy với mặt trời Yêu bè bạn Ta lại thấy một chùm hoa khế nở Yêu cháu, thương con Màu hoa tím như sắc trời chớm mở Như là ánh sáng. Gió dịu dàng hôn lên chùm hoa Trước mỗi bình minh Ta vẫn tự yêu mình Ta biết rằng - ta sắp sửa đi xa Xa mãi mãi vào vô cùng vô tận Giờ trái tim bỗng trở chứng - mong manh Khế vẫn nở hoa trước hiên nhà mỗi sớm Có thể vỡ bất kì trong khoảnh khắc Lũ chim trời vẫn về đây ríu ran Trước mỗi ban mai ta càng yêu da diết Cuộc đời ơi! Là thi nhân - ta yêu hoa vô vàn Người đẹp đến nao lòng Yêu cuộc sống gia đình (Mỗi bình minh - Hoàng Cát, Nguồn trích: Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Trong bài thơ, mỗi bình minh thức dậy, tác giả bắt gặp những hình ảnh thiên nhiên nào? Câu 3. Hãy cho biết hiệu quả của phép điệp trong những dòng thơ sau: Là thi nhân - ta yêu hoa vô vàn Yêu cuộc sống gia đình Yêu bè bạn Yêu cháu, thương con Như là ánh sáng. Trước mỗi bình minh Ta vẫn tự yêu mình Câu 4. Thông điệp nào trong bài thơ trên có ý nghĩa nhất với anh/ chị? Vì sao? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung bài thơ ở phần Đọc hiểu, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý nghĩa của việc cảm nhận được những vẻ đẹp của cuộc sống.
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2022 KIÊN GIANG ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM Bài thi: NGỮ VĂN ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Đáp án - thang điểm gồm có 04 trang) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Thể thơ: Tự do 0,75 Hướng dẫn chấm: - Thí sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm. - Thí sinh trả lời không đúng thể thơ như đáp án: không tính điểm 2 Tác giả bắt gặp các hình ảnh thiên nhiên: 0,75 - Mặt trời - Hoa khế nở/ hoa khế nở màu tím - Gió/ gió dịu dàng/ gió dịu dàng hôn lên chùm hoa - Lũ chim trời/ lũ chim trời về đây ríu ran/ lũ chim trời ríu ran Hướng dẫn chấm: - Trả lời 3 hoặc 4 hình ảnh đúng: 0,75 điểm. - Thí sinh trả lời 2 hình ảnh đúng: 0,5 điểm - Thí sinh trả lời 1 hình ảnh đúng: 0,25 điểm - Thí không trả lời được hình ảnh nào đúng không tính điểm 3 Hiệu quả của phép điệp: 1,0 - Nhấn mạnh tình yêu cuộc sống tha thiết, mãnh liệt (yêu thiên nhiên, con người và chính mình) - Tạo giọng điệu nồng nhiệt, say mê; làm cho câu thơ giàu nhạc tính Hướng dẫn chấm: Thí sinh có thể diễn đạt khác nhau sao cho thể hiện được các ý của đáp án - Trả lời được 2 ý: 1,0 điểm. - Trả lời được 1 trong 2 ý: 0,5 điểm. - Thí sinh trả lời không đúng: không tính điểm 4 - Thí sinh có thể rút ra thông điệp khác nhau và lí giải ngắn gọn. Gợi 0,5 ý: + Cuộc sống thật đẹp tươi, nhưng cũng thật ngắn ngủi. Vì vậy hãy trân trọng mỗi phút giây của cuộc đời (giải thích trước, thông điệp sau) + Hãy yêu cuộc sống trần gian khi còn có thể. Vì cuộc sống này còn có bao điều tươi đẹp đến từ thiên nhiên, con người và chính mình (thông điệp trước, giải thích sau) - Thí sinh nêu được thông điệp, lí giải thuyết phục: 0,5 điểm - Thí sinh chỉ nêu được thông điệp, không lí giải: 0,25 điểm - Thí sinh không nêu được thông điệp: 0,0 điểm II LÀM VĂN 7,0 1 Từ nội dung bài thơ ở phần Đọc hiểu, hãy viết đoạn văn 2,0 (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý nghĩa của việc cảm nhận được những vẻ đẹp của cuộc sống.
  3. Hình tượng người lái đò và quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn Nguyễn Tuân được thể hiện qua đoạn trích. Hướng dẫn chấm: - Thí sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Thí sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn trích 0,5 * Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng người lái đò 2,5 Thí sinh có thể triển khai lập luận theo nhiều cách khác nhau sao cho làm bật vẻ đẹp của người lái đò. Gợi ý: - Vẻ đẹp trí dũng: + Ông đò đã ghi nhớ từng chi tiết và lựa chọn chiến thuật thông minh, linh hoạt, phù hợp: “Ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến” có khi “Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó” + Ông tỉnh táo, quyết đoán chỉ huy và điều khiển con thuyền qua nhiều vòng, nhiều cửa rất hiệu quả. Ông đánh thần tốc: đánh nhanh thắng nhanh “Nắm chặt được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh ” + Ông đò là một viên tướng dũng mãnh, tả xung hữu đột. Trên con thuyền vượt thác, ông đò như đang cưỡi hổ, phải cưỡi đến cùng. Đây một cuộc chiến sinh tử đòi hỏi sự dũng cảm, kiên gan, bền chí. - Vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ: + Động tác thuần thục ghì cương, bám chắc, lái miết, Ông lái đò được khắc họa như một người nghệ sĩ trong nghệ thuật chèo đò, vượt thác. + Tay lái ra hoa: Khi đạt tới trình độ nhuần nhuyễn điêu luyện, mỗi động tác của ông lái đò như một đường cọ trên bức tranh thiên nhiên sông nước. Những chi tiết: ông đò “lái miết một đường chéo về cửa đá ấy”; con thuyền “như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước vừa xuyên vừa tự động lái được lượn được” đã cho thấy “tay lái ra hoa” của ông lái đò, - Đánh giá: Nguyễn Tuân xây dựng hình tượng người lái đò với vẻ đẹp trí dũng và tài hoa. Vẻ đẹp của người lái đò là vẻ đẹp bình dị, thầm lặng nhưng đầy trí tuệ và sức mạnh. Đây chính là chất vàng mười đã qua thử lửa của con người Tây Bắc nói riêng và người lao động Việt Nam nói chung. - Nghệ thuật: Xây dựng nhân vật sinh động bằng cách tô đậm nét tài hoa, nghệ sĩ; tạo tình huống đầy thử thách để nhân vật bộc lộ phẩm chất; sử dụng ngôn ngữ miêu tả đầy cá tính, giàu chất tạo hình; Hướng dẫn chấm: - Thí sinh phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm.