Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2020 - Sở GD và ĐT Nghệ An (Có đáp án)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo đoạn trích, người có lí người vô lí khác nhau chỗ nào?

Câu 3. Dựa vào đoạn trích, anh/chị hiểu thế nào là người vô lí?

pdf 7 trang Bảo Ngọc 17/01/2024 4060
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2020 - Sở GD và ĐT Nghệ An (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_tot_nghiep_thpt_mon_ngu_van_nam_2020_so_gd_va_dt.pdf

Nội dung text: Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2020 - Sở GD và ĐT Nghệ An (Có đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT NGHỆ AN KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2020 LIÊN TRƯỜNG THPT Bài thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: HÃY LÀ NGƯỜI VÔ LÝ Một trong những câu nói tôi thích nhất của George Bernard Shaw là: “Người có lý điều chỉnh bản thân theo thế giới; người vô lý kiên định điều chỉnh thế giới theo bản thân. Vì vậy, mọi tiến bộ đều tùy thuộc vào người vô lý.” Hãy suy nghĩ về ý tưởng này trong chốc lát. Đó là một ý tưởng lớn. Tất nhiên, bạn cần thực tế và ứng xử khôn khéo khi làm việc trong môi trường của mình. Tôi đồng ý rằng việc áp dụng các quan niệm phổ biến với người khác cũng quan trọng. Những rủi ro ngu ngốc có thể dẫn đến hậu quả khôn lường. Nhưng như đã nói, đừng nên sợ hãi trước thất bại hay thất vọng để rồi không dám ước mơ. Đừng lúc nào cũng tỏ ra có lý và thực dụng, quá nhạy cảm đến nỗi bạn từ chối không chộp lấy cơ hội ngàn vàng khi nó đến. Hãy đẩy xa giới hạn của những gì bạn nghĩ mình có thể thực hiện. Đừng quên rằng những kẻ chỉ trích luôn cười nhạo tầm nhìn của nhiều nhà tư tưởng can trường, nhiều nhà khai phá nổi tiếng. Đừng để ý đến những lời chỉ trích. Luôn ghi nhớ rằng những tiến bộ vượt bậc mà con người đạt tới đều nhờ nỗ lực can trường của một người nào đó từng bị chỉ trích rằng ý tưởng của họ là viễn vông, không thể trở thành hiện thực. Thế giới cần nhiều người biết ước mơ. Cần người vô lý biết đấu tranh chống lại những gì thông thường. Cần người chống lại sự cám dỗ của tính tự mãn và dám hành động theo cách họ vẫn luôn thực hiện. Bạn có thể là một trong những người ấy. Từ ngày hôm nay. (Trích Đời ngắn đừng ngủ dài, Robin Sharma, NXB Trẻ, 2014, Tr. 29) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Theo đoạn trích, người có lí và người vô lí khác nhau chỗ nào? Câu 3. Dựa vào đoạn trích, anh/chị hiểu thế nào là người vô lí? Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan niệm: “mọi tiến bộ đều tùy thuộc vào người vô lý” không? Vì sao? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về ý nghĩa của việc phá vỡ những giới hạn nhận thức thông thường trong cuộc sống. Câu 2 (5.0 điểm) Trong bài thơ Sóng, Xuân Quỳnh viết: Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể
  2. SỞ GD&ĐT NGHỆ AN KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2020 LIÊN TRƯỜNG THPT ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3.0 1 Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: Nghị luận 0.5 Theo đoạn trích, người có lí và người vô lí khác nhau ở chỗ: “Người có lý điều chỉnh bản thân theo thế giới; người vô lý kiên định điều 2 chỉnh thế giới theo bản thân.” 0.5 Tức là người có lí thuận theo những điều hiển nhiên đã được thế giới công nhận, còn người vô lí thì ngược lại Dựa vào đoạn trích, người vô lí được hiểu là người biết phản biện, nghi ngờ những kiến thức sẵn có, biết đẩy