Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2021 - Sở GD và ĐT Nghệ An (Có đáp án)

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản.
Câu 2. Chỉ ra các hình ảnh gợi tả không khí mùa xuân trong khổ thơ cuối.
Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong hai câu thơ:
Những sợi cỏ gà bò lan chầm chậm
Như những bàn tay tìm gặp bàn tay
pdf 4 trang Bảo Ngọc 17/01/2024 3120
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2021 - Sở GD và ĐT Nghệ An (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_tot_nghiep_thpt_mon_ngu_van_nam_2021_so_gd_va_dt.pdf

Nội dung text: Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2021 - Sở GD và ĐT Nghệ An (Có đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT NGHỆ AN KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2021 LIÊN TRƯỜNG THPT Bài thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi gồm 02 trang) I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản: Mùa xuân về trên mộ hai lính trận Chử Văn Long Mùa xuân về trên mộ hai người lính Một phía bên kia, một phía bên này Những sợi cỏ gà bò lan chầm chậm Như những bàn tay tìm gặp bàn tay Dường như tất cả đã xóa đi mọi điều thù hận Ai nỡ phân chia ranh giới ở nơi này! Hoa đồng nở bừng lên quanh hai nấm mộ Cánh bướm ngây thơ cũng tới vẽ vòng, Cả tiếng sáo tận bờ tre êm ả Ru vọng về giấc ngủ ngàn năm (Thơ hay Việt Nam thế kỉ XX, NXB Văn hóa thông tin, 2006, tr. 253) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản. Câu 2. Chỉ ra các hình ảnh gợi tả không khí mùa xuân trong khổ thơ cuối. Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong hai câu thơ: Những sợi cỏ gà bò lan chầm chậm Như những bàn tay tìm gặp bàn tay Câu 4. Lí giải về thông điệp cuộc sống mà anh/chị nhận được qua văn bản. II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sức lan tỏa của lòng vị tha trong cuộc sống. Câu 2. (5.0 điểm) “Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là 1
  2. SỞ GD&ĐT NGHỆ AN KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2021 LIÊN TRƯỜNG THPT HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3.0 1 Thể thơ: Tự do. 0.5 2 Hình ảnh gợi tả không khí mùa xuân : hoa đồng, cánh bướm, tiếng 0.75 sáo. 3 Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh: 0.75 + Khắc họa hình ảnh những sợi cỏ gà trên hai nấm mộ gợi liên tưởng của tác giả về sự tìm gặp của hai con người + Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu thơ 4 - Trình bày thông điệp cuộc sống mà anh/chị nhận được. 1.0 - Lý giải hợp lý, thuyết phục. II LÀM VĂN 7.0 1 Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự lan tỏa của 2.0 lòng vị tha trong cuộc sống. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,25 Sức lan tỏa của lòng vị tha trong cuộc sống. c. Triển khai vấn đề nghị luận 1,0 Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách, nhưng nên hướng đến những nội dung: - Vị tha là biết sống vì người khác; đây là lối sống đẹp mà con người luôn hướng tới nên nó có sức lan tỏa mạnh mẽ - Sống vị tha sẽ giúp con người gần nhau hơn; người biết sống vị tha thì cuộc sống sẽ trở nên nhẹ nhàng, dễ chịu hơn - Sự lan tỏa của lòng vị tha sẽ giúp hạn chế những muộn phiền lo âu trong cuộc sống, khiến ta thấy hạnh phúc, yêu đời hơn, d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 2 Còn xa lắm mới đến có giỏi thì tiến gần vào. 5.0 Phân tích hình tượng dòng Sông Đà trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về nét đặc sắc trong ngôn ngữ tùy bút của Nguyễn Tuân. 3