xa những giới hạn, biết lật lại những 3 1.0 cái mặc định, đương nhiên, biết dũng cảm, can trường khai phá cái mới dù bị chỉ trích, cười nhạo viển vông Thí sinh nêu ý kiến của mình về quan điểm “mọi tiến bộ đều tùy thuộc vào người vô lý”và lí giải được quan điểm đó. Có thể triển khai theo hướng: - Đồng tình vì: + Người vô lí biết mở rộng, phá vỡ các giới hạn nhận thức để tiếp tục đem đến những nhận thức mới tiến bộ hơn cho loài người; + Người vô lí dũng cảm thực hiện những ước mơ lớn tưởng như viển vông bằng tầm nhìn vượt thời đại, mang đến những thành tựu lớn. 4 1.0 - Đồng tình nhưng bổ sung ý kiến: + Về cơ bản, mọi tiến bộ đều bắt nguồn từ thực tế, từ tư duy khoa học, từ các hiện tượng có tính quy luật. + Người vô lí không đồng nhất với người điên rồ, ảo tưởng, phi thực tế hay những lối tư duy phi lí. - Nếu thí sinh trả lời không đồng tình, nhưng giải thích hợp lí vẫn cho điểm. II LÀM VĂN 1 Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về ý nghĩa của việc phá vỡ những giới hạn nhận 2.0 thức thông thường trong cuộc sống. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – 0.25 phân – hợp, song hành hoặc móc xích. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của việc phá vỡ những 0.25 giới hạn nhận thức thông thường trong cuộc sống. c. Triển khai vấn đề cần nghị luận Thí sinh chọn lựa các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ các ý sau: - Giải thích vấn đề: 1.0 + Giới hạn: Những phạm vi, mức độ nhất định, không thể hoặc không được phép vượt qua. + Nhận thức thông thường: sự tiếp thu, am hiểu kiến thức thường có, thường thấy, không có gì đặc biệt.
  3. cái nhỏ bé và cái vô cùng, vì vậy em hòa hợp với sóng, mượn hình tượng sóng để cắt nghĩa tình yêu của em. + Cội nguồn của sóng là một sự bí ẩn Từ nơi nào sóng lên? Như nguồn cội tình yêu không thể lí giải: Khi nào ta yêu nhau. Tình yêu cũng như thiên nhiên bao la và đầy bí ẩn. Tình yêu như sóng biển, gió trời mênh mông không ai hiểu hết. * Nghệ thuật thể hiện sự tương đồng hòa hợp giữa sóng và em: - Xây dựng kết cấu song hành hai hình tượng sóng- em. - Tạo âm điệu đặc biệt cho bài thơ như nhịp điệu của sóng- tiếng lòng của nhân vật trữ tình bằng cách: 0.75 + Sử dụng thể thơ năm chữ, ngắt nhịp linh hoạt. + Tổ chức ngôn từ theo nguyên tắc tương xứng, trùng điệp. - Xây dựng hình ảnh thơ quen thuộc mà độc đáo. * Đánh giá: - Mối quan hệ giữa sóng và em là mối quan hệ tương đồng hòa hợp bởi sóng là hình ảnh ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang yêu, là sự hóa thân, phân thân của cái tôi trữ tình. Mỗi trạng thái tâm hồn cụ thể của người phụ nữ đang yêu đều có thể tìm thấy sự tương đồng với một khía cạnh, một đặc tính nào đó của sóng. Sóng và em có lúc phân đôi để làm nổi bật sự tương đồng, có lúc hòa nhập 0.5 để cộng hưởng, âm vang. Hai hình tượng đan cài cho nhau nhằm diễn tả đầy đủ, sâu sắc và thấm thía hơn khát vọng tình yêu đang trào dâng trong trái tim nữ sĩ. - Đoạn trích thể hiện cái Tôi, phong cách nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh: giàu nữ tính, vừa hồn nhiên, tươi tắn vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường. d. Chính tả, ngữ pháp 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo 0.25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
  4. Khi nào ta yêu nhau (Theo Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr155) Trình bày cảm nhận của anh/chị về sự tương đồng, hòa hợp giữa hình tượng sóng và em trong đoạn thơ trên. HẾT